• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đánh giá thực hiện

Tổ chức quản trị kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến, hướng tới thông lệ, đảm bảo minh bạch, công khai, hiệu quả, trong đó ưu tiên phát triển chiến lược Ngân hàng số một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh.

Phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao; bồi đắp văn hóa doanh nghiệp BIDV và phát triển thương hiệu BIDV trở thành thương hiệu ngân hàng có giá trị, sức khỏe thương hiệu mạnh, được lan tỏa nhận biết sâu rộng với thị trường trong nước và quốc tế.

Tiếp tục triển khai các hoạt động vì cộng đồng với tinh thần sẻ chia trong những thời điểm khó khăn, nhiều biến động trên các lĩnh vực ưu tiên quốc gia như y tế, giáo dục, cứu trợ thiên tai; Hỗ trợ giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, an sinh xã hội, tạo sự lan tỏa trong ngành ngân hàng và toàn cộng đồng.

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đánh giá thực hiện

viên nâng cao được ý thức, trách nhiệm đối với các chương trình đào tạo và phát triển.

Bên cạnh đó, quy trình đào tạo và phát triển cần xuất phát từ nhu cầu đào tạo, chương trình đào tạo và cuối cùng là công tác kiểm tra, đánh giá sau đào tạo để nắm bắt được tình hình thực tế của nhân viên, những kiến thức chuyên môn cần có để thực hiện công việc thực tế tại đơn vị. Cần có sự đo lường hiệu quả tăng kết quả thực hiện công việc trên chi phí đào tạo.

Ngoài ra, với chỉ tiêu “Chất lượng nội dung tham mưu, đề xuất đóng góp cho sự phát triển của Chi nhánh”chưa có giá trị đo lường cụ thể, còn mang tính chất đánh giá chủ quan khi phụ thuộc vào sự đánh giá định tính của Giám đốc/Phó giám đốc phụ trách Chi nhánh. Vì vậy, nhằm đảm bảo công bằng và tạo động lực phấn đấu cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đơn vị cần có thước đo cụ thể cho tiêu chí này.

Ngân hàng BIDV Phú Xuân cần tăng cường cho đội ngũ nhân viên được học hỏi và phát triển, nâng cao năng lực chuyên môn. Từ đó giúp kết quả thực hiện công việc của đội ngũ nhân viên được tăng lên, giúp đơn vị ngày càng phát triển đồng thời tạo nguồn lực phát triển bền vững lâu dài, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ.

3.2.2 Nâng cao chất lượng cho Khía cạnh Quy trình quản lý nội bộ

Là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, BIDV Phú Xuân phải đối mặt với nhu cầu và mong muốn ngày càng tăng của khách hàng. Để đáp ứng được với sự thay đổi đó, doanh nghiệp luôn phải có cho mình một quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo sự vận hành toàn bộ hệ thống một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

Là một ngân hàng, các chỉ tiêu trong Khía cạnh Quy trình quản lý nội bộ được xây dựng dựa trên đặc thù về lĩnh vực kinh doanh của đơn vị, nhìn chung các chỉ tiêu thực hiện về khía cạnh này tại đơn vị khá tốt. Trong đó, chỉ tiêu“Số lượng giao dịch bình quân quy chuẩn/người/ngày” chưa được sử dụng một cách hiệu quả, chưa có đề ra được chỉ tiêu thực hiện khiến kết quả đánh giá chung cho Khía cạnh Quy trình quản lý nội bộ chưa thực sự chính xác. Vì vậy, Chi nhánh cần đưa ra chỉ tiêu cụ thể cho tiêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

chí này nhằm giúp đội ngũ nhân viên dễ dàng thực hiện cũng như đảm bảo sự đánh giá tình hình thực tế được chính xác hơn.

3.2.3 Nâng cao chất lượng cho Khía cạnh Tài chính

Các chỉ tiêu của khía cạnh này được đội ngũ nhân viên hoàn thành khá tốt, tuy nhiên để đơn vị ngày càng phát triển hơn, chỉ tiêu này cần được nâng hệ số trong tương lai. Để tăng thêm thu nhập, đơn vị cần có các chiến lược nâng cao hình ảnh của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, cần có các chỉ tiêu nhằm đo lường, quản lý các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động. Để tăng thêm hiệu quả, các chỉ tiêu về mặt tài chính cần có sự kết hợp đối với các chỉ tiêu về khách hàng.

3.2.4 Nâng cao chất lượng cho Khía cạnh Khách hàng

Nhằm nâng cao được kết quả trong khía cạnh này, đơn vị cần có những cải tiến, đa dạng các loại hình sản phẩm để thu hút hơn khách hàng. Cần tiếp tục và nâng cao các chương trình liên kết, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng hiện nay. Hơn hết, cần thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, từ đó tăng mức độ hài lòng của khách hàng, giúp giữ được lượng khách hàng trung thành cũng như tăng cường thu hút thêm khách hàng mới.

3.2.5 Nâng cao chất lượng cho Nhận thức về Thẻ điểm cân bằng

Đây là yếu tố được đội ngũ nhân viên trong đơn vị đánh giá chưa được tốt. Tuy nhiên, để có thể nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện BSC, Chi nhánh cần tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức về Thẻ điểm cân bằng cho đội ngũ nhân viên trong đơn vị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