• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các giải pháp duy trì nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cúm

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Hiệu quả giải pháp can thiệp truyền thông nâng cao tỷ lệ sử dụng vắc

3.3.6. Các giải pháp duy trì nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cúm

Tiếp tục truyền thông sâu rộng, đa dạng hoá các kênh truyền thông Tiếp tục truyền thông là biện pháp duy trì nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cúm được nhiều đối tượng tham gia PVS và TLN đề cập nhất:

“Tiếp tục tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, qua cộng tác viên”

(PVS trạm trưởng TYT 1, Ba Vì, 2018).

“Tuyên truyền thôi, cứ phải tuyên truyền dần dần thôi rồi người ta mới thay đổi được. Trực tiếp, họp nhóm tuyên truyền là tốt nhất. Cứ phát thanh nữa” (PVS Các cán bộ TYT xã 1).

Nên lựa chọn địa điểm và thời gian truyền thông cho phù hợp:

“Chia các khu vực nông thôn, thành thị. Khoanh vùng, tập trung các đối tượng ở độ tuổi kết hôn. Đưa các câu hỏi để họ trả lời, đưa ra vấn đề, đưa thông tin qua các test, qua internet. Từ các bộ câu hỏi này cung cấp thêm thông tin cho người trả lời để họ hiểu về bệnh” (PVS PN không tiêm cúm 1, Đống Đa, 2018).

“Tổ chức các buổi tuyên truyền để tập hợp lại được nhiều phụ nữ trong độ tuổi để truyền thông tới họ. Thời gian thì nên chọn vào buổi tối để họ có thời gian tham gia. Và mình nghĩ nên về tổ chức tại nhà văn hóa của từng thôn” (PVS PN không tiêm cúm 1, Ba Vì, 2018).

Mở rộng đối tượng truyền thông không chỉ cho phụ nữ tuổi sinh đẻ mà còn cho mẹ chồng, chồng và các đối tượng khác.

“Truyền thông tăng lên, truyền thông đại chúng, đến tất cả mọi người:

bố mẹ, chồng” (PVS PN không tiêm cúm 2, Đống Đa, 2018).

“Tuyên truyền trực tiếp tất cả đối tượng không riêng phụ nữ 15-49 như chồng, bố mẹ chồng, anh chị em ruột có liên quan. Vẫn duy trì công tác tuyên truyền trên loa truyền thanh, tạo điều kiện phối hợp với nhà trường tiếp tục tuyên truyền” (PVS cán bộ phát thanh xã 1, Ba Vì, 2018).

Nội dung truyền thông nên tiếp tục để người dân hiểu rõ về vắc xin, độ tuổi tiêm, thời gian tiêm, giá vắc xin. Hình thức truyền thông cần đa dạng từ trực tiếp tại hộ gia đình, trạm y tế, cơ sở y tế hay gián tiếp trên ti vi, báo đài, qua mạng internet và tờ rơi:

“Tăng cường tuyên truyền trên tất cả các kênh thông tin: đến từng nhà, gặp gỡ trò chuyện trực tiếp, gặp gỡ động viên họ đi tiêm, hội thảo, loa phát thanh” (TLN các trưởng thôn xã 1, Ba Vì, 2018).

“Tuyên truyền để hiểu rõ hơn về các vắc xin. Mở nhiều các buổi tập huấn cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ để bồi dưỡng kiến thức” (PVS PN tiêm cúm 1, Ba Vì, 2018).

“Cần truyền thông từ trạm y tế. Bản thân sẵn sàng tham gia nếu được truyền thông. Hình thức: qua mạng internet, ti vi, báo đài, trực tiếp đến hộ gia đình. Nội dung về các loại vắc xin, độ tuổi cần tiêm, thời gian tiêm”

(PVS PN tiêm cúm 1, Đống Đa, 2018).

“Nên chia nhóm đối tượng vì bây giờ giới trẻ chắc ít đi những buổi như vậy nên có thế tuyên truyền với họ qua internet” (PVS PN không tiêm cúm 1, Ba Vì, 2018).

“Các cán bộ bên y tế kết hợp với các hội ở thôn (phụ nữ, nông dân) để tổ chức tuyên truyền cho hiệu quả hơn” (PVS PN không tiêm cúm 1, Ba Vì, 2018).

“Phát tờ rơi đến tận nhà để mình có thời gian đọc” (PVS PN không tiêm cúm 1, Đống Đa, 2018).

“Cán bộ ở trạm cần truyền thông kỹ hơn, sâu sát hơn đến từng gia đình có đối tượng trực tiếp” (PVS PN không tiêm cúm 2, Đống Đa, 2018).

“Nên thông tin là tại phường có thể tiêm được các mũi tiêm này và nói rõ giá cả thế nào” (PVS PN không tiêm cúm 2, Đống Đa, 2018).

“Tuyên truyền từng loại vắc xin một, nói kỹ hơn về lợi ích của tiêm, tác hại nếu không tiêm” (PVS cán bộ phát thanh xã 1, Ba Vì, 2018).

