• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nguyên nhân tồn tại trong quản lý về đất đai

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI

2.3. Kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý đất đai tại huyện Đakrông, tỉnh

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại trong quản lý về đất đai

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện còn một sốtồn tại, hạn chế và nguyên nhân như sau:

- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai trong những năm qua đãđược triển khai tại các địa phương nhưng chưa sâu rộng, một số

Trường Đại học Kinh tế Huế

bộphận người dân nhận thức hiểu biết vềpháp luật đất đai còn hạn chế.

- Hệthống pháp luật đất đai luôn được quan tâm đổi mới liên tục nhưng phần nào vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của sựphát triển của kinh tế- xã hội và các vấn đềthực tiễn xảy ra.

- Công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn chưa chặt chẽ, còn xảy ra tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai, đất để hoang hóa hoặc sửdụng không hiệu quả, tình trạng đốt rừng làm nương rẫy còn xảy ra.

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tiến độ chậm, làm ảnh hưởng đến việc triển khai của các công trình, dự án. Nguyên nhân là do công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành với các địa phương chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật hoặc né tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc giải phóng mặt bằng bịkéo dài.

- Việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến bồi thường, hỗtrợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vẫn còn xảy ra và khá phổbiến . Mặt khác công tác giải quyết đơn thư phản ánh, khiếu nại, tranh chấp đất đai của người dân tuy đã thực hiện đầy đủ nhưng hiệu quả chưa cao, nhất là ở cấp xã chưa chủ động được dẫn đến tình trạng đơn thư vượt cấp còn diễn ra.

- Cơ chế quản lý tài chính về đất đai chưa thực sự có hiệu quả, nguồn thu ngân sách từ đất đai chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của huyện; chưa khai thác triệt đểlợi thếcủa đất đai theo hướng đấu giá quyền sửdụng đất để tăng nguồn thu từ đất.

- Việc kiểm tra giám sát cấp huyện, xã thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định Luật đất đai năm 2013 còn hạn chếvà xửlý các hành vi sai phạm chưa nghiêm.

- Công tác chỉnh lý biến động đất đai đãđược quan tâm thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao; việc báo cáo và công bố kết quả thống kê đất đai hàng năm và kết quả kiểm kê đất đai định kỳcòn chậm so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là việc triển khai thường đúng thời điểm trước và sau tết âm lịch nên có ảnh hưởng vềtiến

Trường Đại học Kinh tế Huế

độ. Thực hiện rà soát, điều chỉnh diện tích đo đạc bản đồ địa chính chính quy tại cấp xã mất nhiều thời gian đểcập nhật, chỉnh lý biến động.

Hệ thống pháp luật đất đai của Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, thay đổi nhiều lần, chưa rõ ràng và còn quá nhiều phức tạp, nhiều văn bản quy định còn chồng chéo và mâu thuẫn với nhau.Đặc biệt việc triển khai thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản gắn liền với đất của Chính phủ còn thiếu đồng bộ và thiếu kịp thời. Có hiện tượng thừa và thiếu đối với văn bản quản lý nhà nước về đất đai. Việc chưa hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về đất đai, sự thiếu nhất quán giữa pháp luật về đất đai với các hệ thống pháp luật khác đã tạo kẽ hở trong việc áp dụng pháp luật. Sự chậm chễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, làm giảm tác dụng của Luật.

Luật Đất đai đã phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của cấp thành phố, quận, huyện, phường, xã, nhưng về trách nhiệm quản lý vẫn chưa rõ ràng. Thực tế chính quyền phường, xã là cấp cơ sở sâu xátvới dân, quản lý trực tiếp mọi vấn đề của người dân, phát hiện những vướng mắc, sai phạm đầutiên, trong khi đó pháp luật đất đai chưa quy định rõ trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cấp phường, xã nên khi kiểm tra, tháo gỡ các vướng mắc của các cơ quan cấp trên trong thực thi pháp luật chưa thường xuyên, chặt chẽ.

Các vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo gỡ dứt điểm, gây khiếu kiện nhiều lần chưa xử lý dứt điểm được, chính quyền địa phương còn nhiều lúng túng trong công tác xử lý.

Công tác lãnhđạo, chỉ đạo của chính quyền huyện trong quản lý nhà nước về đất đai chưa được nghiên cứu và chú trọng,việc quản lý nhà nước về đất đai hầu hết do cơ quan tài nguyên và môi trường thành phố thực hiện.

Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất diễn ra tương đối nhanh. Là huyện miền núi nên có diện tích đất rừng rộng. Tuy nhiên, phần lớn người dân trồng một loại cây keo (tràm), đây là loại cây trồng dễ bị gãyđổ mỗi khi đến mùa mưa bão. Vì vậy, sắp tới sẽ tích cực kêu gọi các nhà đầu tư, thành lập các nhóm chuyên môn như sinh học, công nghệ thực phẩm để tiến hành khảo sát thực

Trường Đại học Kinh tế Huế

địa, nghiên cứu địa hình, thổ nhưỡng để có biện pháp giúp đỡ về cây giống, cải tạo đất nôngnghiệp.

Tổ chức thực hiện Luật Đất đai của chính quyền huyện chưa tốt, còn trông chờ, chủ yếu chạy theo sự vụ, thiếu biện pháp điều chỉnh thường xuyên trong quản lý. Tư tưởng còn trông chờ, có Luật nhưng còn chờ Nghị định; có Nghị định lại chờ Thông tư, Quyết định hướng dẫn của các Bộ, ngành và tỉnh, nên triển khai Luật Đất đai còn chậm. Nhiều nội dung của Luật Đất đai chưa được thực hiện nghiêm túc, nặnghình thức.

Cải cách thủ tục hành chính kết quả mang lại chưa cao, người dâncònđi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ, chưa xác định được các khâu then chốt để có biện pháp xử lý. Thủ tục hành chính còn rườm rà, nhưng đi vào từng việc cụ thể lại thiếu tính minh bạch, rõ ràng. Trong khiđó, thủ tục hành chính thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,... giải quyết các vấn đề vi phạm đất đai như quyết định xử phạt hành chính, giảiquyết tranh chấp phát sinh, thế chấp, thừa kế,... chưa được chi tiết hóa cụ thể và công khai, nếu không làm tốt vấn đề này thì quyền lợi từ đất đai sẽ bị phân chia trái pháp luật, gây thất thoát cho Nhànước.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thực thi công vụ của công chức và cơ quan hành chính chưa chặt chẽ.

Công tác cán bộ còn thiếu và yếu, đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên - môi trường từ huyện đến xã nhìn chung vẫn còn yếu và thiếu so với yêu cầu; trình độ quản lý, năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Công tác phối kết hợp với các phòng, ban liên quan và UBND xã, đôi lúc vẫn còn nhiều hạn chế….

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN ĐAKRÔNG,

TỈNH QUẢNG TRỊ