• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI

2.2. Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

2.2.1. Về tổ chức bộ máy

(Nguồn: tác giả 2016) Hình 2.1. Sơ đồtổchức bộmáy quản lý nhà nước về đất đai của huyện

Đakrông

Cấp huyện: Có phòng Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, tổng số cán bộ là 20 người, hợp đồng 02 người. Trong đó phòng Tài nguyên & Môi trường có 07 cán bộ. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có 11 cán bộ và 02 hợp đồng. Các cán bộ và lao động hợp đồng trong phòng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của phòng. Ngoài ra còn có Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện.

HĐNDhuyện UBND huyện

UBND xã, thịtrấn Phòng TN & MT

Cán bộ địa chính xã, thị trấn

Văn phòng đăng ký QSDĐ

Trung tâm phát triển Quỹ đất UBND tỉnh

HĐNDtỉnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cấp xã: Toàn bộ có 13 xã và 1 thị trấn đều có công chức địa chính–xây dựng –nông nghiệp với số lượng là 28 người.

* Chức năng, nhiệm vụquyền hạn củacơ quan quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Quảng Ninh

HĐND và UBND huyện: Huyện Đakrông thực hiện nhiệm vụ QLNN về đất đaitrên phạm vi hành chính. HĐND huyện là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất tại địa phương do dân bầu ra thực hiện quyền giám sát việc thi hành Luật đất đai, phê chuẩn quy hoạch, kếhoạch sửdụng đất trên địa bàn; UBND huyện là cơ quan QLNN do HĐND bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, tỉnh, HĐND. Cơ quan huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền tỉnh Quảng Trị, có trách nhiệm chấp hành sự phân công, phân nhiệm của tỉnh và các quy định của pháp luật về QLNN về đất đai. UBND huyện có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc huyện và các đoàn thể nhân dân cùng cấp nhằm chăm lo, bảo vệlợi ích chính đáng của nhân dân; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện trong việc đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật đất đai; phối hợp và kiểm tra chính quyền các xã, thị trấn trong tổ chức QLNN về đất đai trên địa bàn.

Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện:

-Chức năng và nhiệm vụ: Phòng TN & MT huyện có các chức năng, nhiệm vụ như: căn cứ phương hướng phát KT-XH của HĐND và UBND, chủtrì việc xây dựng và quản lý quy hoạch, kếhoạch sửdụng đất, nhà ở, các công trình công cộng;

hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn các tổchức và công dân thực hiện luật pháp, chế độ chính sách và các quy định, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhà ở; đo đạc bản đồ, xây dựng đô thị, giao thông, sản xuất vật liệu xây dựng, về trật tự an toàn vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng và giao thông, tổng hợp và kiến nghị cấp trên bổ sung các chính sách, thể chế, quy định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của huyện; tham mưu giúp việc cho cơ quan huyện việc đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ, quản lý và phát triển thị trường QSDĐ trong thị trường bất động sản, quản lý các hoạt động dịch vụcông về đất đai;

hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn lập kế hoạch thống kê, kiểm kê định kỳ và đột xuất theo

Trường Đại học Kinh tế Huế

quy định của ngành và huyện; thu thập quản lý, lưu trữ, các loại tài liệu về địa chính, nhà đất,bản đồtheo phân cấp; quản lý các mốc đo đạc bản đồ, mốc địa chính, mốc chỉ giới quy hoạch thuộc cấp huyện; tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc hoạch định, giải quyết tranh chấp địa giới hành chính các cấp, giải quyết các tranh chấp về đất đai, nhà đất.

-Mối quan hệ trong hệ thống QLNN về đất đai:Phòng TN & MT là cơ quan chuyên môn QLNN về đất đai tại huyện, có trách nhiệm giúp việc chocơ quan huyện trong lĩnh vực quản lý đất đai; phối hợp và thực hiện sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụcủa Sở TN & MT tỉnh; có trách nhiệm hướng dẫn và giúp UBND xã, thị trấn cán bộ địa chính xã, thị trấn về chuyên môn. Đối các phòng ban khác trong huyện, phòng TN & MT huyện có quan hệhợp tác và bìnhđẳng trong công việc. Đây là những vấn đề có tính nguyên tắc, nhưng trong quản lý cần được phân chia cụ thể về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm, sựphối hợp nhằm tránh trùng lập và đùn đẩy trách nhiệm cũng như những “khoảng trống” trong quản lý.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sửdụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụcủa mình.

Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện:là cơ quan dịch vụcông thực hiện chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng QSDĐ của các tổ chức, hộgia đình, cá nhân; tổchức thực hiện việc đấu giá QSDĐ và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai.

Cán bộ địa chính xã, thị trấn do UBND huyện bổ nhiệm, bãi miễn và có trách nhiệm giúp UBND xã, thị trấn thực hiện QLNN về tài nguyên và môi trường trong phạm vi xã, thị trấn; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn; giúp UBND huyện QLNN về tài nguyên và môi trường. Như vậy cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn không chỉ thực hiện riêng chức năng QLĐĐ mà còn thực hiện cả chức năng khác trong ngành tài nguyên và môi trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Trìnhđộcán bộthực hiện quản lý nhà nước về đất đai của huyện Đakrông Bảng 2.3. Trìnhđộcán bộthực hiện quản lý nhà nước về đất đai của huyện

Đakrông

Đơn vị tính: Người

Cấp

Số lượng

cán bộ

Trìnhđộ chuyên môn

Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp

Đúng chuyên

ngành

Không đúng chuyên

ngành

Đúng chuyên

ngành

Không đúng chuyên

ngành

Đúng chuyên

ngành

Không đúng chuyên

ngành

Đúng chuyên

ngành

Không đúng chuyên

ngành

Xã 28 0 0 5 0 15 0 8 0

Huyện 20 2 0 17 2 1 0 0 0

Tổng số 44 2 0 22 2 16 0 8 0

(Nguồn: Văn phòng Đăng ký QSDĐ huyện Đakrông) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, các cán bộ phụ trách đều được đào tạo đúng

chuyên môn. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn ở các đơn vị cấp xã đang còn thấp, chưa được đào tạo chặt chẽ, đây cũng là một phần làm hạn chếcông tác quản lý về đất đai tại huyện. Trong quản lý nha nước về đất đai cũng như quản lý nói chung thì yếu tố con người là rất quan trọng. Do vậy, công tác cán bộcần phải được chú trọng hàng đầu, thường xuyên nâng cao trìnhđộchuyên môn cho cán bộ.

2.2.2. Hiện trạng sửdụng đất theo mục đích sửdụng