• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA

2.2. THỰC TRANG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA CÁC

2.2.1 Thực trạng phát triển từng dịch vụ phi tín dụng

2.2.1.7. Dịch vụ kinh doanh ngoại hối

* Ngoại hối

+ Giao dịch ngoại hối giao ngay: nhanh chóng đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ; áp dụng cho bất kì cặp tiền tệ qui đổi nào; thủ tục nhanh chóng, đơn giản;

không giới hạn qui mô giao dịch.

+ Giao dịch hối đoái kì hạn: giao dịch cố định ngay tỉ giá, tránh được rủi ro biến động trong tương lai; tính toán ngay được chi phí phát sinh nếu phải chi tiêu bằng ngoại tệ; tránh được rủi ro khan hiếm ngoại tệ trên thị trường.

Đối với mảng kinh doanh ngoại hối ngân hàng, phần lớn lãi thuần đến từ hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay, tức nguồn thu nhập đến từ chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra ngoại tệ. Đơn cử như tại Vietcombank, tỉ lệ đóng góp của kinh doanh ngoại tệ giao ngay chiếm trên 80% tổng lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối hay BIDV là khoảng 60%...

Bảng 2.20 Lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối giao ngay

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2015 2016 2017 2018 2019 Thu dịch vụ KDNH giao ngay 6.728 9.612 9.361 11.629 13.159 Chi dịch vụ KDNH giao ngay 4.628 6.425 6.847 7.447 7.032 Lãi thuần từ dịch vụ KDNH giao ngay 2.100 3.187 2.514 4.182 6.127 Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ

KDNH giao ngay (%) 31% 33% 27% 36% 47%

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34][35]

* Các sản phẩm phái sinh ngoại hối

Bảng 2.21 Lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2015 2016 2017 2018 2019 Thu dịch vụ KDNH phái sinh 2.458 4.261 3.914 5.565 5.883 Chi dịch vụ KDNH phái sinh 1.984 3.059 3.252 4.161 3.845 Lãi thuần từ dịch vụ KDNH phái sinh 474 1.202 662 1.404 2.038 Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ KDNH

phái sinh (%) 19% 28% 17% 25% 35%

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34][35]

Trong lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối các NHTMCP Việt Nam bao gồm lãi/lỗ thuần từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay, lãi/lỗ thuần từ các công cụ phái sinh tiền tệ, lãi/lỗ thuần từ đánh giá lại vàng, lãi/lỗ thuần từ đánh giá lại ngoại tệ kinh doanh, lãi thuần đánh giá lại hợp đồng phái sinh.

Trong giai đoạn 2015 – 2019, nền kinh tế có nhiều biến động, song với chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt và thận trọng của Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng TMCP trong nước vẫn đạt được những kết quả tốt trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ.

Năm 2019, Vietcombank là ngân hàng lãi nhiều nhất từ kinh doanh ngoại hối với 3.378 tỉ đồng, tăng trưởng 49% so với năm 2018. Đứng sau Vietcombank, lãi thuần từ hoạt động này của VietinBank cũng đạt kỉ gần 1.565 tỉ đồng, gấp 2,2 lần năm 2018 và bỏ xa mức tăng trưởng chung 41% của tổng thu nhập hoạt động (TOI).

Tương tự, năm 2019, hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng mang về cho BIDV gần 1.500 tỉ đồng, tăng 44% so với năm trước.Như vậy, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của riêng nhóm ba ngân hàng TMCP Nhà nước đã đạt gần 6.438 tỉ đồng.

Trong nhóm ngân hàng tư nhân, MBBank, Sacombank và ACB cũng đều ghi nhận những khoản lãi kỉ lục từ kinh doanh ngoại hối.

Cụ thể, lãi thuần từ kinh doanh ngoại tệ của MBBank trong năm 2019 đạt 648 tỉ đồng, tăng 46%. Sacombank và ACB cũng thu về 609 tỉ đồng và 430 tỉ đồng từ mảng kinh doanh này, tăng trưởng lần lượt 46% và 52%.

Bảng 2.22 Lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối nhóm 11 NHTMCP VN Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2015 2016 2017 2018 2019 Thu nhập dịch vụ KDNH 9.186 13.873 13.275 17.194 19.042 Chi phí dịch vụ KDNH 6.612 9.484 10.099 11.608 10.877 Lãi thuần dịch vụ KDNH 2.574 4.389 3.176 5.586 8.165 Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ

KDNH (%) 28 31,6 23,9 32,4 42,8

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34][35]

Qua bảng 2.20 ta thấy, tỷ suất lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2015-2019 nhìn chung khá, chiếm từ 24 đến hơn 40%. Năm 2019, lợi nhuận từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP tăng đột biến là do NHNN đã mua vào khoảng 20 tỉ USD ngoại tệ, phần lớn là mua từ các NHTM trong những tháng cuối năm. Như vậy, nếu chỉ tính riêng hoạt động mua bán ngoại tệ với NHNN thì các ngân hàng đã thu về khoản lãi thuần lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Ngoài nguồn thu lớn từ các giao dịch với NHNN, hoạt động kinh doanh ngoại tệ giao ngay giữa ngân hàng với các cá nhân, tổ chức cũng được hỗ trợ mạnh khi NHNN đẩy mạnh lộ trình chấm dứt cho vay ngoại tệ chuyển qua quan hệ mua - bán ngoại tệ.

Rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại hối là rủi ro tỷ giá. Các NHTMCP Việt Nam được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với đồng tiền báo cáo là VND. Đồng tiền giao dịch chính của ngân hàng cũng là VND. Các khoản cho vay và ứng trước khách hàng của Ngân hàng chủ yếu bằng VND, một phần bằng đô la Mỹ. Tuy nhiên, một số tài sản khác của ngân hàng lại bằng các đồng tiền khác ngoài VND và đô la Mỹ. Ngân hàng đã đưa ra một hệ thống hạn mức để quản lý trạng thái của các đồng tiền. Trạng thái đồng tiền được quản lý trên cơ sở hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được các NHTMCP sử dụng để đảm bảo rằng trạng thái của các đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.

Các NHTMCP Việt Nam cũng nhận thức được rằng thách thức trong quá trình hội nhập là rất lớn và ngày càng phức tạp nhưng nếu đẩy nhanh việc ứng dụng các công cụ phái sinh tiền tệ sẽ giúp ngành ngân hàng phòng ngừa rủi ro về tỷ giá và tận dụng được cơ hội để phát triển, qua đó nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng và của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.