• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ

Xuất phát từ định hướng phát triển dịch vụthẻnêu trên của Techcombank Huế, để thực hiện được những mục tiêu đề ra thì Techcombank Huế cần phải thực hiện cải thiện từng bước, không thểtiến hành đồng thời cùng lúc. Do vậy, một hệ thống giải pháp hợp lý là chiếc chìa khoá dẫn đến sựthành công của Techcombank Huế:

3.2.1. Đẩy mạnh việc mởtài khoản cá nhân

Giao dịch thanh toán chỉ được thực hiện cho những khách hàng có tài khoản tại ngân hàng. Do vậy, mở tài khoản cá nhân là rất quan trọng, tạo nền tảng xương sống cho thanh toán thẻ. Techcombank cần thực hiện một sốbiện pháp:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khuyến khích mọi người dân mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện việc thanh toán qua ngân hàng bằng thẻ. Trước mắt cần quảng cáo, tiếp thị rộng rãi đến người dân những tiện ích của việc sở hữu tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Đồng thời áp dụng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi để khuyến khích thêm người mởtài khoản cá nhân tại ngân hàng.

Thường xuyên duy trì sự hoạt động bình thường và liên tục của những tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Không ngừng nâng cao tiện ích, chất lượng các dịch vụ hoạt động thông qua các tài khoản cá nhân.

Thực hiện việc thu hộ tiền bán trú, học phí tại các trường tiểu học. Từ đó tăng số lượng mởtài khoản cá nhân.

3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Con người là nhân tố thành công trong mọi hoạt động kinh doanh vì vậy thời gian tới Techcombank Huếcần quan tâm nhiều hơn tới vấn đềnày.

Trước hết cần phải tăng cường đội ngũ cán bộ thẻ cho phù hợp với tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh thẻ. Thực tếtrong quá trình hoạt động, Techcombank Huế đã nhận thấy rằng số nhân sự để có thể phục vụnhanh chóng cho thanh toán thẻ còn ít, nhiều khi phải điều từ bộphận khác sang. Vì vậy đội ngũ cán bộ đủ mạnh là một yêu cầu cấp thiết của Techcombank, Ngân hàng cần có cả một chiến lược đào tạo trên cơ sở các quy hoạch đãđược xác định.

Vềnội dung đào tạo: cần chú trọng cảvềkiến thức kinh tế, nghiệp vụchuyên môn đồng thời đặc biệt coi trọng công tác quản lý giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có trìnhđộ chuyên môn cao, đáp ứng được mọi yêu cầu của hoạt động kinh doanh thẻhiện đại.

Các nhân viên phải tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn để thích ứng với sự phát triển của kinh tếthếgiới nói chung cũng như sự phát triển của công nghệthẻ.

Cần tranh thủsự trợ giúp thông qua hợp tác quốc tế để có thểmời chuyên gia của các Tổ chức thẻ quốc tế đào tạo cho cán bộ nâng cao sự hiểu biết đồng thời có thể tìm kiếm sự hợp tác và trợ giúp về đào tạo cán bộ thông qua các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh đang hoạt động tại Việt Nam.

3.2.3. Chiến lược kinh doanh thẻ

Nếu như vấn đềvềcông nghệlà yếu tố đểquyết định sự tồn tại của ngành thẻ, thì chiến lược kinh doanh lại là yếu tố quan trọng đối với Techcombank Huế để có thểphát triển được lĩnh vực thẻnhiều tiềm năng và lợi nhuận này. Chính vì thế, không chỉ có đầu tư công nghệ,ban giám đốc của Techcombank Huếcần chú ý đặc biệt tới chiến lược kinh doanh, nếu muốn phát triển dịch vụ thẻ thì cần phải có những bước đột phá, đi tắt đón đầu. Chỉ có như vậy mới có thể giành được các thị phần, giữ vững được số lượng khách hàng trung thành, thu hút được các khách hàng mới cũng như lôi kéo được các khách hàng của các ngân hàng khác sử dụng dịch vụthẻcủa mình.

