• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Một số giải pháp rút ra đối với ngành Marketing trong nâng cao hiệu quả tuyển

3.1. Quan điểm định hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả trong công tác tuyển

3.2.1. Giai đoạn 1: Định hướng nghề nghiệp

Mục đích: định hình các ngành nghề, lĩnh vực nghề nghiệp cho học sinh THPT, giúp học sinh THPT và gia đình phân biệt sự khác nhau các ngành nghề.

Đối tượng mục tiêu: học sinh lớp 10, 11 và gia đình.

Thông điệp: CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CÙNG NHÓM NGÀNH KINH TẾ.

Thông điệp tập trung gợi mở những cơ hội lĩnh vực kinh tế, giới thiệu các nhóm ngành kinh tế và tầm quan trọng của các nhóm ngành để tạo sức hút đến học sinh THPT.

Kênh thông tin sử dụng: Dựa vào kết phân tích, hai kênh có mức độ đáp ứng thông tin khá cao và được học sinh ưu tiên sử dụng là fanpage, group các trường đại học và websites các trường. Do đó, nhà trường cần tận dụng tốt các kênh này để truyền tải thông tin đến học sinh, đa dạng thông tin. Mức độ đáp ứng thông tin tại các kênh diễn đàn TVTS, báo online; TV; Tờ rơi, poster, banner, backdrop,… không cao, cần có sự có sự cải thiện về mặt thông tin cung cấp. Gia đình, thầy cô, người thân có mức độ đáp ứng thông tin cao do học sinh tin tưởng vào thông tin mà những người này cung cấp. Do đó, nhà trường cần quan tâm đến những người đó vì họ sẽ tác độ đến quyết định của học sinh. Sự khác biệt trong mức độ đáp ứng thông tin thông tin nhận được giữa giới tính được thể hiện rõ khi mà nhóm nam luôn có mức độ đáp ứng thông tin tại các kênh cao hơn nữ. Do đó, ngành Marketing nói riêng và trường Đại học Kinh tế Huế cần có sự bổ sung, cụ thể hóa thông tin về ngành để có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của nhóm giới tính nữ.

3.3.2. Giai đoạn 2: Đánh giá bản thân

Mục đích: giúp học sinh THPT có cái nhìn khách quan về năng lực của bản thân.

Đối tượng mục tiêu: học sinh lớp 12 và gia đình.

Thông điệp: KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CHÍNH MÌNH. Với thông điệp này, ngành marketing nói chung và nhà trường nói riêng đánh giá được năng lực của những đối tượng quan tâm đến ngành.

Thời gian: tháng 9 đến tháng 1 năm sau.

Kênh thông tin: kênh truyền thông ưu tiên là các websites trường/khoa/ngành và Fanpage, group của trường/khoa/ngành vì có mức độ đáp ứng thông tin cao và độ quan tâm sử dụng cao. Đặc biệt, gia đình, thầy cô, người thân có mức độ đáp ứng thông tin

Trường Đại học Kinh tế Huế

về thông tin lớn, cần ưu tiên là “lực lượng tuyển sinh tin cậy”. Theo như kết quả điều tra, các bài test MBTI khá được các bạn học sinh quan tâm. Do đó, trường có thể cân nhắc việc đăng tải các bài test MBTI để học sinh có thể tham khảo về tính cách của mình, nghề nghiệp phù hợp với tính cách. Ngoài ra, các bài test MBTI giúp thu hút và tạo sự thú vị cho websites khi mà học sinh vào tìm kiếm các thông tin mà mình cần.

Ngoài ra, websites có các đường dẫn liên kết đến các địa chỉ liên quan sẽ giúp cho người tìm kiếm thuận lợi trong việc sử dụng và khai thác kênh và đồng thời cũng giúp tạo nhận biết các cộng đồng của trường.

3.3.3. Giai đoạn 3: Nhận tư vấn

Mục đích: chia sẻ những lời khuyên, kinh nghiệm, thông báo cho học sinh THPT.

Đối tượng mục tiêu: học sinh lớp 12.

Thông điệp: TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP VÀ SỰ LỰA CHỌN THÔNG MINH.

Thông tin được đưa ra nhằm mục đích tư vấn những ngành nghề cho học sinh THPT, gợi ý những lựa chọn ngành nghề và những vấn đề liên quan

Thời gian: tháng 1 đến tháng 2.

Kênh thông tin: giai đoạn này có mức độ đáp ứng thông tin về thông tin tại các điểm chạm là khá cao. Điều cần quan tâm là làm thế nào đa dạng thông tin cung cấp và mức độ tin cậy của các thông tin. Do đặc trưng giai đoạn nhận tư vấn là thông tin cần phải tin cậy, thỏa mãn thật tốt nhu cầu thông tin của người tìm kiếm. Dựa vào kết quả điều tra, fanpage và websites là kênh thông tin được sử dụng nhiều nhất. Do đó, nhà trường nói chung và ngành Marketing nói riêng cần chú trọng hai kênh thông tin này, vừa có thể đưa thông tin tuyển sinh ngành mà còn là kênh kết nối, tương tác giữa ngành Marketing với học sinh THPT, thầy cô, gia đình.

3.3.4. Giai đoạn 4: Chọn trường

Mục đích: cung cấp các thông tin về trường Đại học Kinh tế Huế đến học sinh THPT và gia đình, xã hội.

Đối tượng mục tiêu: học sinh lớp 12, gia đình, giáo viên THPT.

