• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.7. Liệt kê các điểm tiếp xúc và các hành vi của học sinh tại mỗi điểm tiếp xúc

2.3.7.2. Hành vi tại các điểm tiếp xúc

Tư vấn hotline

Tư vấn hotline mang tính cá nhân hóa hơn các loại kênh khác vì học sinh hoặc người thân gọi điện để được giải đáp thắc mắc thì các hỏi và câu trả lời chỉ xoay quanh các vấn đề của học sinh đó. Mỗi trường sẽ có một đội ngũ tư vấn hotline trực điện thoại để luôn luôn có người trả lời điện thoại, giải quyết vấn đề cho học sinh.

Trực tiếp đến trường đại học

Đây là kênh thông tin tin cậy và đảm bảo nhất trong tất cả các kênh. Thông tin được cung cấp một cách chi tiết, khá chính xác, người hỏi được giải đáp thắc mắc một cách triệt để, đầy đủ. Tính cá nhân hóa cao khi người trả lời chỉ trả lời các vấn đề liên quan đến các câu hỏi của học sinh.

Các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước

Thông tin được cung cấp mang tính kinh nghiệm. Các anh chị khóa trước có thể cho các bạn học sinh những tư vấn sự hiểu biết thực tế các ngành nghề, đăng kí các tổ hợp môn, kinh nghiệm ôn thi và làm bài thi. Tuy nhiên, các thông tin mang tính thông báo cần sự tin cậy cao khi nhận từ anh chị khóa trước cần kiểm chứng lại vì anh chị khóa trước chỉ hồi tưởng lại thời điểm mà họ thi, hoặc có thể quy định tuyển sinh được thay đổi.

2.3.7.2. Hành vi tại các điểm tiếp xúc

Kết quả điều tra cho thấy, những tiêu chuẩn sử dụng khi lựa chọn kênh tìm kiếm thông tin tuyển sinh, tác giả tổng kết lại kết quả sử dụng các tiêu chí khi tìm kiếm thông tin.

Theo kết quả điều tra ban đầu, 2 tiêu chí được đánh giá cao nhất là thông tin đa dạng và độ tin cậy cao. Cụ thể, độ tin cậy cao có số lượt bình chọn cao nhất là 40% sinh viên lựa chọn. Giải thích cho việc này, với mong muốn tìm kiếm thông tin, đặc biệt là thông tin quan trọng như tuyển sinh, việc tìm được những thông tin đáng tin cậy, tỷ lệ chính xác cao là cần thiết. Không một ai muốn có những thông báo sai sự thật, hay những bài biết mang tính chủ quan, những bài báo giật tít nhưng không chính xác. Chỉ tiêu quan trọng thứ 2 là thông tin đa dạng với 33,3%. Có thể nói, khi tìm kiếm thông tin, ngoài hy vọng thông tin tin cậy thì học sinh và gia đình muốn có nhiều thông tin để tham khảo, so sánh các phương án lựa chọn để đưa ra quyết định dễ dàng hơn. 2 tiêu chí đó là quan trọng nhất trong tất cả các tiêu chí lựa chọn. Do đó, khi nhà trường đăng các thông báo, bài viết thì lưu ý tới điều này. Ngoài ra, 2 tiêu chí có lựa chọn cũng đáng quan tâm là tình cờ sử dụng với 10% và kênh được tư vấn sử dụng với 8,3%. Ngoài ra, các tiêu chí còn lại ít được quan tâm đó là thông tin nhanh chóng với 3,3% và kênh phổ biến quá với 5%.

Mặc dù kết quả điều tra tổng quát cho thấy, thông tin tin cậy và thông tin đa dạng được đánh giá cao nhất nhưng có sự thay đổi trong tiêu chí chọn kênh từng giai đoạn hành trình.

Biểu đồ 8: Tiêu chí chọn kênh từng giai đoạn

(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2019)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, 2 tiêu chí được đánh giá cao nhất là thông tin đa dạng và độ tin cậy cao. Tỷ lệ sinh viên lựa chọn 2 tiêu chí này ngang nhau là 41,7% mỗi tiêu chí. Có thể nói, trong giai đoạn bắt đầu định hình nhận thức về nghề nghiệp, học sinh THPT không thực sự hiểu rõ về các ngành nghề nên khi tìm kiếm các kênh thông tin, cần thông tin càng nhiều càng tốt và độ tin cậy phải cao. Nhờ vậy, sự thông hiểu về những gì mà học sinh THPT phải làm trong tương lai tốt hơn, định hình rõ và cụ thể hơn.

