• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp với nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Nghiên cứu được chia làm 3 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Điều tra đánh giá trước can thiệp.

 Giai đoạn 2: Xây dựng và triển khai nội dung can thiệp được tiến hành trong thời gian 12 tháng.

 Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả can thiệp.

Đánh giá kết quả can thiệp bằng so sánh theo mô hình trước - sau can thiệp dựa trên các chỉ số đánh giá được xây dựng từ điều tra đánh giá trước can thiệp.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ các giai đoạn nghiên cứu 2.4.1.1. Giai đoạn 1: Đánh giá trước can thiệp (2016)

- Áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với các nhóm đối tượng để mô tả

Giai đoạn 1: Tiến hành điều tra cơ bản

Phỏng vấn 807 nữ tuổi sinh đẻ

8 PVS với nữ tuổi sinh đẻ

10 Phỏng vấn sâu lãnh đạo cơ sở Y tế

Thực trạng tiếp cận và sử dụng vắc xin phòng bệnh cúm mùa ở nữ tuổi sinh đẻ trước can thiệp

Các yếu tố liên quan, xây dựng giải pháp can thiệp

Giai đoạn 2: Thực hiện can thiệp

Giai đoạn 3: Đánh giá can thiệp

Phỏng vấn 764 nữ

tuổi sinh đẻ 8 PVS với nữ tuổi sinh đẻ

10 PVS và 4 TLN lãnh đạo cơ sở Y tế, CTV

Thực trạng tiếp cận và sử dụng vắc xin phòng bệnh cúm mùa ở nữ tuổi sinh đẻ sau can thiệp

thực trạng và các yếu tố liên quan đến việc tiếp cận và sử dụng vắc xin phòng bệnh cúm mùa của nữ tuổi sinh đẻ tại 2 phường của quận Đống Đa và 2 xã của huyện Ba Vì và thành phố Hà Nội.

- Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các cuộc thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu với các thông tin quan trọng từ Lãnh đạo Trung tâm y tế huyện, nhân viên y tế của Trạm y tế xã, phường. Mục đích của nghiên cứu định tính là để cung cấp thông tin về tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tiêm chủng vắc xin, sự quan tâm về vắc xin cúm của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Nghiên cứu định tính được thực hiện sau nghiên cứu định lượng.

2.4.1.2. Giai đoạn 2: Thử nghiệm can thiệp cộng đồng (so sánh trước - sau và so sánh với đối chứng)(2017 và 2018)

- Nhóm nghiên cứu áp dụng mô hình chiến lược truyền thông (The Stratetegic Communication Model) trong quá trình thử nghiệm can thiệp tại cộng đồng. Những câu hỏi đặt ra để phân tích những tình huống truyền thông là: động cơ: vì sao cần phải truyền thông về bệnh cúm mùa cũng như vắc xin cúm mùa (Why); đối tượng: ai là đối tượng truyền thông (Who); loại truyền thông: loại truyền thông nào được sử dụng (What); áp dụng: truyền thông như thế nào (How) [93].

- Áp dụng một số giải pháp truyền thông thích hợp và cung ứng dịch vụ tiêm chủng tại địa bàn nghiên cứu trên trong thời gian 12 tháng sau đó đánh giá hiệu quả sau can thiệp về thay đổi kiến thức, thực hành về tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa của đối tượng can thiệp và đối chứng (nữ tuổi sinh đẻ).

- Tại mỗi quận, huyện (quận Đống Đa, huyện Ba Vì) chọn một xã, phường tiến hành can thiệp và một xã, phường làm chứng.

- Nội dung can thiệp là xây dựng, lập kế hoạch và thực hiện mô hình truyền thông thay đổi hành vi sử dụng vắc xin phòng bệnh cúm mùa cho đối tượng là nữ tuổi sinh đẻ trên địa bàn nghiên cứu.

- Các bước tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

+ Bước 1: Tổng quan tài liệu về tất cả các vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu, xem xét các đánh giá, các can thiệp thay đổi hành vi tiếp cận và sử dụng vắc xin trên Thế giới và ở Việt Nam, lý thuyết cơ bản về các loại hình truyền thông, các khuyến cáo sử dụng vắc xin phòng bệnh cho nữ tuổi sinh đẻ...

+ Bước 2: Xem xét thực tế, các dự án đang triển khai tại địa phương (các hoạt động đã và đang triển khai, tồn tại khoảng trống chưa can thiệp), lồng ghép chương trình và tìm kiếm hỗ trợ.

+ Bước 3: Xây dựng mô hình can thiệp và nội dung can thiệp, chia làm ba cấp độ; 1) bản thân nữ tuổi sinh đẻ (tiếp cận thông tin thông qua các hình thức truyền thông, tăng cường kiến thức và thái độ tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa); 2) thông tin giáo dục truyền thông; 3) cơ sở tiêm chủng (tư vấn khách hàng, quảng bá…).

+ Bước 4: Xin ý kiến chuyên gia.

+ Bước 5: Xây dựng bộ công cụ can thiệp, thử nghiệm và sản xuất bộ công cụ can thiệp.

- Đối tượng đích và loại hình truyền thông.

