• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ NHÓM SẢN PHẨM PHÂN

C. Hộ nông dân

2. Một số đặc điểm hành vi mua, sử dụng phân bón NPK và NPK Bông lúa của hộ sản

2.1. Hành vi sử dụng phân bón NPK của các hộ sản xuất trong mẫu điều tra

nông nghiệp

 Theo kết quả điều tra thì phần lớn các hộ sản xuất đều sử dụng thương hiệu phân bón NPK Bông lúa và NPK Đầu trâu nên ta tiến hành những so sánh về 2 loại này:

a. Tình hình sử dụng phân bón NPK Bông lúa và NPK Đầu trâu theo loại cây trồng của hộsản xuất

Bảng 2.15: Tình hình sửdụng phân bón NPK Bông lúa và NPK Đầu trâu theo loại cây trồng của hộsản xuất

Loại cây trồng Thương hiệu NPK Tổng

NPK Bông lúa NPK Đầu trâu

Cây lúa 79 16 95

Cây lạc 19 17 36

Cây rau 5 7 12

Cây ăn quả 2 3 5

Cây ngô 3 1 4

Tổng 108 44

(Nguồn: Xửlý sốliệu SPSS) Nhìn vào bảng ta thấy, phân bón NPK Bông lúa và phân bón NPK Đầu trâu thường được sửdụng cho cây lúa là chủ yếu, tiếp theo đó là cây lạc, một phần vìđó là những cây trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh, nên lượng phân bón sử dụng sẽ nhiều hơn so với các loại cây còn lại.

Phân bón NPK Bông lúa được ưa chuộng nhiều hơn sơ với NPK Đầu trâu. Vì phân bón NPK Bông lúa có mức giá rẻ hơn nhưng vẫn mang lại hiệu quảkinh tếcao và người nông dân được tiếp cận với phân bón này từrất lâu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

b. Tình hình sửdụng phân bón NPK Bông lúa và NPK Đầu trâu theo thời gian (số năm sử dụng tính đến hiện tại)

Bảng 2.16: Bảng thống kê mô tảtình hình sửdụng phân bón NPK bông lúa và NPK Đầu trâu theo thời gian

(Đơn vị: Hộ gia đình)

Thời gian sửdụng Thương hiệu NPK

NPK Bông lúa NPK Đầu trâu

< 1 năm 0 0

1– 2 năm 0 11

2– 3 năm 3 5

3– 4 năm 5 2

4– 5 năm 2 3

> 5 năm 71 9

(Nguồn: Xửlý sốliệu SPSS) Qua kết quảthống kê được thì ta thấy, phân bón NPK Bông lúa được người dân sửdụng từlâu nay, có tới 71/81 hộsửdụng trên 5 năm trong khi đó NPK đầu trâu chỉ có 9/30 hộ.

Những năm gần đây phân bón NPK Đầu trâu đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn, có 11 hộ mới sử dụng được 2 năm gần đây, trong khi đó phân bón NPK Bông lúa không có hộ nào mới sử dụng, đây là tín hiệu cho thấy hộ sản xuất nông nghiệp đang dần dần tiếp nhận phân bón NPK Đầu trâu. Phía công ty CP VTNN Thừa Thiên Huếcũng nên dè chừng và có chiến lược kinh doanh mạnh hơn.

2.1.2. Địa điểm khách hàng thường mua phân bónNPK

Bảng 2.17 Bảng thống kê mô tả địa điểm mua phân bón NPK của mẫu nghiên cứu

Địa điểm Tần số Phần trăm so với tổng mẫu

điểu tra

Hợp tác xã nông nghiệp 57 57%

Đại lý 59 59%

Cửa hàng bán lẻ 50 50%

(Nguồn: Xửlý sốliệu SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Địa điểm hộ nông dân chọn mua ảnh hưởng rất lớn đến kênh phân phối mà công ty phát triển và đẩy mạnh. Theo kết quả nghiên cứu, địa điểm khách hàng lựa chọn mua nhiều nhất là Đại lý bởi tính thuận tiện về địa lý, sản phẩm đa dạng và nông dân có thể mua nợ. Trong số 100 hộ điều tra có 59 hộ thường mua ở đại lý (chiếm 59%), có đến 57 hộchọn muaởHợp tác xã nông nghiệp (chiếm 57%) con số không chênh lệch mấy đối với kênh đại lý. Có thểnói hợp tác xã vẫn là nơi mà người dân nông thôn tin cậy nhất, đó là những người gần gũi với nông dân trong việc gieo xạ, bón phân, phun thuốc, người trực tiếp hưỡng dẫn cho dân kỹthuật trồng trọt. Bên cạnh đó cũng có những đối tượng chọn mua ở cửa hàng bán lẻ thường là hộcó diện tích đất trồng trọt ít, có thể do khu vực nơi đối tượng điều tra sinh sống chỉ có các cửa hàng bán lẻ, người dân có thểmua lẻ hay mua nợ vì nếu muaở HTX thì thường mua nguyên bao. Nên quan tâm, phát triển thêm các cửa hàng bán lẻgần với khu vực tập trung nông dân sản xuất nông nghiệp với quy mô đất đai nhỏ.

