• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH

3.2. Một số giải pháp

- Một là, đảm bảo điều kiện để tăng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận chức năng, giữa các mắt xích, đặc biệt là giữa các thành viên trong nhóm, trong các tập thể lao động và trong toàn doanh nghiệp để đảm bảo thống nhất hoạt động trong toàn hệ thống tổ chức với mục tiêu là đạt tối đa lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp và đảm bảo tăng thu nhập tối đa trên đồng vốn đầu tư.

- Hai là, đảm bảo điều kiện không ngừng thỏa mãn nhu cầu của người lao động, các nhà quản lý lao động không chỉ quan tâm tới các biện pháp thoả mãn nhu cầu vật chất mà cả nhu cầu tinh thần của người lao động.Với công việc an toàn, hấp dẫn và phong phú, môi trường làm việc thoải mái, văn hoá phù hợp sẽ thúc đẩy người lao động làm việc tích cực hơn, gắn bó hơn với công việc, với tổ chức và người lao động sẽ làm việc có trách nhiệm và nhiệt tình hơn. Vậy yêu cầu đặt ra cho công ty hiện nay chính là cần chú ý nghiên cứu tới đặc trưng cá tính của người lao động và tìm ra biện pháp thích hợp trong quá trình sửdụng người lao động.

- Ba là, tạo điều kiện thu hút rộng rãi người lao động tham gia vào hoạt động chung, được cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ, thu hút người lao động tham gia vào quá trình quản lý và kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Trong xu hướng cách tiếp cận mới thì một trong những nội dung quan trọng của tổchức lao động là định mức lao động.

- Ban lãnhđạo cần chú ý quan tâm tới công ty quản trị nhân sựnói chung và công tác tạo động lực cho nhân viên nói riêng.

- Có biện pháp và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong công ty về mặt trình độ chuyên môn lẫn trình độ nhận thức nhằm đáp ứng tốt hơn xu hướng phát triển của công ty.

- Có những chính sách khen thưởng hợp lý để động viên, khuyến khích và tạo động lực làm việc cho nhân viên.

- Người lao động cần nắm bắt những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Người lao động cần thường xuyên đóng gópý kiến cho công ty để bảo vệlợi ích của bản thân và nâng cao hiệu quả, chất lượng cho công ty.

3.2.2. Giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Giải pháp về phân công lao động và hiệp tác lao động

- Công ty Carlsberg tiến hành phân công lao động theo chức năng và theo công nghệ, điều này tuy tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, đem lại nhiều hiệu quả nhưng cũng khiến tay nghề người lao động không được trau dồi ởnhững vịtrí công việc khác nhau, trong một số trường hợp thì người lao động không thểthay thếnên sẽgây ra một số yếu điểm. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện công tác nâng cao tay nghề, đào tạo phù hợp cho người lao động tại một sốvị trí làm việc khác nhau.

- Công ty cần phân rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí của mỗi người đểcó thểtheo dõi, giám sát chặt chẽtừng người và công việc đã phân công.

- Triển khai hoạt động phân tích công việc, hoạt động nàyởcông ty hầu như chưa được thực hiện, phân tích công việc sẽ giúp cho công ty thuận lợi trong việc sắp xếp, phân công lao động, các yêu cầu đào tạo, các chính sách trả lương, thưởng hợp lý.

- Đểcông tác phân công có hiệu quả hơn thì công ty nên thực hiện kếhoạch hóa nguồn nhân lực:

+ Lập kếhoạch nguồn nhân lực: việc này nên làm theo một quy trình rõ ràng, với ban đầu là việc phân tích môi trường, xác định mục tiêu chiến lược của công ty sau đó phải phân tích được hiện trạng nguồn nhân lực. Hầu như công ty chưa có hoạt động phân tích hiện trạng nguồn nhân lực về số lượng, chất lượng để đảm bảo hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

+ Công tác dự báo cầu nhân lực: dựa vào việc phân tích hiện trạng, dự tính các công việc, chương trình cần thực hiện trong năm tới, theo đó có thể đưa ra dựkiến cầu nhân lực cho từng bộphận với số lượng và trìnhđộphù hợp.

+ Công tác dự báo cung: phải dự báo được cung từ bên trong và cung từ bên ngoài, số người sẽchuyển đi trong năm và số người về hưu,... xác định lao động trong công ty có thể đáp ứng yêu cầu công việc trong năm tới, nghiên cứu thị trường lao động và có kếhoạch cụthể đểtránh tình trạng bị động khi cần tuyển người.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.2.2. Bố trí công việc

- Công ty cần tiến hành bốtrí nhân viên hợp lý nhằm phát huy vai trò của từng cá nhân phù hợp vớinăng lực, trìnhđộ, chuyên môn của mình.

