• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.6. Mục đích của học sinh trong từng giai đoạn

Mỗi giai đoạn, học sinh THPT có các mục đích thông tin khác nhau và các tiêu chí khi lựa chọn thông tin cũng khác nhau.

Bảng 2.5: Mục đích học sinh trong từng giai đoạn

STT Mục đích trong từng giai đoạn GĐ1 GĐ2 GĐ3 GĐ4 GĐ5 GĐ6

1 Biết được ngành nghề gì đang hot *

2 Nhận thấy rõ hơn mục đích học tập cũng như đích đến lâu dài * 3

Đưa ra được những hoạt động cho bản thân nhằm trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng bổ trợ * 4 Xác định ngành nghề mơ ước để theo đuổi * 5 Xác định ngành nghề tiềm năng có thể mang lại công việc tốt * 6 Đánh giá xem học lực phù hợp với ngành nghề * 7 Đánh giá xem tính cách bản thân phù hợp với ngành nghề * 8

Đánh giá xem bản thân cần cải thiện nào để tăng thêm cơ hội

trong nghề nghiệp *

9 Được biết ngành nghề nào có cơ hội việc làm tốt *

Trường Đại học Kinh tế Huế

10 Được đưa ra lời khuyên về năng lực và ngành nghề phù hợp * 11 Các kỹ năng cần thiết cùng với từng ngành nghề *

12 Sự khác nhau giữa các ngành *

13 Các hoạt động tại các trường/các ngành *

14 Tìm hiểu các trường xét tổ hợp môn mà mình học * *

15 Tìm hiểu các trường gần nhà *

16 Tìm hiểu các vấn đề về học phí, cơ sở vật chất *

17 Tìm hiểu các trường mà mình thích *

18 So sánh các trường với nhau để đưa ra lựa chọn trường * 19 Tìm các trường có tiếng, được nhiều người đánh giá cao * 20 Tìm kiếm ngành phù hợp với học lực, điểm của bản thân * 21 Tìm kiếm ngành phù hợp với tính cách của bản thân * 22 Tìm kiếm ngành phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh bản thân * 23 Tìm kiếm ngành có cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai *

24 Tìm kiếm ngành theo định hướng của gia đình *

25 So sánh các ngành với nhau để đưa ra lựa chọn ngành *

26 Xem xét khả năng trúng tuyển ngành đã đăng kí *

27 Xem xét những ngành phù hợp với mức điểm *

28 Xem xét những ngành phù hợp mong muốn của bản thân *

(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra 2019) Trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, xác định ngành nghề tiềm năng có thể mang lại công việc tốt được lựa chọn nhiều hơn với 43,3% người lựa chọn. Ngoài ra, Nhận thấy rõ mục đích học tập cũng như đích đến lâu dài của mình có số lượng người lựa chọn là 20%. Nguyên nhân, học sinh THPT muốn tìm hiểu để có những kế hoạch học tập cho phù hợp. Đó là lý do lên THPT nhiều học sinh có xu hướng “học lệch”, tức là chỉ học tổ hợp môn mà ngành mình muốn thi vào. Ngoài 2 mục đích đó, biết được ngành nghề nào đang hot và đưa ra được những hoạt động cho bản thân nhằm trau dồi kiến thức thức chuyện môn cũng như kỹ năng bổ trợ có lựa chọn bằng nhau với tỷ lệ 16,7% với mỗi mục đích.

Trong giai đoạn 2, đánh giá xem bản thân cần cải thiện nào để tăng thêm cơ hội trong nghề nghiệp có lựa chọn áp đảo các mục đích khác với 56,7% sinh viên lựa

Trường Đại học Kinh tế Huế

chọn. Học sinh THPT muốn đánh giá được bản thân cần cải thiên điều gì để tăng thêm cơ hội trong nghề nghiệp, có thể là những kỹ năng, những kiến thức liên quan đến ngành,… Ngoài ra, hai mục đích có số bình chọn gần bằng nhau là đánh giá xem tính cách bản thân phù hợp với ngành nghề nào với 23,3% người lựa chọn và đánh giá xem học lực phù hợp với ngành nghề chiếm 20%. Trong gian đoạn này, với kết quả khảo sát, học sinh THPT thường tìm hiểu các thông tin, tham khảo từ nhiều nguồn rồi xác định những thiếu sót hiện tại của bản thân để tìm cách cải thiện.

