• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

2.1.3. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra đất tỉnh Quảng Trị của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị, trên địa bàn huyện Đakrông có 7 loại đất chính sau đây:

Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu các loại đất chính huyện Đakrông

Loại đất Ký hiệu Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

1. Đất phù sa được bồi Pb 2.189,00 1,82

2. Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 3.178,00 2,64

3. Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 25.882,00 21,48

4. Đất nâu tím trên đá sét Fe 23.433,00 19,45

5. Đất đỏ vàng trên đá biến chất Fj 25.446,00 21,12

6. Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 29.726,00 24,67

7. Đất vàng đỏ trên đá Mácma axit Fa 10628,00 8,82

Tổng diện tích điều tra 120.482,00 100,00

Diện tích khác (núi đá, sông suối...) 1.962,64

Tổng diện tích tự nhiên 122.444,64

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Đakrông thời kỳ 2010-2020) + Đất phù sa được bồi (Pb): Loại đất này được phân bố dọc sông Ba Lòng và ven sông Đakrông , có phẫu diện đồng nhất, thành phần cơ giới thịt pha cát, đất

Trường Đại học Kinh tế Huế

có kết cấu tốt. Qua phân tích cho thấy đất có phản ứng chua pHKCl = 4,7, mùn trung bình (0,88 - 1,55%), đạm hơi nghèo, cation trao đổi khá, dung tích hấp thu thấp.

Trên loại đất này hiện nay nhân dân đã sử dụng trồng đậu, lạc, ngô.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp):Loại đất này được phân bố chủ yếu ở xã Hướng Hiệp, Mò Ó (dọc Quốc lộ 9), xã Triệu Nguyên, Ba Lòng (dọc sông Ba Lòng). Đất có địa hình lượn sóng, thấp thoải, hơn 70% ở độ dốc dưới 80. Đất đã được trồng trọt lâu đời, tầng mặt một số nơi bị rửa trôi các chất dinh dưỡng. Qua phân tích phẫu diện tại Ba Lòng cho thấy đất chua pHKCl = 4,1 - 4,2; các chất tổng số mùn, đạm, lân đều nghèo (OM = 0,21 0,87%; N = 0,05 0,07%; P = 0,05 -0,06%); dung tích hấp thu thấp. Loại đất này phù hợp với cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Loại đất này được phân bố chủ yếu ở các xã Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc,Mò Ó, Hướng Hiệp, Đakrông. Đa phần đất có độ dốc từ 150 trở lên, thành phần cơ giới thịt pha cát, mùn tổng số nghèo (0,7 - 1,24%);

lân, kali tổng số đều nghèo; đất rất chua pHKcl = 4,1. Với loại đất này những vùng có địa hình thấp nhân dân thường trồng sắn. Hướng sử dụng loại đất này chủ yếu là cho lâm nghiệp, còn một ít diện tích ở vùng thấp cần khai thác theo mô hình nông lâm kết hợp.

+ Đất nâu tím trên đá sét (Fe): được phân bố chủ yếu ở các xã Tà Long, A Ngo, A Bung và một ít ở Ba Nang, Hướng Hiệp. Đây là loại đất nằm ở độ cao 300 -700 m, thành phần cơ giới thịt cát pha, đất chua pHKCL = 4,1; mùn trung bình khá (1,76 - 1,78%); đạm tổng số trung bình; lân nghèo và kali khá; dung tích hấp thu thấp. Với loại đất này ở những vùng đất dốc cần có biện pháp bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng cây giữ đất; những vùng có địa hình thoải, thấp, sườn hơi dốc có thể phát triển hoa màu hoặc trồng cây lâu năm như quế, cây ăn quả, cao su,...

+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj): được phân bố chủ yếu ở các xã A Bung, Húc Nghì, Tà Rụt, Ba Nang, Hướng Hiệp. Chất lượng đất tương đối khá (mùn 1,5 - 2,0%; đạm và kali dễ tiêu trung bình, lân dễ tiêu nghèo 3 - 5 mg/100g đất). Loại đất này thích hợp cho phát triển các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như: cao su, quế, cà phê, cây ăn quả,...

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): phân bố chủ yếu ở các xã Tà Long, A Ngo, Ba Nang, Đakrông, Mò Ó và Hướng Hiệp. Đa phần đất có độ dốc trên 80 và tầng dày lớp đất mịn trên 50 cm, chất lượng đất trung bình: mùn 0,92 - 1,56%, kali dễ tiêu 5 - 8 mg/100g đất, thành phần cơ giới nhẹ. Nhìn chung loại đất này thích hợp với các loại cây lâu năm như: quế, cây ăn quả và cây công nghiệp.