Các đối tượng đích cũng đề xuất nên bổ sung tin nhắn điện thoại vào hình thức tuyên truyền cho cả nông thôn và thành thị:

“Thông tin đầy đủ, truyền thông đầy đủ hơn về tác dụng của vắc xin, tuyên truyền hàng tháng qua tin nhắn điện thoại để mọi người đều biết, tin nhắn điện thoại ai cũng đọc” (PVS PN tiêm cúm 2, Ba Vì, 2018).

“Tuyên truyền để mọi người biết được lợi ích của vắc xin trên acebook, báo mạng bên y tế, truyền hình, nhắn tin trực tiếp đến các số điện thoại. Trạm y tế phường, cán bộ liên quan đến y tế trong phường đến nhà có đối tượng hướng dẫn, tư vấn cho đi tiêm” (PVS PN tiêm cúm 2, Đống Đa, 2018).

“Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng thêm nhiều kênh, ngoài truyền thông trực tiếp, thì tăng các kênh khác nữa như phát tờ rơi, thông tin qua điện thoại” (PVS CB TTYT huyện Ba Vì, 2018).

Một số ít đối tượng đề xuất kết hợp tư vấn tiền hôn nhân về tiêm phòng vắc xin cho nữ tuổi sinh đẻ, nhất là tại thành thị như quận Đống Đa:

“Kết hợp tư vấn cho các cặp đôi ở những nơi đăng ký kết hôn để họ biết trước khi có ý định có thai” (PVS PN không tiêm cúm 1, Đống Đa, 2018).

Nâng cao năng lực cho tuyên truyền viên

Các đối tượng tham gia PVS và TLN đều cho rằng cần tiếp tục nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông cho các tuyên truyền viên là trưởng thôn, y tế thôn bản:

“Cần phải bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng để trưởng thôn và y tế thôn bản những người có cơ hội để nói chuyện 2 chiều có thể hướng dẫn, tư vấn kỹ cho người dân để họ có khả năng trả lời cho đối tượng” (PVS cán bộ phát thanh xã 1, Ba Vì, 2018).

Ngoài ra cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các tuyên truyền viên để họ làm tốt hơn công việc của mình:

“Hỗ trợ thêm kinh phí cho cộng tác viên y tế để họ có thể dành thêm thời gian cho công việc” (TLN các trưởng thôn xã 1, Ba Vì, 2018).

“Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho hệ thống truyền thanh, cộng tác viên”

(PVS trạm trưởng TYT xã 1, Ba Vì, 2018).

Cung cấp dịch vụ tiêm chủng gần dân

Để tiếp tục nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cúm mùa cho nữ tuổi sinh đẻ, các đối tượng đề xuất cần nâng cao chất lượng vắc xin, tổ chức tiêm phòng tại TYT xã/phường cho người dân có nhu cầu:

“Chất lượng vắc xin: Chất lượng tiêm chủng nói chung, hiệu quả của vắc xin, thực hiện của cán bộ. Các nhân viên y tế cần đảm bảo vắc xin an toàn, bảo quản vận chuyển đến người tiêu dùng, nâng cao chất lượng y đức, tư vấn khách hàng” (PVS CB TTYT huyện Ba Vì, 2018).

“Duy trì điểm tiêm, có vắc xin đầy đủ. Có văn bản, sự phối hợp hai ngạch giữa xã với trạm. Vì truyền thanh này là của xã không phải của riêng trạm y tế” (PVS trạm trưởng TYT xã 1, Ba Vì, 2018).

“Triển khai các điểm tiêm gần người dân để tăng cường tiếp cận đến các cơ sở y tế” (PVS CB TTYT huyện Ba Vì, 2018).

“Lồng ghép với các buổi khám cho phụ nữ, thì mọi người sẽ tham gia nhiều hơn” (PVS PN tiêm cúm 1, Ba Vì, 2018).

Giá vắc xin

Một số đối tượng nhất định cũng mong muốn để duy trì thì các nhà quản lý nên xem xét lại giá vắc xin phòng cúm mùa cho phù hợp với người dân, nhất là khu vực nông thôn như huyện Ba Vì cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo:

“Giá cả vắc xin còn cao. Nhưng cần tuyên truyền cho người dân để tăng nhận thức về tầm nguy hiểm của bệnh và cần thiết của vắc xin, giá cả chi trả tiêm vắc xin so với giá sẽ phải trả khi mắc bệnh” (PVS CB TTYT huyện Ba Vì, 2018).

“Xem xét lại giá vắc xin vì còn cao” (TLN YTT xã 1, Ba Vì, 2018).

“Giá vắc xin: sẽ làm việc với bên thương binh xã hội của xã nắm bắt hộ nghèo có thể hỗ trợ một phần nào kinh phí vắc xin để có thể được tiêm:

ví dụ hộ nghèo hỗ trợ bao nhiêu phần trăm” (PVS cán bộ phát thanh xã 1, Ba Vì, 2018).

“Giá cả của vắc xin khoảng 100.000 đồng thì rất tốt. Nhiều người tiêm được vì tiêm hàng năm chứ không phải tiêm 1 hoặc 2, 3 lần trong đời”

(PVS PN tiêm cúm 2, Đống Đa, 2018).

Chương 4