• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Hiệu quả giải pháp can thiệp truyền thông nâng cao tỷ lệ sử dụng vắc

3.3.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu sau can thiệp

Bảng 3.20. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp tại huyện Ba Vì

Thông tin chung

Thụy An (Can thiệp) Phú Sơn (chứng) TCT

n = 200 n (%)

SCT n = 173

n (%)

p1 (test

χ2)

TCT n=207

n (%)

SCT n=189

n (%)

p2 (test

χ2) Nhóm tuổi

< 25 49(24,5%) 52(30%)

> 0,05

62(30%) 70(37,%)

> 0,05 26-30 98(49%) 70(40,5%) 94(45,4%) 72(38,1%)

> 30 53(26,5%) 51(29,5% 51(24,6%) 47(24,9%) Trình độ học vấn

Mù chữ, tiểu học 4(2%) 4(2,3%)

> 0,05

19(9,2%) 7(3,7%)

> 0,05 THCS 42(21%) 27(15,6%) 58(28,0%) 50(26,5%)

THPT 96(48%) 74(42,8%) 82(39,6%) 81(42,9%) Trung cấp/CĐ 43(21,5%) 40(23,1%) 33(15,9%) 31(16,4%) Đại học/Sau đại

học 15(7,5%) 28(16,2%) 15(7,2%) 20(10,6%) Nghề nghiệp

Nội trợ/ở nhà 31(15,5%) 44(25,4%)

> 0,05

41(19,8%) 58(30,7%)

> 0,05 Làm ruộng 95(47,5%) 32(18,5%) 126(60,9%) 45(23,8%)

Công chức, viên chức 19(9,5%) 36(20,8%) 15(7,2%) 12(6,4%) Công nhân 34(17%) 29(16,8%) 11(5,3%) 22(11,6%) Kinh doanh tự do 15(7,5%) 24(13,9%) 8(3,9%) 33(17,5%) Khác: văn phòng, kế

toán 6(3%) 8(4,6%) 6(2,9%) 19(10,0%)

Thu nhập bình quân/người/tháng Trung bình±SD

(triệu đồng)

1,951±0,10 7

2,305±0,13 2

>0,05 1,367±0,04 9

1,837±0,12

3 >0,05 p1: so sánh tỷ lệ trước và sau can thiệp tại Thụy An p2: so sánh tỷ lệ trước và sau can thiệp tại Phú Sơn Nhận xét: Kết quả cho thấy tại 2 xã của huyện Ba Vì không có sự khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học trước và sau can thiệp.

3.3.3. Tiếp cận và sử dụng vắc xin cúm của đối tượng phụ nữ tuổi sinh đẻ sau can thiệp

Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ đối tượng đã từng nghe về vắc xin cúm trước và sau can thiệp tại quận Đống Đa

Kết quả cho thấy, sau can thiệp tỷ lệ phụ nữ nghe đến vắc xin cúm có sự tăng lên tại phường Trung Tự - phường can thiệp (tăng từ 97,5% lên 99%), bên cạnh đó tỷ lệ này lại giảm đi tại phường Phương Liên - phường chứng (giảm từ 95,4% xuống còn 90,6%). Tuy nhiên các sự thay đổi này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05, test χ2).

Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ đối tượng đã từng nghe về vắc xin cúm trước và sau can thiệp tại huyện Ba Vì

Kết quả biểu đồ trên cho thấy sau can thiệp tỷ lệ phụ nữ nghe về vắc xin cúm có sự tăng lên đáng kể tại xã Thụy An - xã can thiệp, từ 85,9% lên 95,4% (p<0,05, test χ2), còn tại xã Phú Sơn - xã chứng, tỷ lệ này tăng ít hơn, từ 77,2% lên 84,6% (p<0,05, test χ2).

Bảng 3.21. Nguồn thông tin đối tượng tiếp nhận tại quận Đống Đa

Nghe thông tin Trung Tự Phương Liên

Trước Sau Trước Sau

Qua nhân viên y tế 55,5 58,2 52,5 44,3

Xem trên internet 48,0 79,6 67,0 64,7

Qua xem ti vi 50,5 49,8 45,5 43,3

Qua nghe radio 21,5 11,4 20,0 15,4

Qua đọc báo, tạp chí 32,5 28,9 30,5 28,4 Qua bạn bè, người thân 33,5 12,4 27,5 10,9

Trong nhà trường 2,0 6,0 10,0 5,0

Kết quả ở bảng trên cho thấy nguồn thông tin tiếp nhận về bệnh cúm mùa và vắc xin phòng cúm mùa tại quận Đống Đa không có sự thay đổi đáng kể tại cả 2 địa bàn nghiên cứu với p>0,05 (test χ2).

