• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.9. Đánh giá của học sinh về mức độ đáp ứng thông tin tại các điểm tiếp xúc

2.3.9.2. Kiểm tra chéo yếu tố giới tính với đánh giá mức độ đáp ứng thông tin

cao hơn nữ. Đặc biệt, xu hướng đánh giá rất hài lòng của nam luôn ở mức cao. Điều này có thể thấy rõ đối với fanpage, group các trường đại học khi mà tỷ lệ nam đánh giá mức rất hài lòng là 66,70% và hài lòng là 16,70%, còn nữ là 26,20% với rất hài lòng và 22,60% với hài lòng. Websites các trường có tỷ lệ hài lòng trên mức trung bình có gần 70% nam đánh giá và nữ là 57%. Kênh có sự chênh lệch trong đánh giá hài lòng giữa nam và nữ là TV khi mà gần 58% nam đánh giá hài lòng còn nữ là 30,9%. Dựa và kết quả điều tra, có thể thấy rằng, có sự khác biệt về giới tính đối với mức độ đáp ứng thông tin thông tin nhận được tại các kênh. Nguyên nhân là do nữ khó tính trong việc tìm kiếm thông tin, đặc biệt là thông tin tuyển sinh, luôn muốn mọi thứ là chắc chắn, tin cậy và chính xác.

Trong giai đoạn 2, websites các trường có sự khác biệt nhiều trong đánh giá của nam và nữ. 41,7% nam đánh giá rất hài lòng nhưng tỷ lệ này nữ chỉ là 27,4%.

Fanpage, group các trường đại học được đánh giá rất hài lòng của nam là 55,6% và nữ thấp hơn là 33,3%. Gia đình, thầy cô, người thân cũng tỷ lệ đánh giá rất hài lòng nam nhiều hơn nữ (nam là 36,1% và nữ là 13,1%). Các kênh còn lại không có sự chênh lệch nhiều. Qua kết quả điều tra, có thể thấy nam dễ hài lòng với những thông tin nhận được còn nữ thì không quá hài lòng, tức là chỉ cao hơn mức trung bình không nhiều.

Trong giai đoạn 5, gia đình, thầy cô, người thân có sự khác biệt lớn nhất giữa nhóm nam và nữ. Với nhóm nam, 50% đánh giá rất hài lòng và 22,2% đánh giá hài lòng. Tuy nhiên, nhóm nữ có sự khác biệt lớn khi mà chỉ có 9,5% đánh giá rất hài lòng và 36,9% đánh giá hài lòng. Gia đình, thầy cô, người thân được xem là quan trọng

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong giai đoạn này nhưng với nhóm nữ thì không đánh giá cao những thông tin khai thác được từ gia đình, thầy cô.

Trong giai đoạn 6, ngoài các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước nhóm nữ có mức độ đáp ứng thông tin về thông tin cao hơn nhóm nam (45,3% nữ đánh giá hài lòng trên trung bình và nam là 38,9%) thì tất cả các kênh khác nhóm nam đều đánh giá hài lòng rất cao, cao hơn nhóm nữ. Gia đình, thầy cô, người thân có sự chênh lệch lớn trong đánh giá hài lòng với 72,2% nam hài lòng trên mức trung bình (61,1% rất hài lòng) và nữ là 47,6% (23,8% rất hài lòng). Tư vấn hotline nhận đánh giá thấp khi mà 44,4% nam đánh giá hài lòng dưới trung bình và nữ là 15,4%.

2.3.9.3. Kiểm tra chéo yếu tố điểm đầu vào với đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh

Trong giai đoạn 1, hai kênh thông tin có sự khác biệt trong đánh giá hài lòng thông tin tại kênh là fanpage, group các trường đại học và gia đình, thầy cô, người thân. Đối với fanpage, group các trường đại học, nhóm có học lực tầm trung (đầu vào dưới 19 điểm) có đánh giá hài lòng rất cao với 66,70% sinh viên đánh giá rất hài lòng và 16,70% hài lòng. Tuy nhiên, nhóm có học lực khá tốt lại đánh giá không quá cao với 30,8% sinh viên điểm đầu vào từ 21 đến dưới 22 điểm đánh giá hài lòng trên mức trung bình và 50% sinh viên có đầu vào trên 22 điểm đánh giá hài lòng trên mức trung bình. Như vậy có thể kết luận, nhóm có mức điểm tầm trung hài lòng với fanpage, group các trường đại học. Gia đình, thầy cô, người thân ở mức đánh giá rất hài lòng có sự khác biệt lớn. Cụ thể, nhóm có điểm trên 22 điểm gần 67% đánh giá rất hài lòng trong khi nhóm điểm dưới 19 điểm là 25%. Có thể thấy, học sinh có học lực tốt đánh giá cao những tư vấn, góp ý của gia đình, thầy cô, người thân hơn những kênh thông tin khác.

Trong giai đoạn 2, websites các trường có sự khác biệt nhiều trong đánh giá hài lòng đối với từng nhóm điểm đầu vào. Nếu 76,4% nhóm có điểm đầu vào từ 20 đến dưới 21 điểm đánh giá hài lòng trên trung bình với thông tin nhận được tại kênh thì với đối với nhóm từ 19 đến dưới 20 điểm chỉ là 25% và 38,5%. Gia đình, thầy cô, người thân có sự khác biệt lớn giữa nhóm dưới 19 điểm và nhóm từ 21 đến dưới 22 điểm khi mà 81,3% nhóm dưới 19 đánh giá hài lòng trên mức trung bình và tỷ lệ này đối với

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhóm từ 21 đến dưới 22 điểm là 30,7%, các nhóm còn lại không có sự chênh lệch nhiều (tỷ lệ đánh giá trên mức trung bình đều lớn hơn 40%).

Kết quả điều tra giai đoạn 3 cho thấy, nhóm trên 22 điểm và nhóm từ 21 đến dưới 22 điểm có sự chênh lệch cao tại kênh websites của các trường khi mà 83,4% sinh viên có đầu vào trên 22 điểm đánh giá hài lòng trên mức trung bình và tỷ lệ này ở nhóm từ 21 đến dưới 22 điểm là 23%. Đối với kết quả điều tra với từng kênh trong giai đoạn này cho thấy, nhóm từ 21 đến dưới 22 điểm có tỷ lệ hài lòng trên mức trung bình là luôn thấp hơn các nhóm khác trong trong kênh.

Trong giai đoạn 6, nhóm có điểm đầu vào dưới 19 điểm dễ tính trong giai đoạn này khi mà các kênh đều có mức độ đáp ứng thông tin cao. Cụ thể, gia đình, thầy cô, người thân có 75% nhóm có điểm đầu vào dưới 19 điểm hài lòng trên mức trung bình trong đó có 62,5% rất hài lòng (tỷ lệ này là 37,5% đối với nhóm từ 19 đến dưới 20 điểm) và 62,4% với websites của các trường (73,6% ở nhóm 20 đến dưới 21 điểm nhưng là 30,8% ở nhóm 21 đến dưới 22 điểm). Tư vấn hotline có sự khác biệt lớn trong đánh giá hài lòng giữa các nhóm (50% đánh giá hài lòng trên trung bình ở nhóm dưới 19 điểm nhưng là 12,5% ở nhóm từ 19 đến dưới 20 điểm và 16,7% ở nhóm trên 22 điểm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hình 4: Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin về thông tin tại các điểm chạm trong từng giai đoạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYỂN SINH NGÀNH MARKETING – ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.1. Quan điểm định hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả trong công tác tuyển