• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG

2.4.2. Các hạn chế

Thứ nhất, thị trường dịch vụ phi tín dụng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, tính cạnh tranh chưa cao.

Theo số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố năm 2018, Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực với mức 4,9%, trong khi đó tỷ lệ này tại Trung Quốc là 26,1%, Thái Lan đạt 59,7% và Malaysia lên đến 89%.

Cũng theo thống kê, tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam năm 2019 với tần suất ít nhất 1 lần/ngày là 94% và 6% là số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần. Về cơ sở hạ tầng, tốc độ truy cập Internet tăng trưởng hàng năm với tốc độ truy cập Internet trung bình ở điện thoại là 21.56 MBPS (tăng 6,1% so với năm 2018) và ở máy tính là 27.18 MBPS (tăng 9,7%). Mặc dù sở hữu những con số tăng trưởng ấn tượng, thanh toán điện tử ở Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển.

Bên cạnh đó, có thể thấy, các NHTMCP Việt Nam chưa có chiến lược tiếp thị cụ thể trong hoạt động cung cấp dịch vụ, thiếu về đội ngũ nhân viên chuyên về tiếp thị các dịch vụ ngân hàng. Trình độ và chất lượng dịch vụ thẻ đang đi sau nhu

cầu thực tiễn và tụt hậu so với khu vực và quốc tế. Mức độ thoả mãn nhu cầu xã hội nói chung và đặc biệt nhu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức, và công nhân viên, sinh viên và các đối tượng dân cư khác về dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế do khả năng cung ứng dịch vụ ngân hàng còn chưa vươn kịp với nhu cầu của xã hội.

Thứ hai, dịch vụ tín dụng vẫn là loại hình dịch vụ chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

So với các NHTM tại các quốc gia trong khu vực và trên thế giới có thể thấy, tỷ trọng thu từ dịch vụ phi tín dụng của các NHTMCP Việt Nam vẫn còn là một con số quá lớn, khoảng trên 70%. Ví dụ như Thái Lan, một quốc gia có đặc điểm tương đối gần gũi với Việt Nam với tốc độ tăng trưởng GDP ~4% (2018) và quy mô tín dụng cho khu vực tư nhân tương đương 145% GDP (2018). Tuy nhiên, Thái Lan có thu nhập đầu người và tỷ lệ phổ biến sản phẩm dịch vụ ngân hàng cao hơn Việt Nam trong khi độ mở của nền kinh tế thấp hơn Việt Nam. Cấu trúc thu nhập ròng của các ngân hàng Thái Lan trong 8 năm qua tương đối ổn định với

~60% thu nhập đến từ lãi và ~40% thu nhập đến từ các nguồn ngoài lãi, trong đó, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng từ 26% năm 2011 lên 29% năm 2017.

Đối với các quốc gia phát triển như Nhật, Anh, Mỹ, tỷ trọng thu nhập từ phí trên tổng thu nhập hoạt động chiếm khoảng từ 30 – 40%, trong khi tại các quốc gia như Đức, Thụy Sĩ… con số này lên đến hơn 40%. Điều này phản ảnh rằng, ở các NHTMCP Việt Nam, tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng mà các ngân hàng chưa có sự đầu tư và quan tâm đúng đắn đến việc thúc đẩy tăng trưởng tỷ trọng thu từ dịch vụ phi tín dụng.

Trong khi đó, rủi ro tín dụng rất lớn, hiệu quả đạt được không tương xứng với rủi ro thực tế và tiếp tục là nguyên nhân tạo ra nguy cơ đe dọa an toàn hoạt động của các ngân hàng. Các ngân hàng cho rằng việc cho vay có tài sản đảm bảo sẽ hạn chế các rủi ro tín dụng nhưng trình độ phân tích, đánh giá, quản lý tài sản đảm bảo của các nhân viên ngân hàng còn nhiều hạn chế cộng với thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa trên địa bàn còn nhiều bất cập nên rủi ro tiềm ẩn càng cao. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng rất lớn, hiệu quả đạt được không tương xứng

với rủi ro thực tế và tiếp tục là nguyên nhân tạo ra nguy cơ đe dọa an toàn hoạt động của các ngân hàng. Nếu thu nhập lãi thuần có điều chỉnh dự phòng rủi ro thì tỷ trọng thu nhập lãi thuần đóng góp trong tổng lợi nhuận trước thuế giảm đáng kể so với tỷ trọng trong thu nhập hoạt động.

