• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO

3.2. Giải pháp

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO

HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ

hài hòa có định hướng (bảo tồn thích nghi). Điều đó đòi hỏi các phương án, giải pháp trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trịcác di sản quần thểphải hết sức thận trọng.

Phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng từ nhiều góc độ để dự án có phần thuyết phục, đảm bảo hài hoà giữa bảo tồn và phát triển du lịch, phù hợp giữa lợi ích và trách nhiệm, nhằm tạo sự đồng thuận cao giữa người dân với chính quyền địa phương. Để bảo tồn và phát huy giá trị có tính khả thi, theo đó cần đưa ra những định hướng có tính chiến lược lâu dài với những bước đi cụthể, thích hợp.

Phát triển hình ảnh quần thểdi tích Cố đô, thông qua việc quảng bá phát huy di sản được gắn liền với các mục tiêu bảo tồn, tôn tạo di sản và giúp du khách hiểu rõ giá trị của khu di tích, di sản thếgiới, từ đó cùng chung tay vào việc bảo vệdi sản.

3.2.2. Nâng cao nhận thức cho người dân vềbảo tồn Quần thểdi tích Cố đô Huế Muốn bảo tồn các DSVH truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, giữgìn bản sắc văn hóa quần thể di tích Cố đô Huế nói riêng thì trước tiên các cấp các ngành cần phải tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH. Tuyên truyền cho mọi người hiểu biết đầy đủ về nội dung của giá trị văn hóa, xác định được vị trí, ý nghĩa của chúng trong xã hội hiện đại của chúng ta, có hiểu được sâu sắc vai trò của bản sắc văn hóa đó đối với đời sống hiện nay và của môi trường sống bao quanh chúng ta, thì mới có thể tạo ra được cơ sở thuận lợi cho việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa. Giữ gìn bản sắc văn hóa làng không phải là ôm khư khư lấy những giá trị truyền thống của làng, không cho nó thay đổi, mà trái lại phải luôn làm cho nó lớn mạnh hơn, giàu có hơn, bổsung cho nó những yếu tốmới, tức là phát triển nó.

3.2.3. Thực hiện quy chếquản lý, bảo tồn, tôn tạo và sửdụng di tích thuộc Quần thểdi tích Cố đô Huế

Để quản lý bảo tồn lâu dài, nguyên trạng và sử dụng có hiệu quảcác di tích trong quần thể di tích Cố đô Huế, Trung tâm bảo tồn, ủy ban nhân dân tỉnh phải xây dựng các quy chế quản lý, bảo tồn, tôn tạo và sửdụng có hiệu quả các di tích, phát huy giá trị văn hóa vốn có của nó.

Xây dựng quy chếquản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thuộc quần thể di tích Cố đô, trong đó lưu ýưu tiên bảo tồn nguyên trạng các di tích.

Việc tu bổ các di tích phải bảo đảm các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều luật của Hiến chương, Công ước quốc tế mà Chính phủ đã công nhận và tham gia, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao.

3.3.4. Giải pháphuy động tài chính cho hoạt động bảo tồn quần thểdi tích Cố đô Huế

Các di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa dân tộc nhưng qua thời gian và điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên những công trình kiến trúc, di tích lịch sử không ngừng bị phá hủy, xuống cấp. Bên cạnh việc khai thác các di tịch thì hoạt động du lịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

phải đóng góp một phần nguồn lực của mình vào việc bảo tồn các khu du lịch để hướng đến phát triển bền vững.

Giải pháp thu phí tham quan

Việc thu phí tham quan tại các khu di tich trước giờ đã có, nhưng để bảo tồn được các di tích nguyên trạng và bảo vệcảnh quan thiên nhiên các khu di tích thì sốtiền đó chưa bao giờ là đủ. Theo như nghiên cứu đối với những khách tham quan quan tâm đến các di sản văn hóa họ sẵn sàng bỏ thêm chi phí tham quan để tham gia vào các chương trình bảo tồn là 5$.

Thực hiện chương trình gắn nhãn bảo tồn

Để tăng ngân sách cho bảo tồn ngoài việc thu phí tham quan thì các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải có trách nhiệm hơn đối với các di tích văn hóa, lịch sử. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ tham gia vào các chương trình bảo tồn được đề xuất, đóng góp một phần doanh thu từ hoạt động kinh doanh của mình vào ngân sách cho bảo tồn các di tích trong quần thể. Khi các doanh nghiệp tham gia vào chương trình họ sẽ được gắn nhãn nhận biết đây là doanh nghiệp có tham gia chương trình bảo tồn.

Theo như kết quả nghiên cứu về các chương trình bảo tồn đề xuất thì các doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ được gắn nhãn nhận biết với các doanh nghiệp khác không tham gia. Các doanh nghiệp tham gia phải thực hiện trách nhiệm đóng góp 4%

doanh thu vào quỹbảo tồn, quỹ này sẽ được dùng để tu bổ, tôn tạo những di sãn đã, đang có nguy cơ xuống cấp, và chịu trách nhiệm quản lý quỹlà trung tâm bảo tồn quần thể di tích Cố đô và các doanh nghiệp có tham gia vào chương trình. Khi các doanh nghiệp tham gia vào các chương trình bảo tồn sẽ được các du khách quan tâm và lựa chọn sửdụng dịch vụ cao hơn các doanh nghiệp không tham gia.

Trường Đại học Kinh tế Huế