Nhóm đối tượng đích của can thiệp truyền thông gồm:

+ Nữ tuổi sinh đẻ chưa lấy chồng hoặc chưa có con hoặc chưa đủ số con theo quy định (<2 con).

+ Nhóm có ảnh hưởng trực tiếp (chồng, mẹ chồng, mẹ đẻ, bạn bè, cán bộ y tế và cộng tác viên).

+ Nhóm cán bộ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng.

Phương pháp truyền thông đa dạng tại cơ sở: Sử dụng các biện pháp truyền thông trực tiếp (TTTT) và truyền thông gián tiếp (TTGT) qua nhiều kênh truyền thông.

Cách tiếp cận đối tượng đích:

+ TTTT tại phòng tiêm chủng dịch vụ (quận Đống Đa), phòng tư vấn, tại Trạm y tế xã/phường, tại cộng đồng, tại hộ gia đình, qua điện thoại....

TTGT qua các kênh thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích, truyền thanh, truyền hình, mạng xã hội…

- Các hoạt động TTTT bao gồm tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm nhỏ, truyền thông nhóm lớn và truyền thông lồng ghép với các hoạt động y tế khác tại Trạm y tế (TYT).

- Các hoạt động TTTT tại cộng đồng: Nhân viên TYT xã/phường lập kế hoạch truyền thông. Triển khai các hoạt động truyền thông cuốn chiếu theo tổ dân phố cho các nhóm đối tượng lồng ghép trong các buổi họp tổ dân phố tại quận Đống Đa hoặc họp thôn tại huyện Ba Vì. TYT phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội (hội phụ nữ, đoàn thanh niên) tại địa phương để tuyên truyền cho các nhóm đối tượng chính khi thăm hộ gia đình.

- Các hoạt động TTGT: Phát tờ rơi, dán áp phích ở một số nơi tập trung của cộng đồng như Uỷ ban nhân dân xã/phường, Trạm y tế, nhà văn hóa của tổ dân phố, thôn; truyền thông trên mạng xã hội (tại phòng tiêm chủng trường Đại học Y Hà Nội, quận Đống Đa).

- Nội dung can thiệp được thiết kế phù hợp dựa trên các kết quả điều tra ban đầu. Các nội dung tuyên truyền cụ thể bao gồm:

+ Nguyên nhân và đường lây truyền của bệnh cúm mùa.

+ Biểu hiện của bệnh cúm mùa.

+ Tác hại khi phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh cúm mùa.

+ Biện pháp phòng bệnh, lợi ích sử dụng vắc xin cúm mùa.

+ Thông tin về vắc xin, địa chỉ cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin cúm mùa.

- Bộ công cụ truyền thông đã được phát triển bao gồm tờ rơi và áp phích dành cho xã Thụy An, huyện Ba Vì, tờ rơi và áp phích dành cho phường Trung Tự quận Đống Đa và sổ tay hướng dẫn tư vấn được trình bày chi tiết tại phụ lục 7.

- Sau khi bộ tài liệu truyền thông được xây dựng xong, tiến hành tập huấn cho nhóm làm công tác truyền thông còn gọi là cộng tác viên (CTV) gồm nhân viên TYT, các thành viên của tổ chức chính quyền, đoàn thể của phường, tổ dân phố, thôn. Các CTV thực hiện truyền thông theo kế hoạch đã xây dựng, có sự giám sát của TYT xã/phường và TTYT quận/huyện (phụ lục 8).

- Kết thúc quá trình can thiệp tiến hành khảo sát đối tượng qua bộ câu hỏi đã sử dụng khảo sát ban đầu để so sánh hiệu quả giữa xã, phường can thiệp và xã phường chứng.

- Nội dung can thiệp để tạo điều kiện tiếp cận và sẵn có của dịch vụ tiêm vắc xin:

+ Tại phường Trung Tự, quận Đống Đa (phường can thiệp): các đối tượng có nhu cầu sẽ đến tiêm tại phòng tiêm chủng Viện Đào tạo YHDP và YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội (thuộc địa bàn phường Trung Tự, quận Đống Đa)

+ Tại xã Thụy An, huyện Ba Vì (xã can thiệp): Làm việc với lãnh đạo TTYT huyện và trạm trưởng TYT xã, ký hợp đồng cung cấp dịch vụ tiêm phòng vắc xin cúm mùa cho các đối tượng có nhu cầu (bao gồm phụ nữ tuổi sinh đẻ, trẻ em, người lớn khác) với Viện Đào tạo YHDP và YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội. Hàng tháng TYT xã báo lên cho Viện số lượng khách hàng dự kiến và Viện sẽ bố trí theo ngày tiêm chủng của Trạm để tổ chức cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo số lượng đã đăng kí với TYT.

2.4.1.3. Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả sau can thiệp (2018)

Thu thập số liệu định lượng tương tự điều tra ban đầu, bộ công cụ thu thập định tính có bổ sung các nội dung, câu hỏi, chủ đề để đánh giá tính phù hợp, khả thi của can thiệp, kết quả của một số giải pháp can thiệp so sánh với điều tra cơ bản ban đầu, tính bền vững và bài học kinh nghiệm sau khi can thiệp. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu áp dụng như điều tra cơ bản ban đầu.

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ đánh giá kết quả can thiệp