Trong thời gian qua, hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng quá nóng của các NHTMCP Việt Nam là vấn đề nợ xấu đặc biệt đối với các khoản tín dụng bất động sản, tín dụng dự án mang tính dài hạn trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu của các NHTMCP là vốn ngắn hạn. Việc lấy ngắn nuôi dài đã làm vấn đề thanh khoản cho các NHTMCP đang là vấn đề nóng của cả nước.

Trong tương lai, các NHTMCP cần nhận thức được cho vay dài hạn phải thuộc về các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Các NHTMCP cần tập trung tín dụng ngắn hạn và đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng.

Thứ ba, các loại hình dịch vụ phi tín dụng còn đơn điệu, nghèo nàn, chất lượng chưa cao và còn mang nặng tính truyền thống.

Tuy đã có sự gia tăng về số lượng các DVPTD, tuy nhiên các dịch vụ mà hệ thống ngân hàng cung cấp trên thị trường chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống như huy động vốn và cấp tín dụng đối với nền kinh tế. Điều này thể hiện lãi thuần từ hoạt động tín dụng luôn chiếm khoảng 70% trở lên trong thu nhập hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, tỷ lệ thu nhập từ những loại hình dịch vụ ngân hàng khác trong nguồn thu dịch vụ của các NHTMCP Việt Nam vì thế thấp hơn nhiều so với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và càng thấp hơn nếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Sự đơn điệu được thể hiện ngay cả trong các loại hình dịch vụ ngân hàng truyền thống: huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi, còn cấp tín dụng chủ yếu dưới dạng cho vay và các dịch vụ kinh doanh ngoại hối chủ yếu là mua bán giao ngay. Các sản phẩm khi ban hành chưa kiểm soát được hết tính hiệu quả, phù hợp với thị trường, chưa được thiết kế theo dạng may đo phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Thứ tư, kênh phân phối dịch vụ phi tín dụng chưa thật sự hiệu quả. Hiện nay, mạng lưới của các NHTMCP trải khắp toàn quốc, đặt biệt là ở các đô thị phát triển,

nhưng nó lại là trở ngại cho việc triển khai công nghệ mới, triển khai và phát triển dịch vụ phi tín dụng.

Có thể thấy, cơ sở hạ tầng cho thanh toán số đã phát triển mạnh trong thời gian gần đây, nhưng vẫn chưa đồng bộ. Cho đến nay, hệ thống ATM/POS vẫn chủ yếu tập trung ở 5 thành phố lớn là: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, trong khi số lượng ATM/POS ở các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn còn hạn chế. Nếu không có sự điều phối từ trụ sở chính, cũng như sự phối hợp giữa các chi nhánh, sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng dịch vụ phi tín dụng không đồng nhất giữa các chi nhánh.

Tương tự, các giao dịch thông qua ATM hầu hết là để rút tiền mặt; còn lại là giao dịch chuyển khoản và thanh toán. Hạ tầng thanh toán số trên di động, hóa đơn điện, nước, truyền hình, điện thoại, internet, bảo hiểm, tài chính cá nhân, hành chính công... đã được triển khai nhưng phạm vi chưa tương xứng với tiềm năng thị trường.

Thứ năm, công nghệ ngân hàng đã có bước tiến phát triển song chưa thực sự đồng bộ, tương thích và còn tồn tại nhiều kẽ hở trong việc bảo đảm an ninh, bảo mật.

Điều này thể hiện rõ nét nhất qua các giao dịch điện tử của khách hàng, khi mà tình trạng nghẽn mạng, hệ thống tạm thời dừng phục vụ vẫn thường xuyên xảy ra. Một số ngân hàng vẫn chưa có kết nối chung với toàn hệ thống. Các cây ATM còn xảy ra tình trạng trục trặc, báo lỗi trong quá trình khách hàng sử dụng, dẫn đến tình trạng tra soát rất mất thời gian cho khách hàng.

Bên cạnh đó tính bảo mật, an toàn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ điện tử còn chưa thực sự cao. Nhiều trường hợp khách hàng bị đánh cắp dữ liệu, làm thẻ giả, rút tiền trái phép tại các máy ATM hoặc phải thanh toán những khoản nợ thẻ tín dụng mà khách hàng không thực hiện. Đây là lý do mà các vụ chiếm đoạt, lừa đảo tài sản của khách hàng vẫn diễn ra, gây tổn hại về mặt tài chính đối với cả khách hàng cũng như uy tín đối với ngân hàng.