Trong giai đoạn nhận tư vấn, được tư vấn ngành nghề nào có cơ hội việc làm tốt trong tương lai được chọn lựa chọn nhiều nhất với 51,7% sinh viên lựa chọn. Học sinh THPT do chưa hiểu rõ về các ngành nghề, muốn được giải đáp chuyên sâu, tư vấn kĩ hơn. Ngoài ra, được đưa ra lời khuyên về năng lực và ngành nghề phù hợp cũng có sự lựa chọn khá cao với 26,7%. Ở giai đoạn này, học sinh THPT muốn có những lời khuyên mang tính kinh nghiệm để có thể tin tưởng hơn với quyết định. Các kỹ năng cần thiết cùng với từng loại ngành nghề cũng khá quan trọng với học sinh THPT với 13,3% sinh viên lựa chọn. Sự khác nhau giữa các ngành có 3,3% lựa chọn và các hoạt động tại các trường/các ngành với 5%, số lượng lựa chọn khá ít.

Trong giai đoạn chọn trường, tìm hiểu các trường xét tổ hợp môn mà mình học được đánh giá cao nhất với 26,7%. Đây là mục đích cơ bản nhất trong bước chọn trường đối với hầu hết học sinh THPT. Ngoài mức độ quan trọng của việc tìm hiểu các tổ hợp môn của ngành thì tìm hiểu các vấn đề về học phí, cơ sở vật chất; so sánh các trường với nhau để đưa ra lựa chọn trường và tìm hiểu các trường mà mình thích cũng có số lựa chọn khá với tỷ lệ sinh viên lựa chọn là 21,7%; 20% và 16,7%.

Giai đoạn chọn ngành có sự tập trung về phương án trả lời. Cụ thể, tìm kiếm ngành có cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai có số bình chọn nhiều nhất với 30%

sinh viên lựa chọn. Điều này cho thấy rằng, học sinh khi tìm hiểu các ngành nghề thay vì theo ngành nghề đam mê thì lại muốn tìm các ngành có cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai, có sự cân nhắc và lựa chọn khá kỹ càng. Ngoài ra, tìm kiếm ngành nghề phù hợp tổ hợp môn đã chọn; tìm kiếm ngành phù hợp với học lực, điểm của bản thân; tìm kiếm ngành phù hợp với tính cách của bản thân cũng khá quan trọng với tỷ lệ lựa chọn khá cao, lần lượt là 20%; 18,3%; 21,7%. Nguyên nhân là do thông tin về ngành nghề

Trường Đại học Kinh tế Huế

phù hợp với tính cách, học lực, tổ hợp môn là những thông tin để học sinh nắm trước khi đưa ra lựa chọn xét tuyển.

Trong cân nhắc, điều chỉnh, mục đích của học sinh THPT chủ yếu là tìm hiểu các vấn đề về điểm để có những điều chỉnh nguyện vọng nhằm tăng khả năng trúng tuyển vào ngành phù hợp. Cụ thể, xem xét những ngành phù hợp mong muốn của bản thân có nhiều lựa chọn nhất với 40% sinh viên lựa chọn. Có thể thấy rằng, học sinh khi cân nhắc điều chỉnh mong muốn tìm một ngành phù hợp với năng lực bản thân, mong muốn đặt ra. Điều này thể hiện được tính độc lập, sự linh hoạt của thế hệ Z. Ngoài ra, xem xét những ngành phù hợp với mức điểm của mình và xem xét khả năng trúng tuyển ngành đã đăng kí có tỷ lệ lựa chọn gần bằng nhau là 31,7% và 28,3%.

2.3.7. Liệt kê các điểm tiếp xúc và các hành vi của học sinh tại mỗi điểm tiếp xúc