Trong giai đoạn 2, tiêu chí thông tin đa dạng có lượt bình chọn cao nhất trong tất cả các tiêu chí với 48,3%. Với mục đích muốn đánh giá năng lực bản thân, học lực, tính cách như thế nào, học sinh muốn hiểu rõ về bản thân, sự đánh giá khách quan để có những kế hoạch trong tương lai. Ngoài ra, số lượng bình chọn đối với tiêu chí độ tin cậy cao với chiếm 45% sinh viên lựa chọn. Có thể thấy rằng, học sinh mong muốn nhận được những thông tin tin cậy, có thể tin tưởng để giúp mình đưa ra sự lựa chọn đúng và tốt nhất.

Trong giai đoạn nhận tư vấn, các tiêu chí có số lượng lựa chọn khá bằng nhau.

Cụ thể, tiêu chí được lựa chọn nhiều nhất vẫn là độ tin cậy cao với 39,2% sinh viên lựa chọn, kênh thông tin và thông tin tin cậy luôn là yếu tố quan trọng nhất khi tìm kiếm thông tin. Học sinh luôn kì vọng những thông tin mà mình nhận được kiểm chứng, độ tin cậy cao để quyết định đưa ra là chính xác. Tiêu chí cao thứ 2 là thông tin đa dạng với 25,8%. Tiêu chí cao thứ 3 là kênh được tư vấn sử dụng với 20%. Nếu các giai đoạn trước thì tiêu chí này có tỷ lệ lựa chọn khá thấp (dưới 10%) thì giai đoạn này tỷ lệ cải thiện hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do đây là giai đoạn nhận tư vấn, các bạn học sinh muốn được chia sẻ những kênh thông tin tốt để tăng thêm phương án lựa chọn trong đưa ra quyết định.

Trong giai đoạn chọn trường, thông tin đa dạng có lượt bình chọn cao nhất, 50,8% lựa đặt ra tiêu chí này khi chọn kênh. Tính chất của giai đoạn này là nhu cầu tìm kiếm thông tin cao, cần đưa ra sự so sánh. Do đó, việc tìm những kênh có thông tin nhiều là cần thiết. Đó là lý do vì sao tiêu chí thông tin đa dạng được sử dụng cao nhất trong tất cả cả tiêu chí. Tiêu chí được đánh giá cao thứ 2 là độ tin cậy cao với 37,5%

sinh viên lựa chọn. Khi ra quyết định chọn trường, điều quan trọng là những thông tin

Trường Đại học Kinh tế Huế

mà nhà trường đăng tải, thông báo có đúng với thực tế không, những chia sẻ có đủ xác thực để tham khảo không,…

Trong giai đoạn chọn ngành, tiêu chí được lựa chọn cao nhất là độ tin cậy cao với 48,3% sinh viên lựa chọn. Tiêu chí quan trọng được chọn nhiều thứ 2 là thông tin đa dạng chiếm 31,7%. Có sự giảm sút đối với tiêu chí thông tin đa dạng trong giai đoạn này so với những giai đoạn trước. Nguyên nhân là do giai đoạn này là quan trọng, thông tin cần tập trung, chính xác thay vì thông tin nhiều, càng nhiều thông tin trong giai đoạn này có thể gây nhiễu thông tin, hoặc làm học sinh hoang mang, lo lắng.

Thông tin nhanh chóng ở giai đoạn này được đánh giá khá cao so với những giai đoạn trước với chiếm 10%. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi này do đây là giai đoạn gấp rút, giai đoạn làm hồ sơ xét tuyển sinh, cần có sự nhanh chóng trong cập nhật thông tin nên học sinh THPT cần những kênh thông tin nhanh chóng.

Mức độ tin cậy luôn được đặt lên hàng đầu trong tìm kiếm thông tin ở giai đoạn cân nhắc, điều chỉnh. Mọi thứ là quyết định cho một hành trình tìm hiểu, cân nhắc, so sánh, lựa chọn và đưa ra quyết định. Điều đó được giải thích khi mà số người lựa chọn tiêu chí độ tin cậy cao trong việc tìm kiếm kênh thông tin là cao chiếm 60% trong 120 mẫu điều tra. Có thể thấy, trong giai đoạn này, tất cả đều phải đúng, phải chính xác.

