• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

5.2. Quy hoạch các lĩnh vực phát triển của ngành theo phương án chọn

5.2.2. Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

5.2.2.1. Quy hoạch năng lực khai thác thủy sản.

Nhóm tàu thuyền ≤ 20 CV: thường không được trang bị các thiết bị và ngư cụ hiện đại, bảo quản sản phẩm thì hầu như không có, do đó với chi phí đầu tư (vốn cố định) thấp, ngư dân kiếm lời dễ dàng nhưng đây là nhóm tàu khai thác ven bờ, đối tượng khai thác chủ yếu là các loài cá kích thước nhỏ, cá chưa trưởng thành, làm mất bãi đẻ và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần phải quản lý chặt nhóm tàu này, không cho đóng mới. Số tàu thuyền giảm này cần chuyển sang nghề khác hiệu quả cao hơn (nuôi thủy sản, dịch vụ thủy sản hoặc du lịch). Cơ cấu nghề cần giảm mạnh ở nhóm nghề đáy, lưới kéo, tăng số lượng tàu nghề lưới rê, câu, vây khai thác xa bờ.

Nhóm tàu thuyền từ 21 - 90 CV: cũng cần giảm nhưng ở mức vừa phải, tập trung giải quyết việc chuyển đổi nghề cho số lao động tham gia trong sản xuất trên tàu.

Nhóm tàu thuyền này chủ yếu khai thác ở vùng lộng nên nguồn lợi khai thác không nhiều, và rất dễ dẫn đến khai thác sai tuyến làm ảnh hưởng đến nguồn lợi vốn đã đang suy giảm.

Nhóm tàu thuyền lớn hơn 90 CV: tăng dần về số lượng và công suất (đặc biệt là loại tàu lớn hơn 250 CV), nhằm tăng khai thác xa bờ, khai thác viễn dương (vùng biển chung). Đối với ngành nghề khai thác của nhóm tàu này cần duy trì các nghề có hiệu quả cao như: lưới rê và lưới kéo tầng mặt (xa bờ), nghề câu; các nghề có tính sát hại nguồn lợi cao cần giảm tàu thuyền như: cào tôm, kích điện…

Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại cho tàu cá, đặc biệt là nâng cấp hầm bảo quản lạnh trên tàu. Đến năm 2015 cần trang bị hệ thống bảo quản lạnh cho 30% số tàu thuyền của tỉnh. Trong giai đoạn 2013-2015, mỗi năm đóng mới 8-10 tàu khai thác xa bờ với công suất bình quân 250 CV/chiếc và đóng mới khoảng 15 chiếc với công suất bình quân 450 CV/chiếc trong giai đoạn 2016-2020; đồng thời tăng số lượng tàu làm dịch vụ thu mua hải sản trên biển để đảm bảo thu mua được 40-50% sản lượng khai thác của ngư dân khai thác.

Bảng 5.16: Quy hoạch năng lực khai thác thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2030

STT Danh mục Đvt 2012 QH ĐH Tốc độ tăng (%/năm)

2015 2020 2030 '13-'15 '16-'20 '21-'30 1 Số lượng tàu KT " 1.277 1.290 1.300 1.300 0,2 0,3 0,0

* Trong đó: "

- Khai thác ven bờ " 1.107 1.050 850 650 -1,7 -4,1 -2,6 - Khai thác xa bờ " 170 240 450 650 12,2 13,4 3,7

* Chia ra:

- <20 Chiếc 286 260 200 150 -3,1 -5,1 -2,8

- 20 - < 50 " 569 550 450 380 -1,1 -3,9 -1,7

- 50 - < 90 " 252 240 200 120 -1,6 -3,6 -5,0

- 90 - < 250 " 68 105 190 270 15,6 12,6 3,6

- 250 - < 400 " 90 110 190 250 6,9 11,6 2,8

- > 400 " 12 25 70 130 27,7 22,9 6,4

2 Tổng công suất CV 77.754 90.000 115.000 125.000 5,0 5,0 0,8

* Công suất BQ CV/ch 61 70 88 96 4,6 4,9 0,8

5.2.2.2. Quy hoạch phân bổ cơ cấu tàu thuyền, công suất đến các địa phương

Việc phân bổ chỉ tiêu tàu thuyền dựa vào thế mạnh và khả năng phát triển từng loại nghề ở mỗi địa phương. Theo đó, tất cả các địa phương đều giảm những loại tàu thuyền có công suất nhỏ và phát triển các loại tàu công suất lớn dùng để đánh bắt xa

93

bờ. Tàu thuyền được phân bố chủ yếu các huyện/thị phát triển mạnh nghề khai thác thủy sản như: huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành.