Chiến lược kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc dẫn đường cho những bước đi của hoạt động phát triển thẻ tại Techcombank Huế. Một chiến lược kinh doanh hoàn hảo là chiếc cầu nối giữa “nỗ lực” và “thành công”. Chiến lược kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

và chiến lược giao tiếp khuếch trương, thường xuyên tổchức họp bàn để đưa ra các dự án xây dựng hệthống nghiệp vụthẻngân hàng có khả năng đáp ứng môi trường kinh doanh đang biến động từng ngày. Hệthống nghiệp vụ thẻnày phải được phát triển dựa trên nhu cầu của khách hàng và khả năng vốn của Techcombank Huế. Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả là đã tạo được sự thành công một nửa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày một gia tăng của khách hàng.

3.2.4. Xây dựng thương hiệu mạnh

Thếnào là một thương hiệu ngân hàng mạnh? Đó là khi khách hàng có thểkhông biết ý nghĩa của tên gọi, biểu tượng của ngân hàng nhưng khi họ có nhu cầu về dịch vụ ngân hàng thì ngay lập tức họ nhớ và đi tới ngân hàng đó. Thương hiệu của một ngân hàng chính là nhận thức của khách hàng về ngân hàng. Như vậy xây dựng thương hiệu mạnh là cần phải tạo lập được chỗ đứng vững chắc trong trí nhớcủa khách hàng. Mặc dù xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài và tốn khá nhiều chi phí, nhưng khi xây dựng thương hiệu thành công sẽ đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho ngân hàng như:

- Tạo ra một lượng khách hàng trung thành, họ có thểchấp nhận trả cao hơn so với thương hiệu khác và sẵn lòng giới thiệu cho người khác về thương hiệu mà họ trung thành.

- Gia tăng hìnhảnh vềquy mô và nâng cao hìnhảnh vềchất lượng.

Hiện nay hầu hết các Ngân hàng thương mại kể cả ngân hàng cổ phần và quốc doanh đều nhận thức rõ hơn về xây dựng thương hiệu. Vì vậy Techcombank Huế, đặc biệt là trung tâm thẻcàng cần phải tích cực hơn nữa trong việc xây dựng thương hiệu thẻ của ngân hàng mình. Theo đó các định hướng xây dựng thương hiệu của ngành Ngân hàng phải đạt được mục tiêu:

- Phải xác định được giá trị cốt lõi và định vị được thương hiệu của ngân hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, và từng ngân hàng phải định vị được thương hiệu độc nhất của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Nhất thể hóa được hìnhảnh của ngân hàng bằng hệthống nhận diện nhất định, mà hệthống nhận diện đó thểhiện những giá trịcốt lõi của ngân hàng.

- Nhất thểhóa ý chí và hành động của cán bộ và lãnhđạo ngân hàng trong việc thể hiện ra bên ngoài hìnhảnh của ngân hàng.

- Tạo cơ sở nền tảng để quản trị có hiệu quả thương hiệu của ngân hàng tại tất cả các cấp độtrong hệthống ngân hàng.

Để đạt được mục tiêu này, Chiến lược kinh doanh của ngân hàng phải có mối quan hệqua lại mật thiết với định hướng xây dựng thương hiệu để đạt được mục tiêu cao nhất lâu dài, vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình các ngân hàng phải đảm bảo:

- Lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng vững chắc: Mục tiêu cuối cùng trong hoạt động của ngân hàng thương mại đó là lợi nhuận. Theo đó, ngân hàng phải sửdụng tổng thểcác biện pháp để gia tăng về quy mô tiền gửi, số lượng khách hàng gửi tiền, số lượng tài khoản cá nhân và số dư tài khoản tăng thêm, số lượng thẻ tín dụng, thẻ thanh toán phát hành tăng lên, doanh số thanh toán thẻ tăng lên, doanh sốthanh toán và chuyển tiền tăng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

các quy mô nghiệp vụ khác cũng không ngừng tăng lên,… nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

Đây là tiêu chí quan trọng đểtạo sự tin cây của khách hàng;

- Khách hàng ngày càng tăng một cách ổn định: Các khách hàng truyền thống, khách hàng cũ duy trì đều đặn các giao dịch với ngân hàng. Đồng thời lượng khách hàng mới, khách hàng tiềm năng của ngân hàng cũng không ngừng gia tăng. Chính sựhài lòng, sự thỏa mãn vềtiện ích, chất lượng, thái độ giao dịch, tính an toàn… của các sản phẩm, dịch vụmà ngân hàng cung ứng cho khách hàng tạo nên mối quan hệhiệu quảvới khách hàng;

- Các sản phẩm, dịch vụmới của ngân hàng được chấp nhận nhanh chóng trên trên thị trường: Các sản phẩm và dịch vụ mới lần đầu được cung cấp ra thị trường sẽ đi kèm với các hoạt động Marketing. Theo đó, khách hàng, thị trường nhanh chóng chấp nhận các sản phẩm dịch vụ đó với mức độkhông ngừng gia tăng và mởrộng. Như vậy nó cũng thểhiện giá trịcủa thương hiệu ngân hàng.

3.2.5. Công nghệ, kỹthuật

Cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệthông tin hiện nay, việc hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng vừa là xu thế tất yếu khách quan vừa là một đòi hỏi bức xúc của Ngân hàng. Nó là một trong những nhân tố quyết định sự thắng lợi trong cạnh tranh.

Nếu bất kì một Ngân hàng nào nắm bắt được công nghệ tiên tiến thì đó là một bí quyết giúp Ngân hàng đó cạnh tranh thành công trên thị trường ...

Ngân hàng cần đầu tư hơn nữa vào hệthống đường truyền, tốt nhất nên có đường truyền cáp quang riêng cho hệ thống ATM đảm bảo không bị xảy ra tình trạng nghẽn mạch như hiện nay và máy ATM hoạt động ổn định không xảy ra những trường hợp đáng tiếc như trích tiền trong tài khoản khách hàng rồi nhưng khách hàng vẫn chưa nhận được tiền… ngân hàng cần tích cực chủ động phối hợp với ngành bưu chính viễn thông để đảm bảo không bị gián đoạn, nghẽn mạch đường truyền của hệthống ATM vào thời gian cao điểm.

Cần thực hiện dịch vụ bảo trì và bảo dưỡng định kỳcho các thiết bị chuyên dụng thẻ.

Cần có sự phối hợp và thông tin qua lại giữa kỹthuật và nghiệp vụ để xử lý các sự cố. Đối với các cán bộlàm kỹthuật cần phải có sự đào tạo những kiến thức vềcác nghiệp vụliên quan tới lĩnh vực kinh doanh thẻ để có thể hỗtrợ tốt hơn trong việc xử lý các sự cốkỹthuật phát sinh trong quá trình hoạt động hay triển khai các sản phẩm dịch vụ thẻ mới.

3.2.6. Nâng cao tiện ích của thẻATM Techcombank

Techcombank cần tập trung nâng cao tiện ích cho các loại thẻnày nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hiện nay thẻcủa Techcombank mới chỉ dừng lại ở một số chức năng như: rút tiền, thanh toán hàng hoá tại các đơn vị chấp nhận thẻ, đổi PIN, kiểm tra số dư, in sao kê tài khoản, chuyển khoản thanh toán trong liên minh thẻ và mới gần đây là thanh toán tiền điện thoại, tiền điện. Như vậy, Techcombank cần nhanh chóng triển khai dựán hiện đại hoá, nâng cao hơn nữa tiện ích cho thẻ.

