• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI

2.3. Kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý đất đai tại huyện Đakrông, tỉnh

2.3.1. Kết quả đạt được

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát) Biểu đồ 2.1. Đánh giá các nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại huyệnĐakrông

*) Từphiếu khảo sát với câu hỏi “Theo anh/chị, công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Đakrông thực sựtốt và có hiệu quả”, mức đánh giá đạt 3,5; với tỷ lệ đồng ý đạt 40%, mặc dù tỷlệ cao hơn các mức đánh giá khác tuy nhiên tỷlệ đánh giá vẫn còn ở mức thấp; công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Đakrông cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn.

2.3. Kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý đất đai tại huyện

người dân. Nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác quản lý và sử dụng đất đai đãđược nâng lên rõ rệt.

Công tác quản lý nhà nước về đất đai đã từng bước được tăng cường và có hiệu quả, nhất là sau ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện theo đúng quy định, tình trạng vi phạm pháp luật, tranh chấp khiếu nại về đất đai trong nhân dân đã giảm rõ rệt qua các năm cảvềsố lượng và tính chất vụviệc.

Được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện uỷ, chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở TN&MT trong công tác quản lý đất đai. UBND tỉnh đã đầu tư kinh phí lập quy hoạch sử dụng đất, đầu tư dự án đo đạc lập bản đồ, lập hồ sơ giao đất, cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp và ngoài lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời UBND huyện đã thành lập bộ phận "một cửa" trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đất đai, biên chế đãđược tăng thêm đã góp phần giúp cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện ngày càng chặt chẽ, khoa học; công tác tiếp nhận và giao trảhồ sơ liên quan đến đất đai được thực hiện kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trên địa bàn huyện.

Đất đai được sửdụng hiệu quả, đúng mục đích, phù hợp quy hoạch đãđược phê duyệt.

Qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động số 68-CTTr/HU của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập và điều chỉnh theo đúng quy định Luật Đất đai năm 2013.

Công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng-an ninh, thu hồi đất để đấu giá quyền sử dụng đất được triển khai thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch và đúng trình tự quy định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công khai; quy định rõ quyền, trách nhiệm của Nhà nước và quản lý Nhà nước đối với đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thi hành luật đất đai được thực hiện thường xuyên, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng pháp luật. Qua đó, việc thực hiện chính sách, pháp luật đất đai đảm bảo hiệu quả sử dụng, phát huy tiềm năng, nguồn lực góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh trên địa bàn huyện.

Đất đai là vấn đề nóng, là tâm điểm chú ý của xã hội. Đây vừa là thuận lợi cho công tác quản lý đất đai phát triển, nhưng cũng là thách thức lớn, chịu sức ép trong quá trình vận hành.

Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện trong những năm qua rất được chú trọng. Đến nay công tác quản lý nhà nước về đất đai đãđi vào nề nếp và đạt được những thành tựu quan trọng: Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kiểm kê, thống kê đất đai, thanh tra kiểm tra đất đai đã tổ chức thực hiện kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai ổn định, chính xác. Kết quả đó đã khẳng định các quan điểm chỉ đạo, định hướng chính sách, pháp luật về đất đai cơ bản là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Công tác quy hoạch đô thị, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả nhất định, giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện dần đi vào nề nếp. Đây là tiền đề để chính quyền huyện xây dựng các chính sách, có biện pháp chỉ đạo phù hợp, tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện. Thông qua công tác giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nguồn tài nguyên đất đai đã vàđang được khai thác sử dụng một cash có hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào sự phát triển của huyện trên mọi lĩnh vực:

Hệthốnghạtầngkỹthuật củahuyệntừng bước đãđược đầu tưxây dựngvà cải tạo nâng cấp khá toàn diện,bảo đảmphục vụkịpthờicác yêu cầu phát triểnkinh tế

-Trường Đại học Kinh tế Huế

xã hộivà đáp ứngnhu cầu đời sống tinh thầncho nhân dân.Các quyền của người sử dụng đất đãđược chính quyền huyện quan tâm giải quyết và nhu cầu người sử dụng đất như: đăng ký sở hữu tài sản, đăng ký thế chấp, xóa thế chấp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê, chuyển nhượng, chuyển mục đích,... Đây là cơ sở để người sử dụng đất phát huy được nguồn lực đất đai tạo sự phát triển kinh tế xã hội, đây là cơ sở để Nhà nước tăng nguồn thu cho ngân sách một cách hợp lý.