Bảng 3.22. Nguồn thông tin đối tượng tiếp nhận tại huyện Ba Vì

Nghe thông tin Thụy An Phú Sơn

Trước Sau Trước Sau Qua nhân viên y tế* 52,7 83,8 60,5 63,0 Xem trên internet 23,7 31,2 22,0 36,5

Qua xem ti vi 68,1 26,0 55,5 28,0

Qua nghe radio, loa truyền thanh* 19,8 41,0 18,0 39,7 Qua đọc báo, tạp chí 13,0 19,7 10,5 12,2 Qua bạn bè, người thân 6,3 6,4 22,5 3,2

Trong nhà trường 2,4 5,2 5,5 2,6

* Có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng trên cho thấy, tại xã chứng Phú Sơn không có sự thay đổi về nguồn cung cấp thông tin về bệnh và vắc xin cúm mùa. Ngược lại tại xã can thiệp Thụy An, các nguồn cung cấp thông tin sau sau can thiệp có sự tăng lên đáng kể: qua nhân viên y tế (tăng từ 52,7% lên 83,8%, p < 0,05, test χ2), qua hệ thống loa truyền thanh tăng từ 19,8% lên 41% (p < 0,05, test χ2).

Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ đối tượng nhận chương trình can thiệp trong 1 năm Nhận xét:

Biểu đồ trên cho thấy trong vòng 1 năm can thiệp, có 65,6% ĐTNC được nhận thông tin về vắc xin tại địa phương. Tuy nhiên tỷ lệ này cao hơn ở Ba Vì (76,5%) so với Đống Đa (55,7%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (với p<0,001, test χ2).

Các kết quả nghiên cứu định tính cho thấy đa số các đối tượng tại xã/phường can thiệp đều cho rằng truyền thông trực tiếp theo hình thức họp nhóm là hiệu quả nhất. Phụ nữ tuổi sinh đẻ cho rằng tốt nhất là tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ và theo dõi bằng tin nhắn là hiệu quả:

“Hỏi trực tiếp bác sỹ và mọi thông tin đăng ký dịch vụ gửi về qua tin nhắn là hiệu quả nhất” (PVS PN tiêm cúm phường 1, Đống Đa, 2018).

Các đối tượng tham gia PVS, TLN khác lại cho rằng truyền thông trực tiếp qua tổ chức họp nhóm, hoặc đến từng hộ gia đình mang lại hiệu quả cao hơn.

“Tổ chức họp nhóm cho 10 - 15 người, lồng ghép các hoạt động khác của thôn để tuyên truyền là hiệu quả hơn cả vì tập trung được mọi người lắng nghe. Dù nhiều khi phải chấp nhận tuyên truyền thông qua người thân bởi các đối tượng đích nhiều khi bận việc không tham gia được các buổi họp nhóm” (TLN cán bộ y tế xã can thiệp, Ba Vì, 2018).

“Tư vấn tại nhà vì gắn trực tiếp với người dân thì tốt hơn, có thời gian hơn, linh động về thời gian, có thể đến tối, giờ nghỉ, cuối tuần, đối mặt trực tiếp với người dân để tư vấn, biết thái độ người ta ra sao. Tuy nhiên sẽ mệt hơn và vất vả hơn” (TLN y tế thôn xã can thiệp, Ba Vì, 2018).

Bên cạnh đó, kết quả định tính cũng chỉ ra rằng hình thức phát thanh qua loa đài tại huyện Ba Vì có thể kém hiệu quả vì chất lượng thông tin không cao.

Tuy nhiên, các trưởng thôn đều nhấn mạnh mặc dù phát thanh qua hệ thống loa đài chưa thực sự hiệu quả nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì cho người dân:

“Truyền thông qua loa chưa thực sự hiệu quả vì hạn chế của hệ thống loa đài và nhiều khi người ta bận không nghe hết. Nhưng vẫn cần triển khai vì mưa dầm thấm lâu” (TLN trưởng thôn xã can thiệp, Ba Vì, 2018)

Một số ít cán bộ cho rằng thảo luận nhóm và phát tờ rơi chưa thực sự hiệu quả cần xem xét nếu tiếp tục vì liên quan đến kinh phí tổ chức và hiệu quả sử dụng:

“TLN vì số lượng đến ít, mất kinh phí nhiều hơn. Một lớp mời được hơn 20 chưa phủ được hết mà lại tốn kém. Phải chi kinh phí cho người ta, số đến ít nhưng lại tốn kém” (PVS Trạm trưởng TYT xã can thiệp, Ba Vì, 2018).

“Phát tờ rơi (không kết hợp truyền thông): vì ít gây được sự chú ý của đối tượng và nếu chỉ đưa tờ rơi họ không đọc đâu. Nhiều khi vừa đưa họ đã đưa cho con họ làm đồ chơi rồi” (TLN cán bộ y tế xã, Ba Vì, 2018).

3.3.4. Thay đổi về kiến thức của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp