• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẦY QUYẾT ĐỊNH MUA

3.1. Căn cứ đềxuất định hướng giải pháp

Mỗi một công ty muốn phát triển lâu dài đều phải xây dựng chiến lược trung, ngắn hạn và dài hạn rõ ràng, đúng đắn, phù hợp thích nghi theo sự thay đổi của môi trườngđối với hoạt động của công ty.

Đồng phục Lion với tầm nhìn trởthành công ty cung cấp những sản phẩm đồng phục đảm bảo vềcảmặt chất lượng và số lượng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếnói chung và ở Việt Nam nói riêng. Do vậy công ty cần phải có những định hướng cho tương lai:

 Xác định khách hàng mục tiêu, đềra các chiến lược xúc tiến hỗn hợp phù hợp.

 Kết hợp những cơ hội, thách thức từ bên ngoài cùng với điểm mạnh, điểm yếu của công ty đểgiữvững, nâng cao vịthếcạnh tranh của công ty trên thị trường Huếvà cả nước.

 Mởrộng hoạt động bán hàng qua trực tiếp và đồng thời bổtrợ thêm phương thức bán hàng trực tuyến thông qua Fanpage, website,…

 Tập trung phát triển khâu chăm sóc khách hàng.

 Xây dựng đội ngũ marketing đưa ra những định hướng cho công ty dựa vào kết quảnghiên cứu thị trường của mình, đầu tư cho marketing là đầu tư cho tương lai của công ty.

 Điều chỉnh cũng như hoàn thiện hơn chính sách bán hàng

3.2. Một sốgiải pháp nhằm thúc đẩy quyết định mua sản phẩm Đồng phục Lion Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khách hàng tiềm năng tác giả đã xác định được các yếu tố và mức tác động của từng yếu tố đến quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm Đồng phục Lion của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ LionGroup. Đây là cơ sởcho việc đưa ra những định hướng hoạt động trong tương lai để thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại công ty nhiều hơn. Cũng như những tình hình hiện tại của môi trường công ty hoạt động và các định hướng phát triển, nguồn lực nội tại của công ty để đưa ra những giải pháp thiết thực nhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với các nhóm yếu tố tác giả định hướng giải pháp cho từng nhóm thuận tiện trong việc thực hiện và các định hướng rõ ràng trong thời gian tới.

3.2.1. Giải pháp vềSản phẩm

Đối với nhóm yếu tố Sản phẩm công ty cần tập trung vào cung cấp lợi ích thiết thực cho khách hàng khi sửdụng. Khách hàng luôn đặt câu hỏi “Sản phẩm có thật sự tốt?”vai trò của công ty là phải trảlời được câu hỏi của đó của khách hàng.

Trong kết quảnghiên cứu trong bài về yếu tố “Sản phẩm” khách hàng khá đồng ý đối với những nhận định thuộc vềyếu tốsản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm là một yếu tố tác động mạnh nhất đến quyết định mua của khách hàng (theo nghiên cứu) thì ta cần phải tập trung hơn vềyếu tốnày.

 Sản phẩm nếu đã được đánh giá ổn về mẫu mã thì đồng thời đó phải nâng cao thêm chất lượng (chất lượng vải, chất lượng màu in,…).

 Tạo sựkhác biệt trong sản phẩm tăng tính cạnh tranh.

 Tiếp tục đầu tư nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, mẫu mã đa dạng hơn phù hợp với xu hướng thịhiếu của người tiêu dùng đểcungứng cho khách hàng.

 Hợp tác với các đối tác trong ngành đặc biệt là các đối tácởcả nước

 Tìm thêm nhiều xưởng gia công để tránh tình trạng đơn hàng lớn nhưng chỉ có một xưởng gia công thì tiến độ đơn hàng không thể đáp ứng được.

 Tìm kiếm thêm nhiều loại vải, mẫu vải mới lạ.

 Thường xuyên có những điều tra về khách hàng đã sử dụng sản phẩm của công ty đểlấy những nhận xét từ đó hoàn thiện hơn trong tương lai.

Ngoài ra chính Đồng phục Lion phải sửdụng sản phẩm của công ty mình để nêu bật lên những công dụng của một đồng phục, một cách hiệu quả để làm minh chứng cho khách hàng của mình vềlợi ích nhận được khi sửdụng website.

3.2.2. Giải pháp vềGiá cả

Giá là yếu tốcó sự ảnh hưởng thấp nhất đến quyết định mua của khách hàng tuy nhiên đối với nhưng khách hàng chưa quyết định mua trong tương lai lại có đánh giá tốn kém chi phí là yếu tốlàm họkhông ra quyết định đặt may đồng phục. Khách hàng khi đã quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn thì chắc chắn họ cần nhận lại

Trường Đại học Kinh tế Huế

đó là sựhài lòng, sựthỏa mãn. Hơn nữa với tiêu chí đãđược công ty đặt ra từ trước là

“Chất lượng sản phẩm đi đôi với giá cả”, có thể nói đây là một yếu tốkhông thuận lợi đối với công ty khi khách hàng ra quyết định mua sản phẩm vì họ luôn đắng đo với chi phí cơ hội của họkhi bỏra và họluôn có tâm lý vềgiá cảnhạy bén.

Qua đó cho thấy giá cảlà một phần không thể thiếu trong quá trình đánh giá và đưa ra quyết định mua của khách hàng. Vì vậyĐồng phục Lion cần:

 Xây dựng chiến lược giá linh động giữnhững nhóm khách hàng khác nhau giữa nhóm khách hàng có doanh sốthấp, vừa và cao.

 Xây dựng nhiều chính sách vềgiá cả hơn.

 Thêm nhiều lựa chọn vềmức giá với số lượng sản phẩm để khách hàng gia tăng thêm quyết định mua.

 Cập nhật tình hình biến động giá cảcủa thị trường và từ đối thủcạnh tranh đểcó thể điều chỉnh kịp thời và thu hút được số lượng khách hàng quan tâm vềgiá.

 Khách hàng luôn thích giá rẻ nhưng không thích một dịch vụ rẻ tiền. Vì vậy thay vì tham gia cuộcđua vềcạnh tranh giá, Đồng phục Lion nên tạo sựkhác biệt dựa trên chất lượng sản phẩm, giá trịdịch vụdành cho khách hàng

 Thêm các mức chiết khấu, khuyến mãi hỗ trợ khách hàng đối với nhóm khách hàng lâu năm, đối tác hợp tác.

3.2.3. Giải pháp về Thươnghiệu

Yếu tố “Thương hiệu” cũng là một nhóm yếu tố có tác động đến quyết định mua của khách hàng. Khách hàng sẵn sàng sửdụng dịch vụcủa công ty có thương hiệu, uy tín trên thị trường. Một thương hiệu uy tín, tốt, nổi trội sẽ luôn giuos khách hàng tìm ra những lý do cho quyết định mua của mình. Và hơn nữa, thương hiệu là tài sản vô hìnhđối với bất kỳmột doanh ngiệp nào.

Do đó Đồng phục Lion không thể không bỏ qua các định hướng chiến lược về thương hiệu.

 Tiếp tục cung ứng các sản phẩm đồng phục mới và dịch vụ chất lượng, uy tín cho khách hàng đểduy trì, phát huy hình ảnh thương hiệu.

 Tăng cường thêm các hoạt động truyền thông hơn nữa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Quan tâm hơn nữa hoạt động truyền thông tin để khách hàng có thể nắm được thông tin vềsản phẩm cũng như công ty mình.

 Tận dụng yếu tố thương hiệu trong Cộng đồng Khởi nghiệp Huế để nâng cao thêm vị thếcủa bản thân doanh nghiệp.

 Tăng nhận biết của khách hàng về thương hiệu và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, đối tác hơn.

 Công ty cần tăng cường tham gia các hoạt động xã hội, từthiện ở tỉnh như các hoạt động tình nguyện, áoấm mùa đông,…

Công ty tiếp tục cung cấp dịch vụ chất lượng, đảm bảo, tin cậy nhằm xây dựng được lòng tin của khách hàng, đảm bảo giữ chân khách hàng và chăm sóc tốt khách hàng hiện tại để tăng được số khách hàng mới trong tương lai. Không nên tập trung vào chỉ tiêu và doanh số, số lượng mà cần phải chú tâm vào chất lượng dịch vụ cung ứng hiện tại và cải thiện trong tương lai.