Ngoài ra, Techcombank nên mở rộng các máy ATM có thểnộp tiềnđể tạo ra tiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

thời gian làm thù tục tại ngân hàng. Tiện ích này hiện nay mới có rất ít ngân hàng cung cấp nên mức độ cạnh tranh vẫn đang ở mức thấp, vẫn còn nhiều cơ hội cho Techcombank. Bên cạnh đó, tích cực triển khai nhanh kế hoạch Marketing liên kết giúp khách hàng dễ dàng thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại, bảo hiểm và tổchức các chương trình ưu đãi chủ thẻ có doanh số giao dịch cao, số tiền gửi lớn. Đặc biệt, Techcombank Huếcần tạo mối quan hệtốt với các doanh nghiệp lớn: Tổng cục bưu điện để liên minh phát hành thẻ. Những khách hàng có nhu cầu làm thẻthay vì đến ngân hàng vẫn có thể đăng ký ở bất kỳ bưu cục nào của Bưu điện. Thủ tục đăng ký mở thẻ ở bưu cục không khác đăng kí mởthẻ ởTechcombank, khác hàng sẽnhận thẻvà nạp tiền tại các chi nhánh của Techcombank. Hình thức này hiện nay cũng mới có rất ít các ngân hàng kinh doanh thẻáp dụng vì thếnên mức độ cạnh tranh chưa cao. Với lợi thếvề mạng lưới chi nhánh rộng lớn, Techcombank Huế hoàn toàn có thể triển khai hiệu quả hình thức kinh doanh này.

3.2.7. Đa dạng hóa chủng loại thẻphát hành

Đa dạng hoá sản phẩm thẻ không chỉ là mục tiêu theo đuổi của Techcombank mà còn là mục tiêu hàng đầu của cácNgân hàng thương mại khác trên thị trường thẻ. Nhất là khi tâm lýưa thích sửdụng tiền mặt trong hoạt động thanh toán, giao dịch của người dân vẫn còn tồn tại thì các ngân hàng kinh doanh thẻ càng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc đáp ứng các nhu cầu của người dân để thay đổi thói quen dùng tiền mặt. Thẻ ngân hàng cần phải được đa dạng hoá phù hợp với các đối tượng khách hàng để có được những ưu điểm, tiện ích vượt trội so với việc sửdụng tiền mặt.

Khách hàng sử dụng thẻ của Techcombank hiện nay mới chỉ dừng ở: Sinh viên, công nhân viên chức và người đi làm, doanh nhân, người có thu nhập cao. Vì vậy trong thời gian sắp tới Techcombank Huế cần phải hướng tới các nhóm khách hàng tạm thời đang bịbỏ qua đó là: nhóm khách hàng tuổi teen (từ15 –18 tuổi) và những người đi làm có những đặc tính tiêu dùng khác nhau chưa được quan tâm, nên vẫn chưa có những sản phẩm thẻ đi vào chi tiết phù hợp. Vì thế muốn phát triển thẻ mạnh, Techcombank Huế cần phải mởrộng thị trường thẻ đến các nhóm khách hàng sau:

- Thẻ dành cho nhóm tuổi teen (15-18 tuổi): Đây là nhóm khách hàng đang ở độ tuổi đi học, tài chính vẫn phụ thuộc vào gia đình, mức chi tiêu vào khoảng 500.000 VNĐ/tháng. Nhóm này có nhu cầu chi tiêu chủyếu: đóng học phí, mua sắm quần áo, vui chơi, quà tặng… Vì vậy sản phẩm thẻ dành cho nhóm này cần là một dạng thẻ trả trước chỉ có tài khoản trảmà không có tài khoản cá nhân, thuận tiện cho việc mua sắm. Thậm chí có thể được giảm giá đặc biệt dành cho những nơi chuyên dành cho tuổi Teen. Thẻ này cần được thiết kếtrẻtrung bắt mắt, tiện dụng.

- Thẻ dành cho đối tượng khách hàng là sinh viên (18-22 tuổi): đây là nhóm khách hàng có mức chi tiêu: 1triệu VNĐ/tháng. Phần lớn chi tiêu vào việc học tập, mua sách vở, quần áo, vui chơi, bạn bè, chi tiêu cá nhân và đóng học phí. Sản phẩm cho nhóm này nên là sản phẩm liên kết với các trường đại họctrên địa bànđể phát hành thẻ, và dùng thẻnày để thanh toán cho học phí, hoặc dùng như thẻ sinh viên, thẻ thư viện (có dập nổi tên sinh viên, sốchứng minh thư nhân dân hoặc mã sốsinh viên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Thẻ dành cho nhóm công nhân, người lao động (18-45 tuổi): Mức thu nhập thường khoảng 3 triệu VNĐ/tháng. Thẻ phát hành cho nhóm này nên được phát hành dưới dạng liên kết với các doanh nghiệp đểtrả lương cho công nhân qua thẻ.