- Tìm hiểu các biện pháp để cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên: bố trí nơi làm việc hợp lý.

- Kiểm tra thường xuyên dây chuyền, máy móc, thiết bị, đảm bảo kịp thời phát hiện và khắc phục các sựcốphát sinh.

3.2.2.3. Giải pháp về điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi

- Môi trường và điều kiện làm việc tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động phát huy tối đa năng lực của mình.

- Môi trường ở đây bao gồm môi trường chung và môi trường nhân sự. Môi trường chung gồm các trang thiết bị máy móc, không gian làm việc cùng với các điều kiện khí hậu mà trong lúc làm việc người lao động phải tiếp xúc, có tác động lên trạng thái chức năng cơ thể của con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của nhân viên. Môi trường nhân sựchính là những người đồng nghiệp cùng làm việc với mình. Ban lãnh đạo công ty cần cải thiện môi trường làm việc, tạo mối quan hệ thân thiết gắn bó giữa các đồng nghiệp để tăng thêm động lực làm việc, tạo môi trường thoải mái giúp nhân viên làm việc có hiệu quả.

Cụthể:

- Đảm bảo cho môi trường làm việc, sản xuất sạch sẽ, thoáng đãng, an toàn.

- Cập nhật, cải tiến dây chuyền sản xuất để hỗtrợ, giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên.

- Cần chia sẻ, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong công việc giữa các đồng nghiệp với nhau. Tạo nên bầu không khí của tập thể lao động vui vẻ, hình thành tháiđộ của mọi người với công việc. Các lãnh đạo cần quan tâm, lắng nghe nhân viên để khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến cho công việc. Cần có sự khen thưởng, động viên nhân viên, bên cạnh đó cũng cần có các biện pháp nhắc nhở, xửphạt khi nhân viên làm sai.

- Công ty cần bố trí một không gian nhỏ cho các bộ phận nhân viên, tránh tình trạng nhân viên không có chỗnghỉ ngơi sau giờ ăn trưa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tuân thủ giờ làm việc cho người lao động theo pháp luật và nếu có tăng ca phải đảm bảo cho người lao động cảvềvật chất lẫn tinh thần.

- Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động, đặc biệt là lao động sản xuất trực tiếp.

- Thực hiện tốt cho người lao động về an toàn và bảo hộ lao động. Có kế hoạch huấn luyện vềan toàn, phòng tránh cháy nổ cho người lao động.

3.2.2.4. Định mức lao động

Công ty có thểthực hiện các biện pháp sau:

- Để đảm bảo công tác định mức lao động hiệu quả, công ty nên cử ra một sốcán bộchuyên phụtrách riêng biệt quản lý giám sát trực tiếpởcác bộphận sản xuất.

- Hội đồng công ty nên ban hành ra các mức hoàn chỉnh và đảm bảo mức đưa ra luôn sát thực tếvà có thểthực hiện được.

- Tăng cường gắn bó chặt chẽgiữa các bộphận làm công tác định mức.

3.2.2.5. Chính sách đãi ngộ

- Tạo động lực bằng kích thích vật chất.

+ Công tác tiền lương, tiền thưởng là một công cụ hiệu quả trong việc kích thích người lao động, tiền lương trả đúng, công bằng, hợp lý sẽ tạo ra tâm lý thoải mái yêu công việc, hăng say phấn đấu kích thích tình thần làm việc của người lao động.

- Tạo động lực vềmặt tinh thần

+ Tinh thần của người lao động có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với công tác tổchức lao động, mang lại hiệu quảtrong quá trình thực hiện công việc.

+ Công ty phải tạo điều kiện thuận lợi làm giảm căng thẳng, mệt mỏi nơi làm việc, tạo ra bầu không khí thoải mái hứng khởi cho nhân viên.

+ Áp dụng thời gian làm việc linh động phù hợp với đặc thù riêng của công ty.

+ Đến tận nhà hỏi thăm, động viên mỗi khi cán bộ công nhân ốm đau hay có chuyện buồn.

+ Hằng năm tổ chức cho CBCN đi tham quan, nghỉ mát theo các phân xưởng sản xuất hoặc các phòng ban. Tạo điều kiện cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi, đồng thời tạo mối quan hệgiữa người lao động trong công ty khăng khít hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