Bảng 5.17: Quy hoạch cơ cấu tàu thuyền phân theo đơn vị hành chính đến năm 2030

Đvt: Chiếc

STT Danh mục Đvt 2012 QH ĐH Tốc độ tăng (%/năm)

2015 2020 2030 '13-'15 '16-'20 '21-'30

1 TP.Trà Vinh Chiếc 90 70 50 50 -8,0 -6,5 0,0

2 Càng Long nt 19 17 15 15 -3,6 -2,5 0,0

3 Châu Thành nt 158 155 130 100 -0,6 -3,5 -2,6

4 Cầu Kè nt 63 60 50 50 -1,6 -3,6 0,0

5 Cầu Ngang nt 257 268 305 305 1,4 2,6 0,0

6 Trà Cú nt 228 235 250 280 1,0 1,2 1,1

7 Duyên Hải nt 462 485 500 500 1,6 0,6 0,0

Tổng nt 1.277 1.290 1.300 1.300 0,3 0,2 0,0

5.2.2.3. Nghề nghiệp khai thác thủy sản.

Cơ cấu nghề chuyển đổi theo hướng phát triển đánh bắt xa bờ, tăng chậm sản lượng nhưng khai thác các loài có giá trị kinh tế cao hơn. Tăng cường sử dụng nghề khai thác có tính chọn lọc cao, giảm thiểu những nghề mang tính phá hủy nguồn lợi, nhất là những phương tiện hoạt động ở vùng nước ven bờ. Phát triển một số nghề khai thác kết hợp với phục vụ du lịch.

Phát triển đa dạng nghề lưới rê hoạt động trong mọi vùng nước, khuyến khích phát triển nghề rê khơi đánh bắt các đối tượng cá nổi di cư.

Phát triển nghề câu, ngoài những phương tiện hiện tại đã có và cho phép các tàu khai thác từ vùng lộng trở ra, phát triển thêm phương tiện câu khơi, nghề câu cá kết hợp du lịch.

Giảm dần các loại nghề cố định và các loại nghề khác khai thác ven bờ có ảnh hưởng không tốt đến nguồn lợi nhiều như lưới kéo ven bờ,…Cần có chính sách chuyển đổi nghề cho các phương tiện hoạt động trong các nghề này, góp phần bảo vệ được sinh cảnh đáy biển để phát triển nguồn lợi và đa dạng sinh học cho vùng biển.

Bên cạnh đó bố trí cơ cấu nghề phù hợp với nguồn lợi của vùng biển.

Bảng 5.18: Quy hoạch cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản đến năm 2030

STT Danh mục Đvt HT 2012

QH ĐH Tốc độ tăng (%/năm)

2015 2020 2030 '13-'15 '16-'20 '21-'30

1 Kéo Chiếc 528 500 350 300 -1,8 -6,9 -1,5

2 nt 308 330 400 450 2,3 3,9 1,2

3 Câu nt 45 60 150 220 10,1 20,1 3,9

4 Khác nt 376 370 340 250 -0,5 -1,7 -3

5 Dịch vụ nt 20 30 60 80 14,5 14,9 2,9

Tổng nt 1.277 1.290 1.300 1.300 0,3 0,2 0

5.2.2.4. Quy hoạch sản lượng và giá trị khai thác thủy sản tỉnh Trà vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tăng dần sản lượng khai thác trong cả thời kỳ quy hoạch. Trong đó, tăng mạnh tỷ trọng sản lượng khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ; tăng tỷ trọng các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao khai thác viễn dương, tuân thủ đầy đủ các quy định IUU của EU về truy suất nguồn gốc sản phẩm.

94

Bảng 5.19: Quy hoạch sản lượng khai thác thủy sản đến năm 2030

STT Danh mục Đvt 2012 QH ĐH Tốc độ tăng (%/năm)

2015 2020 2030 '13-'15 '16-'20 '21-'30 1 Sản lượng KT biển Tấn 59.207 63.000 70.000 76.000 2,1 2,1 0,8 - Sản lượng cá nt 22.578 24.000 27.000 32.000 2,1 2,4 1,7 - Sản lượng tôm nt 7.239 8.000 10.000 10.000 3,4 4,6 0 - Thủy sản khác nt 29.390 31.000 33.000 34.000 1,8 1,3 0,3

Trong đó: Gần bờ nt 38.485 35.000 28.000 25.000 -3,1 -4,4 -1,1 Xa bờ nt 20.722 28.000 42.000 51.000 10,6 8,4 2 2 Sản lượng KT nội địa nt 15.812 13.500 10.000 9.000 -5,1 -5,8 -1 Tổng nt 75.019 76.500 80.000 85.000 0,7 0,9 0,6

Sản lượng khai thác thủy sản được phân bổ phù hợp với năng lực ở từng địa phương, trong đó 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành chiếm trên 90% tổng sản lượng khai thác của tỉnh. Đây vẫn sẽ là những địa phương trọng điểm trong phát triển khai thác.

Bảng 5.20: Quy hoạch sản lượng khai thác thủy sản phân theo huyện/thị đến năm 2030

TT Danh mục Đvt HT 2012

QH ĐH Tốc độ tăng (%/năm) 2015 2020 2030 '13-'15 '16-'20 '21-'30 1 Tp.Trà Vinh Tấn 3.365 2.500 2.000 2.000 -9,4 -4,4 0,0 2 H.Càng Long '' 3.592 2.500 2.000 2.000 -11,4 -4,4 0,0 3 H.Châu thành '' 6.540 5.500 4.500 4.000 -5,6 -3,9 -1,2 4 H.Cầu Kè '' 1.531 1.300 1.000 1.000 -5,3 -5,1 0,0 5 H.Tiểu Cần '' 1.058 800 500 500 -8,9 -9,0 0,0 6 H.Cầu Ngang '' 20.262 22.500 24.000 26.000 3,6 1,3 0,8 7 H.Trà Cú '' 17.347 19.000 22.000 24.000 3,1 3,0 0,9 8 H.Duyên Hải '' 21.324 22.400 24.000 25.500 1,7 1,4 0,6 Tổng '' 75.019 76.500 80.000 85.000 0,7 0,9 0,6

5.2.2.5. Giá trị sản xuất khai thác thủy sản

Giá trị sản lượng khai thác thủy sản (theo giá cố định năm 1994) đến năm 2015, 2020 lần lượt là 650 tỷ và 800 tỷ đồng; tầm nhìn đến 2030 đạt 1.105 tỷ đồng. Trong đó giá trị tăng thêm qua các mốc thời gian quy hoạch lần lượt đạt 260 - 360 - 553 tỷ đồng.

Giá trị sản lượng theo giá hiện hành đến năm 2015, 2020 lần lượt là 2.831 tỷ và 3.600 tỷ đồng; tầm nhìn đến 2030 đạt 4.505 tỷ đồng. Trong đó giá trị tăng thêm qua các mốc thời gian quy hoạch lần lượt đạt 650 - 960 - 1.530 tỷ đồng.

Bảng 5.21: Quy hoạch giá trị sản xuất khai thác thủy sản đến năm 2030

STT Danh mục Đvt 2012 QH ĐH Tốc độ tăng (%/năm)

2015 2020 2030 '13-'15 '16-'20 '21-'30 1 Giá cố định (2010) nt 1.803 2.267 2.724 3.269 7,9 3,7 1,8

- Giá trị tăng thêm nt 413 573 753 1.070 11,5 5,6 3,6

2 Giá hiện hành nt 2.500 2.831 3.600 4.505 4,2 4,9 2,3

- Giá trị tăng thêm nt 529 650 960 1.530 7,1 8,1 4,8

5.2.2.6. Quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, các khu bảo tồn nguồn lợi.

Theo quyết định 1479QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ, tỉnh Trà Vinh được quy hoạch xây dựng 3 khu bảo tồn nguồn lợi thủy sản:

- Thành lập khu bảo tồn Sông Tiền: nhằm bảo vệ các bãi đẻ trứng, đường di cư

95

của một số loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế như cá sóc, cá hô, cá ét mọi,…

- Thành lập khu bảo tồn cửa Sông Tiền: nhằm bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi cư trú sinh sống của nhiều giống loài thủy sản có giá trị.