+ Đất vàng đỏ trên đá Mácma axit (Fa):phân bố chủ yếu ở các xã Tà Long, Húc Nghì, A Ngo, Ba Nang, Đakrông và Hướng Hiệp. Đa phần đất có độ dốc trên 80 và tầng dày lớp đất mịn từ 40 60 cm, chất lượng đất trung bình: mùn 0,90 -1,54%, kali dễ tiêu 6 - 9mg/100g đất, thành phần cơ giới nhẹ. Cũng như nhóm đất vàng nhạt trên đá cát, loại đất này thích hợp với các loại cây lâu năm như: quế, cây ăn quả và cây công nghiệp.

Huyện Đakrông có diện tích đất nông nghiệp chiếm 80,41% diện tích đất tự nhiên, tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông nghiệp lai rất ít, còn đất lâm nghiệp chiếm hơn 76 %, diện tích đất nuôi trồng thủy sản không đáng kểchỉ có hơn 10 ha.

Đất chưa sửdụng còn chiếm khá lớn hơn 17%.

* Tài nguyên rừng và thảm thực vật

Đakrông là huyện có tiềm năng rừng đa dạng và phong phú. Diện tích rừng nguyên sinh còn lớn và đang được bảo tồn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Tỷ lệ độ che phủ của thảm thực vật đến cuối năm 2016 đạt 63,6%. Những điều kiện này đã tạo cho Đakrông có được môi trường sinh thái tương đối ôn hoà, cây trồng phát triển thuận lợi.

Tuy nhiên, trong những năm qua tình trạng khai thác rừng, săn bắt thú rừng trái phép vẫn còn xảy ra, cùng với việc chặt phá rừng làm nương rẫy, đã làm cho tài nguyên rừng có nguy cơ cạn kiệt, đất đai bị thoái hoá, lũ lụt, hạn hán càng gay gắt hơn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, kinh tế, xã hội ở địa phương. Mặt khác hiện tượng khai thác vàng trái phép dẫn đến hiện tượng sạt lỡ đất đai, môi trường nước bị ô nhiểm. Để giải quyết tốt các vấn đề trên đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương và mổi một người dân cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn có hiệu quả.

Các hoạt động kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có nhiều mỏkhoáng sản với trữ lượng lớn như: Vàng (ở A Vao, Tà Long, Húc Nghì..), Đá (ở Hướng Hiệp, Đakrông…). Có giá trị lớn về kinh tếvà triển vọng khai thác công nghiệp, cũng như lợi thếcủa huyện trong việc phát triển kinh tế.

Mỏ nước khoáng tự nhiên ở Đakrông, các mỏ khoáng sản là đá xây dựng ở Hướng Hiệp, Đakrông; cát, sỏi lòng sông ở Triệu nguyên, Mò ó, Đakrông, thị trấn Krông Klang;

Trong những năm trên địa bàn huyện có nhiều đơn vị được BộTN&MT và UBND tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác Vàng gốc, vàng sa khoáng, đá, cát, sỏi làm vật liệu xây dựng.

- Tài nguyên nước + Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt trong vùng rất phong phú, hệ thống sông suối khá đều, có hai sông lớn chảy qua: sông Thạch Hãn (hay gọi sông Ba Lòng ở phần hạ lưu huyện) và sông Đakrông.

Hệthống sông Thạch Hãn: Sông Thạch Hãn được hợp lưu của hai con sông chính là sông Đakrông và Rào Quán. Chiều dài chảy qua huyện 38km, qua các xã Đakrông, Mò Ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc. Ngoài hợp lưu hai sông nói trên còn có các suối đổvào sông Ba Lòng như khe Làng An, khe Vẽ, khe Ba Lòng, khe Thù Lu...

Hệ thống sông Đakrông: Sông Đakrông được bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn phía Nam và Đông Nam huyện, chảy qua các xã A Bung, A Ngo, Tà Rụt, Húc Nghì, Tà Long, Ba Nang và Đakrông với chiều dài 85km. Trong lưu vực sông Đakrông có những suối lớn như suối Seam (A Vao), Ra Ngao (A Bung), Ta Sam, Ba Lệ(Húc Nghì), Rơ Lây...

Nhìn chung nguồn nước trong vùng khá phong phú nhưng có một sốhạn chế do địa hình dốc, lòng sông sâu nên việc khai thác sửdụng nguồn nước mặt rất khó khăn, nguồn nước ngầm phân bố sâu đòi hỏi phải đầu tư đáng kể mới có thể khai thác đưa vào sửdụng cho sản xuất và sinh hoạt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Nguồn nước ngầm:

Nguồn nước ngầm khá phong phú nhưng có một sốhạn chế do địa hình dốc, lòng sông sâu nên việc khai thác sửdụng nguồn nước mặt rất khó khăn, nguồn nước ngầm phân bố sâu đòi hỏi phải đầu tư đáng kểmới có thể khai thác đưa vào sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên phía hạ lưu sông Quảng Trị (đoạn chảy qua Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc) lòng sông rộng, sâu, nhân dân sử dụng vào vận tải đường sông khá thuận lợi.