• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các yếu tố liên quan tới thực trạng tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa . 118

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1.2. Các yếu tố liên quan tới thực trạng tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa . 118

Kết quả trên cho thấy tỷ lệ tiêm vắc xin cúm mùa của phụ nữ trên địa bàn nghiên cứu của chúng tôi trước can thiệp còn thấp hơn so với đối tượng phụ nữ mang thai được khảo sát tại 115 quốc gia trên thế giới (41%) [63], cũng thấp hơn so với khu vực châu Mỹ (59%) [65]. Tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ tiêm phòng cúm mùa tại Ba Vì và Đống Đa trong nghiên cứu của chúng tôi thậm chí vẫn còn thấp hơn so với mức chung của cộng đồng tại Trung Quốc, Jordan, và Nam Phi [72],[68],[67]. Giải thích sự khác biệt này, chúng tôi cho rằng với mỗi địa phương/quốc gia khác nhau thì chịu ảnh hưởng từ những chính sách y tế của mỗi quốc gia khác nhau, những quốc gia chú trọng tới bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ tuổi sinh đẻ trước bệnh cúm mùa sẽ có nhiều biện pháp can thiệp nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin cúm hơn.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng nhất định tới tỷ lệ tiêm vắc xin của phụ nữ tuổi sinh đẻ, các yếu tố này được trình bày chi tiết trong phần tiếp theo.

4.1.2. Các yếu tố liên quan tới thực trạng tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa

vắc xin phòng ngừa cúm, nhưng chỉ có 28,8% đã được tiêm phòng. Trong nghiên cứu này, 55,5% đối tượng nghiên cứu tin rằng cúm cũng giống như cảm lạnh thông thường và nghĩ rằng việc tiêm phòng là không cần thiết vì cúm chỉ là một căn bệnh nhẹ [67]. Ngoài ra một nghiên cứu tại Trung Quốc còn giải thích lý do không quan tâm và không tiêm vắc xin cúm đó là do 42,2% đối tượng nghiên cứu tin rằng đủ khoẻ mạnh để không cần tiêm phòng vắc xin [72]. Một nghiên cứu về tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cúm ở Đức cho thấy tỷ lệ này vẫn còn thấp và đề xuất nhận thức cá nhân về tác hại và lợi ích là rất quan trọng trong quá trình ra quyết định có tiêm phòng cúm hay không [66].

Kết quả ở Bảng 3.17 – mô hình hồi quy logistic đã chứng minh rõ nhận định trên. Cụ thể là các yếu tố về nơi cư trú, thu nhập bình quân hàng tháng, thái độ về việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai và kiến thức về số mũi vắc xin cần tiêm liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng tiêm vắc xin của đối tượng nghiên cứu (p<0,05) khi bị kiểm soát bởi các yếu tố khác trong mô hình.

Nhóm đối tượng cư trú tại địa bàn quận Đống Đa có khả năng tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai cao hơn nhóm đối tượng cư trú tại địa bàn huyện Ba Vì 3,94 lần (95%CI: 2,53-6,13). Kết quả này theo chúng tôi có thể được giải thích là do năm 2016 quận Đống Đa có 11/21 phường có triển khai tiêm chủng dịch vụ tiêm vắc xin cúm cho phụ nữ tuổi sinh đẻ trong đó có Trạm y tế phường Trung Tự. Mặc dù có triển khai tiêm chủng dịch vụ song Trạm y tế phường Trung Tự không triển khai tiêm vào tất cả các ngày trong tháng mà chỉ triển khai cố định vào 3 ngày là ngày 8, 15 và 22. Trạm y tế sẽ lĩnh vắc xin 3 lần/tháng, lĩnh vắc xin từ Trung tâm y tế một ngày trước ngày triển khai tiêm. Vắc xin được bảo quản trong dây chuyền lạnh tại Trạm y tế theo đúng quy định.

Đánh giá tích cực về mức độ cần thiết của việc tiêm vắc xin cúm trước khi sinh là yếu tố tăng cường tỷ lệ tiêm vắc xin. Những phụ nữ thấy việc tiêm phòng là rất cần thiết/cần thiết sẽ có khả năng tiêm vắc xin cao hơn gấp 3,19 lần so với nhóm cho là không cần thiết phải tiêm phòng vắc xin cúm (95%CI:

1,60-6,35).