- Thành lập khu bảo tồn cửa Sông Hậu: bảo vệ hệ sinh thái hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi cư trú, sinh sống của nhiều giống loài thủy sản có giá trị kinh tế như nghêu Bến Tre.

Ngoài ra, hàng năm, nhân Ngày truyền thống Nghề cá (ngày 1/4) vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản, các đoàn thể và ngư dân đóng góp nguồn tôm giống đảm bảo chất lượng để thả ra môi trường tự nhiên nhằm bổ sung nguồn tôm, cá bố mẹ phục vụ tái tạo nguồn lợi.

5.2.2.7. Quy hoạch lao động khai thác thủy sản.

Nguồn nhân lực tham gia khai thác là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả nghề khai thác. Quá trình bố trí sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác thủy sản theo hướng điều chỉnh cắt giảm số tàu nhỏ ven bờ, nhưng tập trung phát triển đội tàu có công suất xa bờ, do đó đòi hỏi phải điều chỉnh số lượng lao động Nghề cá cho phù hợp với cơ cấu đội tàu.

Bảng 5.22: Lao động tham gia khai thác thủy sản đến năm 2030

Danh mục Đvt 2012 QH ĐH Tốc độ tăng (%/năm)

2015 2020 2030 '13-'15 '16-'20 '21-'30 Lao động KTTS Người 4.240 4.500 6.000 7.000 2,0 5,9 1,6

Trong khuôn khổ định hướng phát triển chung cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực khai thác thủy sản cần:

- Đào tạo đội ngũ lao động trên tàu cá có chất lượng cao, mở các lớp huấn luyện thuyền viên, thuyền trưởng, máy trưởng. Phấn đấu đến năm 2020, khoảng 50% lao động trực tiếp trên tàu đều phải qua đào tạo nghề.

- Tập trung đào tạo kỹ sư khai thác và bảo vệ ngồn lợi thủy sản, sao cho đến năm 2015 tất cả các phòng nông nghiệp huyện/thị đều được bố trí 1-2 kỹ sư; đến 2020 tất cả các xã ven biển đều có 1 kỹ sư có chuyên môn sâu về lĩnh vực khai thác thủy sản.

5.2.2.8. Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác thủy sản.

Để đảm bảo dịch vụ hậu cần tốt cho hoạt động khai thác của tỉnh từ nay cho đến 2020, tỉnh Trà Vinh cần đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng kỹ thuật dịch vụ hầu cần sau:

Đầu tư nạo vét kênh mương, nâng cấp và mở rộng quy mô cảng cá Định An theo hướng qua cầu Cá Lóc theo hướng phía tây kênh để có mặt bằng xây dựng nhà sưởng sản xuất hải sản; đồng thời nạo vét kênh mương, năng cấpcảng cá Láng Chim cho cá tàu cá cất cảng và neo tránh trú bão an toàn khi có thời tiết xấu xảy ra.

Nâng cấp một số bến cá nhỏ ở một số huyện ven biển như bến cá Đông Hải-Duyên Hải, bến cá Vĩnh Bảo của huyện Châu Thành.

96

Bảng 5.23: Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu tránh trú bão của tỉnh đến năm 2020

STT Danh mục Địa điểm

Quy mô (Số lượt/cỡ loại tàu

lớn nhất)

Công suất

(tấn/năm) Ghi chú 1 Cảng cá Định An H.Trà Cú 500ch/ 600 CV 50.000 Cấp vùng 2 Cảng cá Láng Chim H. Duyên Hải 300ch/ 600 CV 15.000 Cấp vùng 3 Bến cá Đông Hải H. Duyên Hải 50 ch/ 90 CV 5.000 Cấp tỉnh 4 Bến cá Vĩnh Bảo H. Châu Thành 50 ch/ 90 CV 5.000 Cấp tỉnh