Ngoài ra, thông tin đa dạng có số lựa chọn khá cao với 25%, nguyên nhân là học sinh muốn có thông tin để so sánh, đánh giá từng phương án chọn lựa.

b. Hành vi tại các điểm chạm Kênh trực tuyến

Fanpage, group của các trường đại học

Học sinh chủ yếu xem các thông tin các hoạt động của nhà trường/khoa/ngành.

Mục đích quan trọng, học sinh THPT muốn xem đánh giá, review của các sinh viên đang học tại trường/khoa/ngành như thế nào. Học sinh cũng thường xem sinh viên tương tác trên fanpage, group như thế nào bằng việc theo dõi các comment. Ngoài ra, các bài viết của sinh viên trên các nhóm, cộng đồng cũng thường nhận sự chú ý, quan tâm của học sinh khi truy cập vào. Việc sử dụng fanpage, group của các trường đại học như là một kênh thông tin trở thành quá phổ biến đối với bạn học sinh nhờ các sự phát triển của công nghệ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Websites

Websites của các trường

Học sinh 12 thường cập nhật các thông tin tuyển sinh trên các websites của nhà trường. Học sinh THPT thường tìm kiếm các thông tin về ngành mà trường đang và chuẩn bị đào tạo, các thông tin tuyển sinh cần thiết, các hoạt động mà trường tham gia, các doanh nghiệp có liên kết với trường, hợp tác giáo dục, chương trình đào tạo, học bổng/du học, các chính sách hỗ trợ sinh viên. Học sinh khi xem các websites của trường đại học thường để ý xem những thành tựu của các cựu sinh viên, sinh viên trường này khi ra trường thành công ra sao, vì cực sinh viên của trường thành công sẽ là nguồn cảm hứng cho học sinh khi vào học trường này.

Diễn đàn TVTS, báo online

Diễn đàn tư vấn tuyển sinh là nơi đăng tải những lời khuyên, bài viết mà những người đi trước truyền kinh nghiệm lại. Học sinh thường vào đây để tìm kiếm những bài viết liên quan đến thắc mắc gặp phải, tìm kiếm những bài viết về tuyển sinh mới nhất. Ngoài ra, học sinh cũng thường đặt các câu hỏi để các thành viên của diễn đàn giải đáp.

Học sinh thường xem các tin tức tuyển sinh, các thông báo của Bộ GD-ĐT thông qua các bài viết trên các trang báo online. Trên các trang báo online, học sinh thường tìm hiểu thông tin các ngành nghề, du học, các trường đại học/cao đẳng/nghề, thông tin giáo dục,… Ngoài ra, học sinh có thể đặt câu hỏi để được giải đáp. Tuy nhiên, các bài báo online thường không thực sự tin cậy. Khi học sinh tìm kiếm thông thường xem nhiều trang báo để có sự kiểm chứng lại, so sánh thông tin.

Các websites cung cấp bài test tính cách

Học sinh truy cập kênh này chỉ trong giai đoạn đánh giá bản thân. Học sinh muốn đánh giá tính cách bằng việc trả lời các bài test được cung cấp. Có nhiều dạng test được cung cấp, có thể là bài test tính cách đơn thuần, có thể các bài test tính cách có gợi ý nghề nghiệp phù hợp. Ngoài ra, học sinh thường hứng thú với các bài test IQ, đặc biệt là học sinh theo khối ngành tự nhiên, có khả năng tính toán, suy luận tốt. Các thông tin được cung cấp mang dạng tham khảo, không ảnh hưởng nhiều hay mang tính chất quyết định đến việc chọn ngành, chỉ giúp định hướng được lĩnh vực nghề nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TV

TV là nơi cập nhật các tin tức thời sự. Kênh này có tính tin cậy cao hơn. Học sinh chủ yếu cập nhật các thông báo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT trên bản tin thời sự, các chương trình cập nhật tin tức của VTV. Ngoài ra, những thông tin về giáo dục cũng được quan tâm nhiều. Thông tin tuyển sinh được đăng tải thường mang tính tổng quát dạng thông báo. Ngoài ra, các kênh truyền hình khu vực/địa phương cũng thường có các bài viết về các trường trong khu vực. Do đó, lượng thông tin cung cấp cho học sinh theo dõi cũng khá đa dạng. Tuy nhiên, việc sử dụng TV để cập nhật tin tức tuyển sinh không còn nhiều như thời gian trước do sự phát triển, phổ biến và thông dụng của internet.