Với việc đa dạng hoá chủng loại thẻ Techcombank sẽ hoàn toàn đáp ứng được những khe hở của thị trường thẻ, chiếm lĩnh đoạn thị trường hiện tại chưa bị bao phủnày.

Điều này sẽ giúp nâng cao thị phần, uy tín và tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai.

3.2.8. Mởrộng mạng lưới chấp nhận thẻ

Để thực sự tiếp cận được thị trường trong nước, đẩy mạnh doanh số thanh toán cũng như sốthẻphát hành, việc phát triển được các đơn vị chấp nhận thẻ cung cấp hàng hóa tiêu dùng cho người dân là rất cần thiết, vì vậy Techcombank Huế cần phải tăng nhanh mạng lưới đơn vịchấp nhận thẻ

Hiện tại, chỉ có mạng lưới siêu thị, khách sạn và nhà hàng là có độchấp nhận thẻ tương đối cao, nhưng thị trường này cũng bị các ngân hàng khác khai thác đến mức bão hòa. Một siêu thị có khi đến ba, bốn ngân hàng cùng đặt máy thanh toán thẻ khiến việc đầu tư trởnên lãng phí.

Để chủ thẻ có chỗ chi tiêu, cần phải đẩy mạnh phát triển mạng lưới sang cả các loại hình đơn vị vốn không phải là truyền thống trên thị trường địa bàn thành phố như cửa hàng điện tử, quần áo thời trang, mỹphẩm, trung tâm ngoại ngữ, đặc biệt là các nhà hàng… Thời gian đầu, chắc chắn hiệu quảhoạt động của các loại hìnhđơn vị chấp nhận thẻ này không thể cao bằng các đơn vị chấp nhận thẻ cho khách nước ngoài như khách sạn, cửa hàng lưu niệm. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng đầu tư vào các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) phục vụ chủ thẻ trong nước, phục vụ người Việt Nam mới là cách đầu tư lâu dài, bền vững và cũng là đầu tư để phát triển thị trường thẻ, phát triển số người sử dụng thẻ.

Một vấn đề cần đặc biệt chú ý là ngoài việc phát triển về diện rộng, chính sách phát triển vềchiều sâu cũng cần được quan tâm.

Trước hết việc tập trung vào những ĐVCNT có doanh số cao cũng hết sức quan trọng. Ngân hàng cần có những chính sách khách hàng hợp lý để toàn bộ các ĐVCNT này chỉ thanh toán qua Techcombank, không sử dụng dịch vụ của các Ngân hàng khác nữa, đảm bảo không phải đầu tư thêm mà lại tăng đáng kểdoanh sốnguồn thu phí. Chẳng hạn, ngân hàng nên dành cho họ những ưu đãi trong hoạt động giao dịch khác với ngân hàng như ưu đãi trong hoạt động cho vay, thanh toán… Ngoài ra khi ký hợp đồng với ĐVCNT có thểthực hiện giảm giá với tỷlệphần trăm nhất định cho khách hàng sử dụng thẻ do Techcombank phát hành. Sau đó ngân hàng sẽ bù giá cho ĐVCNT, ghi có vào tài khoản của ĐVCNT toàn bộ số tiền hàng hóa, dịch vụ theo giá gốc; khi đó ĐVCNT sẽ tăng được doanh thu từ đối tượng khách hàng là chủ thẻ do Techcombank phát hành và lượng khách hàng tới làm thẻtại Techcombank cũng sẽ tăng để mua hàng hóa với giá rẻ.

Khi thẻ do Techcombank được phát hành nhiều, người dân đã biết đến thẻmột cách rộng

Trường Đại học Kinh tế Huế