• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO

2.1. Tổng quan du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.2. Điều kiện thuận lợi và khó khăn của ngành du lịch Huế

Thừa Thiên Huế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, có vị trí thuận lợi về giao thông, là cửa ngõ hướng ra biển Đông của tuyến Hành lang Kinh tế Đông -Tây. Đây là tiền đềrất quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc tế.

Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng có chế độ chính trị ổn định để phát triển du lịch.

Với diện tích trên 5.000 km2; trong lòng đất sâu thẳm, Thừa Thiên Huế còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 70% diện tích đất tựnhiên, những khu rừng tựnhiên ởThừa Thiên Huế có số lượng các loài thực vật cao hơn hẳn các nơi khác với nhiều loại thực vật quý, hiếm như gõ, kiền, cẩm lai, cẩm hương, tròđen, song, mây, tre nứa và những dược phẩm quý như đăng sâm, sa nhân, đỗ trọng... Bên cạnh đó Thừa Thiên Huế còn là một tỉnh có tài nguyên nước khá phong phú, bao gồm cả nước ngọt, nước mặn, nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

lợ, nước khoáng nóng, được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Được mệnh danh là thành phố nổi tiếng bởi các di tích lịch sử, Thừa Thiên Huế hiện đang có trên 500 di tích lịch sử cách mạng, lưu niệm danh nhân và sự kiện lịch sử.

Văn hoá Huế phong phú và đa dạng, bao gồm: Văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên, môi trường.... Với quần thểdi tích Cố đô Huếvà Nhã nhạc Cung đình Huế- Di sản văn hoá thếgiới, Thừa Thiên Huếlà Trung tâm của con đường hành trình di sản văn hoá thế giới của Việt Nam: HạLong - Phong Nha - Huế- Hội An - Mỹ Sơn-đường Hồ Chí Minh đã tạo ra sựliên kết vềdu lịch với các tuyến du lịchở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam,... Đặc biệt, Lăng Cô vừa được công nhận là 01 trong 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Đây là lợi thế rất lớn của tỉnh, cho phép phát triển du lịch thành ngành kinh tếmũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế.

Chính sách đổi mới, hội nhập kinh tếquốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại trong đó có phát triển du lịch, thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Là trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành chất lượng cao và nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Việt Nam. Đại học Huếvới hệthống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tào các lĩnh vực khác nhau trong đó có trường cao đẳng nghềdu lịch hay khoa du lịch đại học huế,.. chuyên đào tạo nguồn lực trong ngành du lịch có trình độ chuyên môn cao.

Là một trong ba trung tâm y tếchuyên sâu, kỹthuật cao của cả nước.Đại học Y khoa, đại học duy nhất của vùng duyên hải miền trung và bắc trung bộ. Bệnh viện trung ương Huế, bệnh viện Đại học y Huế với trang thiết bị, công nghệ hiện đại là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chửa bênh.

Kết cấu về cơ sở hạtầng kinh tế, xã hội đã và đang được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp tạo điều kiện khai thác tiềm năng du lịch, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng, các quốc gia…

Số lượng khách sạn, nhà nghỉ nhiều với tiêu chuẩn từ tiêu chuẩn 1 - 5 sao, phục vụ tối đa nhu cầu lưu trú cho du khách khi đến Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ẩm thực Huế rất đa dạng và phong phú, với nhiều món ăn ngon và nổi tiếng được chếbiến công phu, đặc biệt là ẩm thực công đình.

Song có lẽ, yếu tố con người mới có ý nghĩa quyết định, tạo sức hút mạnh nhất đối với các nhà đầu tư đến với Huế. Người dân Thừa Thiên Huế hiếu khách, văn minh, lịch thiệp, có truyền thống hiếu học bao đời nay và trong mỗi con người đều chứa đựng nét đặc thù sâu sắc văn hoá Huế.

2.1.2.2. Khó khăn phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế

Sản phẩm du lịch về đêm và các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn vẫn còn thiếu và yếu, chưa thu hút, hấp dẫn được du khách, chất lượng dịch vụ không cao với hai sản phẩm chủlực là ca Huế trên sông Hương và phố đi bộNguyễn Đình Chiểu.

Thiếu các hoạt động, sựkiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao tầm quốc gia và quốc tế diễn ra tại địa phương diễn ra đều trong quý, tháng.

Các di tích lịch sử văn hóa ở Huếchỉ mới khai thác được một phầnở điểm cũ, chưa có thêm các điểm mới; các di tích thiếu kinh phí đầu tư tu bổ đểtrở thành các điểm du lịch hấp dẫn.

Doanh nghiệp hoạt động du lịch có quy mô nhỏ, thiếu năng lực và kinh phí đầu tư vào các dịch vụcao cấp.

Du lịch biển, đầm phá là thế mạnh. Tuy nhiên, sự cố môi trường biển năm 2016 vẫn còn ít nhiều ảnh hưởng tâm lý khách du lịch quyết định tham gia loại hình du lịch biển tại Huế. Ngoài ra, so với các địa phương, chúng ta vẫn chưa có nhiều khu nghỉ dưỡng biển, các dịch vụbổsung gắn với du lịch biển mang tính hấp dẫn.

Đa phần địa điểm hoạt động du lịch Huế còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên là chủyếu, chưa được khai thác xây dựng theo quy mô lớn.

Vẫn còn nhiều trường hợp người bán chèo kéo, cò mồi, chặt chém khách du lịch.

Tình trạng ăn xin vẫn còn nhiều, làm cho khách thấy không thoải mái và không hài lòng khi đến du lịch Huế

Một số sản phẩm mới đã hình thành như các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch đầm phá. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm này còn nhỏ lẻ, dịch vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa có sự kết nối thành tour tuyến; công tác quảng bá cho các sản phẩm này còn hạn chế, chưa thu hút.

Hạtầng du lịch vẫn còn hạn chế, hạtầng giao thông đến các điểm du lịch mới/tiềm năng và hạ tầng phục vụ du khách tại các điểm đang còn hạn chế và chưa có tính kết nối cao, hạ tầng đường giao thông ở thành phố đang bị ảnh hưởng do dự án cải thiện hệthống cấp thoát nước...

Huếphải cạnh tranh nhiều địa điểm du lịch tham quan trên cả nước, đặc biệt là Đà Nẵng. Trong khi các tỉnh khác có quy mô địa điểm lớn, phục vụ giải trí cho du khách thì Huếvẫn còn hạn chế.