Bên cạnh đó, qua nghiên cứu định tính chúng tôi thấy rằng những yếu tố sau có ảnh hưởng tới việc tiêm phòng vắc xin cúm mùa:

- Tính sẵn có của dịch vụ tiêm vắc xin cúm mùa.

- Sự e ngại/thiếu sự tin tưởng về chất lượng của vắc xin khi trong những năm vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về vắc xin không an toàn, một số trường hợp tử vong nghi ngờ do phản ứng sau tiêm vắc xin.

Cũng tương tự như kết quả trên của chúng tôi, nghiên cứu của Bödeker B và cộng sự (năm 2014) cũng chỉ ra rằng việc người dân thiếu tin tưởng về chất lượng và hiệu quả của vắc xin cúm mùa đã khiến cho họ không tiêm phòng dẫn đến tỷ lệ tiêm vắc xin cúm mùa của người trưởng thành tại Đức chỉ đạt 23%-24% [98]. Tương tự như vậy, chỉ có 20% người dân tại Jordan tiêm vắc xin cúm mà lý do chính khiến cho những người còn lại không tiêm phòng là do họ lo lắng về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin [68]. Ngay cả các cán bộ y tế tại Pháp (nghiên cứu của Hulo S và cộng sự, năm 2017) cũng còn lo ngại về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin:

31% cho rằng tiêm vắc xin cúm không an toàn, 23% cho rằng tiêm vắc xin cúm không hiệu quả và 29% sợ bị nhiễm cúm khi tiêm vắc xin [71].

Bảng 4.2. Tổng hợp các yếu tố thúc đẩy và các yếu tố cản trở phụ nữ tuổi sinh đẻ tiêm vắc xin cúm mùa trước can thiệp

Những yếu tố thúc đẩy phụ nữ tuổi sinh đẻ tiêm vắc xin cúm mùa

Những yếu tố cản trở phụ nữ tuổi sinh đẻ tiêm vắc xin cúm mùa Phụ nữ tuổi sinh đẻ nhận thức được

tiêm vắc xin cúm mùa giúp phòng bệnh cho trẻ sơ sinh và bản thân.

Phụ nữ tuổi sinh đẻ không biết về vắc xin cúm mùa.

Phụ nữ tuổi sinh đẻ có thái độ cho rằng tiêm vắc xin phòng cúm mùa là cần thiết/rất cần thiết.

Phụ nữ tuổi sinh đẻ không biết về địa điểm cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin cúm mùa.

Tính sẵn có của dịch vụ tiêm vắc xin cúm mùa (địa điểm, cơ sở y tế có tổ chức tiêm…).

Phụ nữ tuổi sinh đẻ e ngại/chưa tin tưởng vào chất lượng của vắc xin cúm mùa.

Thiếu sự sẵn có trong việc cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin cúm mùa.

Phụ nữ tuổi sinh đẻ tiếp cận thông tin về bệnh cúm mùa cao.

Thiếu hoạt động truyền thông cho nữ tuổi sinh đẻ về vắc xin cúm mùa.

4.2. Đánh giá hiệu quả nâng cao tỷ lệ sử dụng vắc xin phòng bệnh cúm mùa của nữ tuổi sinh đẻ tại quận Đống Đa và huyện Ba Vì, Hà Nội trước và sau can thiệp bằng phương pháp giáo dục truyền thông thay đổi hành vi

Về đặc điểm nhân khẩu học trước và sau can thiệp tại các địa bàn nghiên cứu

Ở giai đoạn hai của nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát trên 764 phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 4 xã/phường đã điều tra ban đầu. Các kết quả điều tra khảo sát năm 2018 cho thấy giữa các xã/phường can thiệp và xã/phường chứng, không có sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu học trước và sau can thiệp. Điều này tạo điều kiện cho chúng tôi đánh giá hiệu quả của các biện pháp truyền thông nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cúm mùa được tốt và sát với thực tế hơn.

4.2.1. Phương pháp giáo dục truyền thông thay đổi hành vi đã thực hiện