Kênh trực tiếp

Gia đình, thầy cô, người thân

Học sinh thường hỏi ý kiến người thân, thầy cô trước khi đưa ra quyết định. Đối với thầy cô, học sinh THPT lắng nghe những đánh giá về học lực, định hướng về ngành nghề phù hợp với bản thân, các kinh nghiệm của người đi trước. Ý kiến thầy cô THPT, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm thường có trọng lượng khá lớn trong quyết định của các em vì khi đó, học sinh còn mơ hồ, không thực sự thông hiểu về tuyển sinh, và giáo viên là người hiểu về vấn đề này. Còn đối với bố mẹ, người thân là người mong muốn mọi điều tốt cho học sinh và thường gợi ý những ngành mà được đánh giá cao, sẽ phù hợp với học sinh.

Tờ rơi, poster, banner, backdrop...

Học sinh ít khi tham khảo thông tin dựa vào các ấn phẩm Tờ rơi, poster, banner, backdrop.... Các ấn phẩm truyền thông chủ yếu để gây sự chú ý tức thời cho học sinh khi vô tình thấy được. Học sinh ít khi đánh giá cao các thông tin trên các ấn phẩm như tờ rơi, poster, banner, backdrop..., đặc biệt là tờ rơi vì nó khá mang tính quảng cáo và độ tin cậy thông tin là không cao.

Tự đánh giá bản thân

Học sinh THPT thường tự đánh giá về học lực của mình đang ở giai đoạn nào, có thể làm các đề của năm trước bao nhiêu điểm,… Đó là tự đánh giá học lực. Việc tự đánh giá học lực của chính bản thân mình trong quá trình học tập, kết quả bài thi trên lớp sẽ giúp học sinh THPT biết rõ hơn học lực mình ngang đâu để đăng kí tổ hợp môn

Trường Đại học Kinh tế Huế

cho phù hợp. Ngoài ra, xem mình có tính cách như thế nào, sống mở hay khép kín, thích sự logic hay tính nhân văn,… để chọn các lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với tính cách của mình.

Tư vấn trực tiếp của các chương trình TVTS

Học sinh thường tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh để được giải đáp trực tiếp những thắc mắc. Học sinh thường đặt các câu hỏi các ngành nghề, sự khác biệt của các ngành mà trường đào tạo, các chính sách hỗ trợ sinh viên, các hoạt động mà nhà trường tham gia, chương trình đào tạo đối với các ngành, cơ hội việc làm, cách thức tương tác với trường,…

Tư vấn hotline

Học sinh sử dụng gọi điện trực tiếp đến trường để giải đáp các thắc, hoặc cũng như muốn xác nhận xác thông tin đang còn chưa chắc chắn. Học sinh THPT thường hỏi các vấn đề như cách làm hồ sơ xét tuyển vào trường, các chính sách hỗ trợ sinh viên, cơ hội việc làm, học lực hiện tại thì nên học ngành gì,… Học sinh gặp khó khăn trong việc đến trường trực tiếp thường chọn kênh thông tin hotline để được tư vấn.

Trực tiếp đến trường

Học sinh đến trường để xác nhận trực tiếp xác thông tin. Học sinh có thể đưa ra các vấn đề, thắc mắc liên quan đến việc đăng kí xét tuyển vào trường, cách thức làm hồ sơ xét tuyển, được giải đáp các vấn đề liên quan đến ngành nghề, học phí, chính sách hỗ trợ sinh viên,… Học sinh thường sử dụng kênh thông tin này ở giai đoạn cuối của hành trình, tức là từ khi làm hồ sơ xét tuyển đến giai đoạn thay đổi nguyện vọng theo quy định của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, kênh thông tin thường là đối tượng sử dụng là những học sinh có phạm vi địa lý khá gần, thuận lợi việc đến trường hỏi trực tiếp.

Còn những học sinh có vị trí khá xa so với trường thì việc đến trường để được giải đáp là khó khăn, thường chọn kênh hotline hoặc nhắn tin tại websites/fanpages của trường.

Các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước

Những chia sẻ, tư vấn của các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước được học sinh tin tưởng nhiều. Học sinh thường hỏi về các kinh nghiệm mà anh chị rút ra được trong quá trình lựa chọn trường/ngành, học và ôn thi như thế nào cho tốt, review về

Trường Đại học Kinh tế Huế

các trường mà anh chị đang theo học, lựa chọn ngành này có thực sự tốt, thực tế học gì với từng ngành, tham khảo các kênh thông tin hữu ích,…

2.3.8. Gắn các điểm tiếp xúc vào các giai đoạn hành vi