3.2.4. Giải pháp đối với thời gian đơn hàng

“Thời gian đơn hàng” cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng. Theo quan sát từ bản thân trong quá trình thực tại tại công ty thì nhận thấy khách hàng khá quan tâm đến vấn đềvềthời gian của đơn hàng. Hơn nưa, nếu đơn hàng của công ty luôn đảm bảo vềmặt thời gian đáp ứng yêu cầu khách hàng thìđộ uy tín của công ty mới tăng lên được và đân chiếm vị trí trong lòng khách hàng. Vậy nên cần có những biện pháp đối với nhóm nhân tốnày:

 Thường xuyên kiểm tra tiến độ đơn hàng.

 Luôn luôn đôn đốc, đốcthúc các xưởng làm việc tích cực đẩy nhanh tiến độ đơn hàng.

 Cập nhập thời gian, tiến độ đơn hàng đến với khách hàng để tạo cảm giác yên taamm hơn với khách hàng.

 Vạch ra mốc thời gian thực hiện đối với các bộphận đểkhông bị trì hoãn bất cứ một công đoạn nào.

 Tổchức giám sát đơn hàng từ ban đầu đến cuối đơn hàng.

 Thỏa thuận thời gian phù hợp với từng đơn hàng và dự trù ngày để tránh tình trạng hàng bị lỗi hay trong tình trạng lỗi băng chuyền kéo theo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.5. Giải pháp đối với nhân viên bán hàng

“Nhân viên bán hàng” là một yếu tố quyết định đến quyết định mua hàng của khách hàng. Người ta thường nói, nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh là bộmặt của cả công ty, là cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp. Việc họ cư xử như thế nào với khách hàng, ấn tượng đầu tiên với khách hàng như thế nào sẽ ảnh hướng đến quyết định mua.

Do đó, cần có các giải pháp đối với nhóm yếu tố này như sau:

 Thường xuyên tổchức các khóa đào tạo cho nhân viên nói chung cũng như nhân viên bán hàng nói riêng vềcác kỹ năng,kiến thức cần thiết và bổtrợcho công viêc.

 Đặt ra các chỉtiêu vềtiêu thụsản phẩm đối với mỗi nhân viên.

 Luôn có các chính sách hỗtrợ đối với nhân viên

 Xây dựng nhóm bán hàng thi đua nhằm nâng cao tinh thần đồng đội cũng như nâng cao tính cạnh tranh, kích thích làm việc

 Chính sách lương thưởng công minh, hạn chế tình trạng chậm lương cho nhân viên gây ra tâm trạng uểoải, chán nản trong công việc

3.2.6. Giải pháp đối với chăm sóc khách hàng

Đối với yếu tố “Chăm sóc khách hàng”, đây cũng là một yếu tốtác động mạnh không kém với các yếu tố khác. Khách hàng luôn đòi hỏi được phục vụ tận tình, vui vẻ. Khách hàng khi được chăm sóc họ sẽ cảm thấy niềm tin vào doanh nghiệp từ đó họsẽgiới thiệu thêm nhiều khách hàng khác.Chăm sóc khách hàng là yếu tốníu chân khách hàng.Tuy nhiên, trong quá trình thực tập, tác giả nhận thấy chưa có sự chú trong trong công tác quản lý khách hàng. Do đó, tác giả đề xuất những giải pháp đối với nhóm yếu tố này như sau:

 Luôn có chính sách về khách hàng cũ, khách hàng trung thành cũng như khách hàng mới.

 Cần phát triển và xây dựng đổi ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

 Giải quyết kịp thời các khiếu nại từkhách hàng vềsản phẩm, giá cả,…

 Tích hợp hỗtrợkhách hàng thông qua cácứng dụng CRM.

 Gửi email chào hàng thường xuyên

Trường Đại học Kinh tế Huế