• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA

2.2. THỰC TRANG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA CÁC

2.2.1 Thực trạng phát triển từng dịch vụ phi tín dụng

2.2.1.2. Dịch vụ thẻ

Thu nhập dịch vụ ngân quỹ 309 526 589 794 868

Chi phí dịch vụ ngân quỹ 90 220 217 218 228

Lãi thuần dịch vụ ngân quỹ 219 306 372 576 640

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ ngân quỹ (%)

67,7 58,2 63,2 72,5 73,7 Tốc độ tăng giảm lãi thuần dịch vụ ngân quỹ so

với năm trước (%)

39,7 21,5 54,8 11,1

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34][35]

Qua bảng trên ta nhận thấy lãi thuần từ dịch vụ ngân quỹ luôn vụ mang lại tỷ suất lợi nhuận rất cao cho các NHTMCP Việt Nam, đạt mức từ 58% đến 74%. Tính trung bình theo giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, tỷ suất lãi thuần từ dịch vụ ngân quỹ của các NHTMCP Việt Nam đạt 68,47% .

đạt trên 86 triệu thẻ, tăng trưởng 12% so với năm 2017. Trong đó, thẻ quốc tế tăng trưởng cao hơn so với thẻ nội địa, ở mức 17% so với 11%. Do đó, tỷ trọng về số lượng thẻ đang lưu hành cũng có sự thay đổi, với thẻ quốc tế từ chiếm 11% đã tăng lên 13%. Tuy nhiên, lượng thẻ nội địa vẫn chiểm tỷ trọng lớn, đến cuối năm 2018 là 87%.

Nhưng, cũng trong năm 2018, tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ tiếp tục giảm xuống mức thấp, chỉ đạt 8% so với năm 2017 (tốc độ tăng trưởng năm 2016 là 22% và năm 2017 là 12%), giá trị đạt trên 2,45 triệu tỷ đồng, bao gồm cả doanh số rút tiền mặt.

Đặc biệt trong đó, doanh số sử dụng thẻ nội địa chỉ tăng trưởng 2%. Trong khi đó, doanh số sử dụng thẻ quốc tế tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 44% trong năm 2018 và với kết quả này, doanh số sử dụng thẻ quốc tế chiếm tỷ lệ 17%, từ mức 13% của năm 2017.

Tuy vậy, số lượng máy POS lại có sự sụt giảm đáng kể. Cụ thể, số lượng ATM lưu hành trên thị trường đến hết năm 2018 đạt 18,434 máy, tăng 4% so với năm 2017. Trong khi đó, số lượng máy POS có xu hướng giảm (-8%), nguyên nhân được lý giải là do sự phát triển của các hình thức thanh toán mới trên thị trường bắt đầu từ năm 2017 như Ecom (thương mại điện tử), QR, mPOS có tốc độ tăng trưởng về số lượng rất cao trong năm 2018.

Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, song có thể thấy, người dân Việt Nam vẫn chuộng thói quen dùng tiền mặt, đặc biệt là khu vực nông thôn. Hệ thống máy ATM tuy phát triển nhanh, nhưng phân bố lại chưa đều. Số lượng máy tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, trong khi nông thôn, miền núi còn hạn chế.

Hiện nay, ngành ngân hàng đã triển khai thành công kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ bằng máy ATM và máy POS (thanh toán bằng máy quét thẻ tín dụng), theo đó, thẻ của NHTMCP này có thể giao dịch với máy của NHTMCP khác. Nhưng tình trạng phổ biến là tại cùng một điểm công cộng (bến tàu, bến xe, siêu thị, nhà hàng...) lắp đặt quá nhiều máy ATM của các NHTMCP khác nhau. Vì thế, nhiều máy ATM đã không được sử dụng đến, hoặc sử dụng không đáng kể, gây lãng phí rất lớn chi phí đầu tư, trong khi chủ trương mở rộng thanh toán không

dùng tiền mặt vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Mặc dù máy ATM có nhiều tính năng như: rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, kiểm tra tài khoản... nhưng theo thống kê mới nhất của Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, doanh số thanh toán thẻ không bao gồm doanh số rút tiền mặt đối với thẻ nội địa hiện vẫn chỉ chiếm 48% và chiếm 52% với thẻ quốc tế trong tổng doanh số giao dịch qua hệ thống ATM trong năm 2018. Tỷ lệ này cho thấy, thẻ tín dụng ghi nợ nội địa chưa phát huy hiệu quả vai trò của phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, và máy ATM vẫn được xem là “kho tiền mặt 24/24giờ/7 ngày” để phục vụ nhu cầu rút tiền mặt của người dân. Do vậy, các NHTMCP vẫn phải để lượng tiền lớn trong máy ATM và dự trữ cho công tác tiếp quỹ, làm chi phí vốn tăng cao, trong khi việc thu phí giao dịch ATM trong cùng hệ thống của mỗi NHTMCP đều chưa thực hiện ở hầu hết các đơn vị cung ứng dịch vụ này.

Bên cạnh đó, vấn đề về phí thanh toán khi sử dụng thẻ của khách hàng cũng là trở ngại lớn khiến khách hàng e dè khi sử dụng thẻ thanh toán. Hiệp Hội thẻ ngân hàng Việt Nam đã đề xuất, kiến nghị với NHNN về các chính sách liên quan đến nguyên tắc chia sẻ phí ATM/POS giữa các ngân hàng, với mục tiêu thúc đẩy thị trường phát triển bền vững và cân đối hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia, căn cứ các đề xuất lên NHNN về chính sách phí. trong năm 2019, các ngân hàng thành viên Hội thẻ tiếp tục tổ chức các buổi làm việc với tổ chức thẻ quốc tế Mastercard và Visa về các vấn đề liên quan đến mức phí các tổ chức thẻ quốc tế đang áp dụng tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên kết quả chưa đạt được như kỳ vọng của các ngân hàng.

Chi phí đầu tư ban đầu cho một máy ATM (máy mới, buồng đặt máy, chi phí lắp đặt...) xấp xỉ 500 triệu đồng/máy; chi phí vận hành, bảo dưỡng, khấu hao của 1 máy ATM xấp xỉ 15 triệu đồng/tháng. Số tiền mặt tiếp quỹ và duy trì trong máy ATM 600-800 triệu đồng/ngày. Trong tình hình khó khăn về thanh khoản, việc cung ứng tiền mặt hàng ngày cho máy ATM là một gánh nặng đối với nhiều NHTMCP quy mô nhỏ. Đối với các NHTMCP quy mô lớn đã có nhiều máy ATM, hiện nay tập trung nâng cao chất lượng phục vụ (đáp ứng nhu cầu giao dịch thông

suốt, đa tính năng, đa tiện ích ...) của dịch vụ, còn việc phát triển thêm máy chỉ thực hiện ở các địa bàn chưa có máy ATM của các đơn vị khác.

Trong khi mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm dần, thì lãi suất cho vay qua thẻ vẫn được áp dụng ở mức rất cao, cộng thêm các khoản phí phải trả như phí thường niên, phí in bản sao kê, phí chậm thanh toán, phí rút tiền mặt tại ATM, phí chuyển đổi ngoại tệ…