Thông điệp: LÀM GIÀU CÙNG DÂN KINH TẾ. Nội dung các bài đăng, hoạt động diễn ra thể hiện được cơ hội phát triển, thăng tiến trong tương lai các ngành nghề

Trường Đại học Kinh tế Huế

kinh tế trong doanh nghiệp. Đặc biệt, chú trọng nội dung khởi nghiệp vì đây là điểm nóng của nền kinh tế được nhiều người trẻ quan tâm.

Thời gian: tháng 1 đến tháng 3. Thời gian này học sinh vừa kết thúc học kì 1, khả năng học tập được đánh giá nên sẽ tìm kiếm các trường phù hợp với những môn học là thế mạnh của bản thân.

Kênh thông tin: facebook, wesites là chủ yếu. Nhà trường cần tập trung đến công tác tư vấn thông qua hệ thống messenger trên fanpage, group của trường/khoa/ngành và giải đáp thắc mắc trên hộp thư websites tuyển sinh trường Đại học Kinh tế Huế.

Ngoài ra, tăng cường công tác giải đáp thắc mắc thông qua hệ thống hotline đề bù đắp hạn chế của kênh trực tiếp đến trường.

3.3.5. Giai đoạn 5: Chọn ngành

Mục đích: cung cấp thật cụ thể, thực tế nghề nghiệp thông tin các ngành học của trường Đại học Kinh tế Huế đến học sinh THPT và gia đình, xã hội.

Đối tượng mục tiêu: học sinh lớp 12, gia đình, giáo viên THPT.

Thông điệp: LÀM GÌ CŨNG CẦN MARKETING. Với thông điệp này, tập trung các nội dung về cơ hội nghề nghiệp của ngành Marketing, tầm quan trọng của marketing trong doanh nghiệp, các công việc liên quan trong marketing, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, cựu sinh viên ưu tú,…

Thời gian: tháng 2 đến tháng 5. Do đây là thời điểm học sinh đang chuẩn bị làm hồ sơ đăng kí xét tuyển nên tìm hiểu nhiều các thông tin về ngành nghề, yêu cầu đối với từng ngành nghề để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Kênh thông tin: trong giai đoạn này, kênh websites lại không được hài lòng cao về thông tin cung cấp. Do đó, trong các đợt tuyển sinh sau này, ngành Marketing nói riêng và trường Đại học Kinh tế Huế nói chung cần cải thiện khả năng cung cấp thông tin trên websites để có thể tăng hiệu quả hoạt động của kênh này. Websites tuyển sinh của trường đã hoàn thiện nhưng cần đa dạng các thông tin đăng tải. Gia đình, thầy cô, người thân mặc dù có tỷ lệ lựa chọn sử dụng không cao (20% lựa chọn sử dụng) nhưng lại có đánh giá hài lòng cao (44,1% đánh giá hài lòng trên mức trung bình trong tổng số 120 mẫu nghiên cứu) do học sinh có xu hướng tự tìm hiểu thông tin rồi khi đưa ra quyết sẽ tham khảo ý kiến gia đình. Do đó, cần tác động nhóm phụ huynh vì phụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

huynh tuy không cung cấp cho học sinh nhiều thông tin cần thiết nhưng có ảnh hưởng nhiều trong quyết định lựa chọn cuối cùng.

3.3.6. Giai đoạn 6: Cân nhắc, điều chỉnh

Mục đích: cung cấp thật cụ thể, thực tế nghề nghiệp thông tin các ngành học của trường Đại học Kinh tế Huế đến học sinh THPT và gia đình, xã hội.

Đối tượng mục tiêu: học sinh lớp 12, gia đình.

Thông điệp: LÀM GÌ CŨNG CẦN MARKETING. Với thông điệp này, tập trung các nội dung về cơ hội nghề nghiệp của ngành Marketing, tầm quan trọng của marketing trong doanh nghiệp, các công việc liên quan trong marketing, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, cựu sinh viên ưu tú, giá trị người làm marketing nhận được trong công việc,…

Thời gian: tháng 5 đến tháng đầu tháng 9. Do đây là thời điểm học sinh trong giai đoạn sửa đổi nguyện vọng đăng kí, làm hồ sơ nhập học nên tìm hiểu nhiều các thông tin về ngành nghề, yêu cầu đối với từng ngành nghề để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Kênh thông tin: tập trung nhóm gia đình, thầy cô, người thân vì giai đoạn này học sinh THPT chủ yếu nhận thông tin từ nhóm đối tượng người thân do mức độ tin cậy cao. Ngoài ra, websites tuyển sinh trường và website chính của trường/khoa cần cập nhật nhanh các thông tin nghề nghiệp ngành Marketing. Đây là giai đoạn cuối cùng, học sinh quan tâm những lợi ích nhận được khi học ngành. Do đó, ngành/trường cần đăng tải các bài đăng truyền thông điệp liên quan đến ưu điểm, quyền lợi sinh viên Marketing nhưng cần cụ thể, rõ ràng do tiêu chí lựa chọn kênh thông tin trong giai đoạn này là thông tin tin cậy để quyết định chính xác, phù hợp. Ngoài ra, xem xét hiệu quả hoạt động của fanpage, group các trường đại học vì các em rất quan tâm đến kênh này khi tìm kiếm thông tin tuyển sinh, gia tăng tương tác bài đăng về ngành Marketing trên các cộng đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế