• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG

3.2. Giải pháp nâng cao sự hài lòng trong công việc cho người lao động tại Công ty Cổ

Xuất phát từ định hướng trong thời gian tới, từ dữ liệu thông tin thu thập được qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại công ty cùng với kết quả phân tích dữ liệu, tác giả đềxuất một sốgiải pháp nhằm góp phần nâng cao sựhài lòng cho người lao động tại Hội sở Hà Nội, trong đó có một số giải pháp có thể mở rộng ứng dụng cho toàn công ty.

3.2.1. Gii pháp vbn cht công vic

Qua kết quả phân tích kết luận rằng yếu tố bản chất công việc có mức độ tác động mạnh mẽnhất đến sựhài lòng trong công việc của nhân viên. Các nhận định liên quan đến yếu tốnày nhận được đánh giá khá tích cực từphía nhân viên. Tuy nhiên còn những ý kiến đánh giá chưa thực sựhài lòng cho thấy còn có những hạn chếnhất định và công ty cần khắc phục và hoàn thiện hơn nữa. Tác giả đề xuất một sốgiải pháp như sau:

- Phân công công việc phù hợp với trình độ, khả năng, tính cách và mong muốn của nhân viên tránh sựkhông phù hợp tạo nên sựáp lực trong công việc cho nhân viên của mình. Bên cạnh đó công việc phù hợp với khả năng giúp nhân viêncó thểtận dụng hết những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của mình trong công việc, từ đó giúp tăng tinh thần làm việc và nhân viên cảm thấy yêu thích công việc của mình hơn.

- Đối với các công việc khác nhau, công ty cần phân tích tính chất công việc và đưa ra những chính sách hợp lý, nên tăng sựthú vịvà thửthách trong công việc đểtạo sự hứng thú trong công việc cho nhân viên khỏi bị nhàm chán, góp phần làm tạo sự hứng khởi trong công việc, nhân viên chủ động hơn trong việc tìm tòi và sáng tạo hơn trong công việc của mình.

- Tổchức các hoạt động tăng tính tập thểtrong công việc để tránh sự nhàm chán trong công việc cho nhân viên.

Trường ĐH KInh tế Huế

SVTH: HồThịDung 76 - Nhân viên cần được đào tạo đầy đủ và nắm rõ được về công việc mình đang làm để có thể thực hiện tốt công việc và mang lại hiệu quảcao. Cần thường kiểm tra, đánh giá nhân viên trong công việc đểkịp thời bỗi dưỡng kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cho nhân viên của mình.

- Đối với những nhân viên mới vào và nhân viên thửviệc, cần tiếp tục duy trì các hoạt động đào tạo hội nhập về công ty, giúp nhân viên nắm được tình hình hoạt động và mục tiêu chung của tổ chức. Hướng dẫn và đào tạo nhân viên làm việc theo quy trình để nhân viên dễ dàng nắm bắt công việc. Hoạt động đào tạo ngay từ đầu là rất quan trọng đểchắc chắn rằng nhân viên có thểhiểu rõ công việc mìnhđang làm.

- Thường xuyên phản hồi thông tinđánh giávềcông việc cho nhân viênđể họcó thểchủ động trong công việc của mình.

Vì tính chất các công việc tại Hội sở và các chi nhánh khác là tương đối giống nhau và Hội sở mang tính đại diện cao nhất, do vậy các giải pháp trên có thể ứng dụng cho toàn công ty.

3.2.2. Gii pháp về cơ hộithăng tiến

Cơ hội thăng tiến có mức độ tác động nhất định đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên, yếu tốvề môi trường làm việc cũng như những cơ hội phát triển nghề nghiệp cũng được nhiều người chú trọng khi làm một công việc nào đó, đặc biệt là những nhân tài. Hiện tại nhân viên đang đánh giá khá tích cực và nhận thấy những cơ hội thăng tiến của bản thân trong công việc. Tuy nhiên còn có những hạn chếnhất định mà công ty cần hoàn thiện hơn đểnâng cao sựhài lòng của người lao động. Tác giả đề xuất một sốgiải pháp như sau:

Đối với Hội sởHà Nội

- Tổ chức đánh giá hiệu quả công việc hàng tháng của nhân viên qua các bài kiểm tra năng lực từng bộphận, tạo nhiềucơ hội thăng tiến cho nhân viên.

- Tạo cho nhân viên nhiều cơ hội để học hỏi những kỹ năng mới, cơ hội được làm việcởnhững vị trí khác nhau.

- Công ty cần xây dựng một lộtrìnhđào tạo và thăng tiến rõ ràng hơn và ngay từ đầu cho những nhân viên mới của mình, tránh sự

Trường ĐH KInh tế Huế

bị động trong công tác đào tạo và

giúp nhân viên có thời gian chuẩn bị trước về nội dung công việc cũng như dễ dàng nắm bắt công việc của mình hơn.

Đối với toàn công ty

- Tiếp tục đẩy mạnh việc sửdụng công cụ KPI để kích thích nhân viên làm việc tích cực, nhanh chóng nhận ra những dấu hiệu khi nhân viên làm việc không hiệu quả và kịp thời có những cách giải quyết phù hợp.

- Thiết lập hệ thống chính sách, quy trình đào tạo và thăng tiến cho nhân viên một cách hợp lý, rõ ràng vàđảm bảo sựcông bằng.

- Tiến hành phân tích nhu cầu đào tạo theo kếhoạch phát triển của công ty, từ đó lên kếhoạch đào tạo sao cho phù hợp nhất với định hướng phát triển.

3.2.3. Gii pháp vtiền lương

Từkết quảphân tích cho thấy rằng nhân viên đánh giá khátích cực vềchính sách lương của công ty, tiền lương là yếu tố ảnh hưởng thứ ba đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Việc trả lương tương xứng với năng lực làm việc, công bằng trong trả lương, đảm bảo các khoản phúc lợi cũng như các chính sách thưởng có mức độ ảnh hưởng mạnh đến sựhài lòng trong công việc. Qua phân tích cho thấy vẫn còn bộphận nhân viên chưa đánh giá tích cực về chính sách tiền lương của công ty cho thấy hiện tại vẫn còn những hạn chếvà cần hoàn thiện hơn. Tác giả đề xuất những giải pháp để có thểphát huy thế mạnh của chính sách lương trongnâng cao sựhài lòng trong công việc và những giải pháp vềtiền lươngcó thểmởrộngứng dụng cho toàn công ty:

- Xây dựng các phương án điều chỉnh thang bảng lương nhằm đảm bảo trả lương công bằng và tương xứng với tính chất công việc.

- Cầnthường xuyên tổchức những cuộc họpđánh giá năng lực của nhân viên, đề từ đó đưa ra chính sách lương bổng hợp lý cho nhân viên. Khi nhân viên nhận được mức lương phù hợp với năng lực cũng như sự khuyến khích thông qua các khoản thưởng sẽgiúp họhài lòng và tích cực hơn trongcông việc.

- Cần thường xuyên khảo sát thị trường lao động đểbiết được sựbiến động, mức lương mặt bằng chung mà các doanh nghiệp đang trả cho người lao động. Từ đó điều chỉnh công tác trả lương và cập nhật mức lương

Trường ĐH KInh tế Huế

sao cho phù hợp với mức lương trên

SVTH: HồThịDung 78 thị trường, khả năng tài chính của công ty và đặc biệt là chính đáng cho công việc mà nhân viên đang làm.

- Công ty cần phát huy hình thức tổchức khen thưởng và tuyên dương các nhân viên có thành tích tốt trong công việc để động viên tinh thần cũng như tạo sựhài lòng cho nhân viên. Bên cạnh đó hoạt động tuyên dương khen thưởng cũng giúp cho các nhân viên khác có thể noi gương và học hỏi, nỗlực hơn trong công việc của mình.

- Dựa trên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hàng năm, nếu kết quảhoạt động kinh doanh tốt thì công ty có thể xem xét tăng nguồn quỹkhen thưởng cho nhân viên với các hình thức phù hợp đểkhuyến khích và tạo sựhài lòng cho nhân viên trong công việc của mình. Đối với bộ phận bán hàng, công ty cần xem xét tính chất công việc và đánh giá kết quả kinh doanh của nhân viên và có thểáp dụng hình thức thưởng nóng bằng tiền nhiều hơn cho nhân viên. Hình thức này khá là hợp lý khi các sản phẩm hiện tại của công ty có giá trịkhá lớn.

- Cần đảm bảo sựcông bằng và khách quan trong công tác trả lương và xét thưởng cho người lao động tránh tình trạng nhân viên cảm thấy bị đối xửkhông công bằng.

-Công tác thanh toán lương, phụcấp và các khoản thưởng cầnđảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng thời hạn.

3.2.4. Gii pháp về điều kin làm vic

Đối với Hội sởHà Nội

- Cần chú trọng sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn cho nhân viên của mình sao cho phù hợp với tính chất công việc của từng phòng ban khác nhau.

- Vì tính chất công việc liên quan rất nhiều và đòi hỏi sự kết nối thuận lợi giữa các thiết bị điện tử với nhau nên đòi hỏi bộ phận IT chuyên nghiệp và kịp thời hơn nữa. Đảm bảo khắc phục kịp thời và nhanh chóng các sựcốxảy ra cũng như giúp nhân viên thuận lợi hơn trong công việc.

Đối với toàn công ty

- Công ty cần thường xuyên kiểm tra và hỗtrợ kịp thời cơ sởvật chất và các thiết bị phục vụcông việc cho nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi đểnhân viên phát huy hết khả năng và hoàn thành tốt công việc của mình.

Trường ĐH KInh tế Huế

- Tiếp tục duy trì và phát huy vềviệc tạo không gian xanh cũng như môi trường làm việc yên tĩnh ra toàn bộcác chi nhánh.

3.2.5. Gii pháp về văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề mà Ban lãnh đạo công ty hết sức chú trọng.

Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một văn hóa làm việc khác nhau và nó được thể hiện thông qua quá trình làm việc hằng ngày của người lao động cũng như hoạt động kinh doanh của công ty trong thị trường. Đánh giá của nhân viên về văn hóa doanh nghiệp khá tích cực tuy nhiên vẫn còn những ý kiến trung lập và không đồng ý về thương hiệu, sản phẩm và chưa tin tưởng vào chiến lược phát triển của công ty, một số nhân viên chưa cảm thấy yêu thích văn hóa của công ty. Cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu mạnh hơn trên thị trường cũng như hoàn thiện hơn trong xây dựng một văn hóa lành mạnh trong môi trường làm việc. Các giải pháp về văn hóa doanh nghiệp được đề xuất có thể mở rộng ứng dụng cho toàn công ty vì đây là yếu tố mà nhân viên trong công ty đều cùng làm việc trong một môi trường văn hóa doanh nghiệp giống nhau.

- Cần đảm bảo chất lượng các sản phẩm, xây dựng các công trình vững chắc và đảm bảo sự uy tín đối với khách hàng của mình.

- Tiếp tục duy trì và hoàn thiện hơn nữa những văn hóa tốt đẹp đang được triển khai tại công ty như các hoạt động tập thểdục vào buổi sáng, các buổi chia sẻcủa các cán bộ nhân viên cũng như ban lãnh đạo, văn hóa đọc sách,….. Những hoạt động này nhận được sự đánh giá tích cực và tạo sựgắn kết trong tập thể.

- Nghiên cứu thị trường để định hướng sản phẩm, khuyến khích nhân viên của mình sáng tạo và đóng góp ý kiến đối với các sản phẩm hiện tại Tập đoàn đang triển khai để đưa ra những phương án nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu tốt hơn.

- Tiếp tục triển khai các chương trình thiện nguyện cũng như các hoạt động giúp đỡ, chia sẻtri thức đến cộng đồng. Trong thời gian vừa qua các hoạt động mà công ty triển khai nhận được các phản hồi khá tích cực và sự ủng hộ của xã hội cũng như các nhân viên của mình. Đây là những hoạt động rất có ý nghĩa đối với xã hội, sẽgóp phần xây dựng hìnhảnh văn hóa công ty tốt đẹp hơn.

Trường ĐH KInh tế Huế

SVTH: HồThịDung 80 - Công ty nên tham khảo ý kiến đóng góp của nhân viên, có thểthực hiện những cuộc khảo sát đối với nhân viên để thu thập ý kiến đóng góp đểhoàn thiện hơn về xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

3.2.6. Gii pháp vquan hvới đồng nghip

Qua kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ với đồng nghiệp có ảnh hưởng lớn đến sựhài lòng trong công việc của nhân viên. Việc có mối quan hệ tốt đẹp hơn với đồng nghiệp tại nơi làm việc giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Công ty cần chú trọng phát triển các mối quan hệ đồng nghiệp cho nhân viên bằng những giải pháp thiết thực và mang lại hiệu quảcao:

- Thường xuyên tổchức các hoạt động tập thể, tạo nhiều cơ hội giao lưu học hỏi đểnhân viên có nhiều cơ hội tiếp xúc và gắn kết với nhau hơn.

- Xem xét khiển trách, kỷluật và xử lý chính đáng đối với những cá nhân có thái độ không tốt, thái độ thờ ơ và lơ là trong công việc đểkhông làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của những nhân viên khác. Đối với những cá nhân gây mất đoàn kết và có những ý đồxấu nhằm phá hoại các mối quan hệtốt trong công ty cần xửlý nghiêm ngặt để làm gương cho cán bộnhân viên công ty.

- Cần đánh giá và phân công công việc hợp lý, áp dụng các chính sách phù hợp với tính chất của công việc của nhân viên, khuyến khích nhân viên đểtạo cảm hứng và sự tận tâm trong công việc. Khi đồng nghiệp làm việc tận tâm thì sẽ giúp các nhân viên nỗlực hơn đểhoàn thành công việc.

- Tổ chức các chương trình thi đua khen thưởng giữa các bộ phận trong công ty, khuyến khích nhân viên có tinh thần đồng đội như các hoạt động văn nghệ, thểthao, ...

3.2.7. Gii pháp vmi quan hvi cp trên

Mối quan hệvới cấp trên là yếu tốcó mức độ tác động thấp nhất đến sựhài lòng trong công việc củangười lao động tại công ty, tuy nhiên nhân viên đánh giá khá tích cực vềmối quan hệvới cấp trên của mình. Điều này thểhiện được rằng khi mối quan hệ với cấp trên và nhân viên có sự gần gũi và gắn kết thì sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc hơn. Ban lãnh đạo công ty cần chú trọng hơn trong vấn đề này để có thể mang lại cảm hứng tích cực cho nhân viên giúp nâng cao hiệu quả công việc. Để có thểxây dựng mối quan hệtốt đẹp giữa cấp trên và nhân viên thì công ty cần có những

Trường ĐH KInh tế Huế

giải pháp tốt hơn giúp mang lại hiệu quảtốt nhất. Tác giả đề xuất những giải pháp để có thểphát huy thế mạnh của mối quan hệ với cấp trên góp phần nâng cao sựhài lòng trong công việc cho nhân viên:

- Cấp trên cần ghi nhận những thành tích và đóng góp của người lao động trong công việc bằng những hình thức khen thưởng kịp thời và đúng lúc. Các hình thức động viên nhân viên không chỉ thểhiện qua văn bản, nêu gương trước tập thể mà nhiều lúc chỉ cần một câu khen ngợi, tán thưởng công nhận nhân viên đó đã làm tốt một việc cũng có ảnh hưởng tích cựcđến tinh thần làm việc của họ.

- Cấp trên cần có nhìn nhận đánh giá khách quan và luôn đối xử công bằng với nhân viên trong mọi trường hợp. Xây dựng các mối quan hệtrong công ty lành mạnh giữa cấp trên và cấp dưới, thường xuyên tổchức các hoạt động giao lưu tập thể để tăng tính đoàn kết trong công ty.

- Ban lãnhđạo và đội ngũ quản lý cần xây dựng hình tượng gương mẫu, làm việc có kỷluật, công ty phân minh, không áp đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung, góp phần thúc đẩy sựhài lòng cho nhân viên.

- Lãnh đạo công ty cần quan tâm lắng nghe nhiều hơn những ý kiến nguyện vọng của nhân viên đểtạo điều kiện giúp nhân viên thoải mái trong công việc, nâng cao hiệu suất công việc.

- Cần xây dựng đội ngũ quản lý có trìnhđộ cao, có khả năng truyền đạt tốt, khả năng nhìn nhận thấu hiểu để có thể giúp đỡ nhân viên nhiều hơn trong công việc cũng như động viên tinh thần làm việc của họ. Cấp trên cần quan tâm chia sẻvới nhân viên về những vấn đề cá nhân, giúp đỡ nhân viên về những vấn đề khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống.

- Thường xuyên tổ chức những cuộc họp để lắng nghe những chia sẻ, thắc mắc của nhân viên trong công việc để tìm hướng giải pháp kịp thời. Tiến hành những cuộc khảo sát vềý kiến góp ý vềcách làm việc của ban quản lý để xem xét đánh giá và điều chỉnh sửa đổi.

Trường ĐH KInh tế Huế