2.1.3. Yếu tố ảnhhưởng đến quyết định lựa chọn mua phân bón NPK của hộ sản xuất nông nghiệp

Bảng 2.18: Bảng thống kê mô tảcác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua phân bón NPK của mẫu nghiên cứu

Tần số Phần trăm so với tổng mẫu điều tra

Giá cả 100 100%

Chất lượng 100 100%

Tính thuận tiện 84 84%

Uy tín nơi sản xuất và nhà phân phối 90 90%

Hìnhảnh, mẫu mã sản phẩm 4 4%

Tính đa dạng của sản phẩm 31 31%

Thói quen sửdụng 65 65%

Ảnh hưởng của xã hội 34 34%

(Nguồn: Xửlý sốliệu SPSS) Theo những người được phỏng vấn về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phân bón NPK thì yếu tố ảnh hưởng lớn nhất chính là chất lượng và giá cả, cả2

Trường Đại học Kinh tế Huế

yếu tố đều chiếm 100% (gồm 100 mẫu nghiên cứu). Lý do khách hàng chọn mua NPK Bông lúa bởi vì sản phẩm chất lượng và giá rẻ, khách chọn mua NPK Đầu trâu là vì sản phẩm cho năng suất cao, họcho rằng giá cao là phân bón cao cấp.

Yếu tố uy tín nơi sản xuất và nhà phân phối cũng ảnh hưởng rất lớn, chiếm 90%

(gồm 90 mẫu nghiên cứu). Khách hàng chọn mua phân bón NPK Bông lúa và NPK Đầu trâu vì đây là sản phẩm của các công ty có uy tín. Mua ở các nhà phân phối có uy tín đểtránh mua phải các phân bón giả, kém chất lượng.

Tiếp đến là tính thuận tiện chiếm 84% (gồm 84 mẫu nghiên cứu), các nông dân thường có xu hướng mua ở các địa diểm gần nhà để thuận tiện hơn về thời gian và vận chuyển. Các yếu tố khác cũng khá quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phân bón đó là thói quen sửdụng, ảnh hưởng của xã hội và tính đa dạng của sản phẩm.

2.1.4. Phương tiện tiếp cận thông tin vềphân bón NPK của hộsản xuất Bảng 2.19: Bảng thống kê mô tả các phương tiện tiếp cận thông tin vềphân bón

NPK của mẫu nghiên cứu

Tần số Phần trăm so với tổng mẫu nghiên cứu

Hợp tác xã nông nghiệp 67 67

Người quen giới thiệu 96 96

Tivi 39 39

Đại lý/ Cửa hàng bán lẻ giới thiệu

70 70

Báo, tạp chí 1 1

Đài phát thanh 11 11

Nhân viên tư vấn 53 53

(Nguồn: Xửlý sốliệu SPSS) Đối với phương tiện truyền thông cho sản phẩm phân bón thì phương án người quen giới thiệu là một biện pháp marketing gián tiếp mang lại hiệu quả cao. Được thể hiện qua con sốcụ thể: theo khảo sát 96% hộ sản xuất cho rằng họ được người quen giới thiệu là dùng tốt nên tin dùng. Bên cạnh đó việc được đại lý hay cửa hàng bán lẻ

Trường Đại học Kinh tế Huế

giới thiệu, tư vấn dùng thửcũng là phương tiện giúp hộnông dân biết đến sản phẩm, chiếm 70% (gồm 70 mẫu nghiên cứu). Có 67 hộ cho rằng họ tiếp cận thông tin về phân bón NPK từphía hợp tác xã nơi họsinh sống. Ngoài ra thông qua các quảng cáo trên tivi hay là đài phát thanh thì hộnông dân cũng biết đến sản phẩm. Những người nông dân thường có trình độ thấp và không có thói quen đọc báo nên phương tiện báo, tạp chí và internet là rất thấp.

Qua đó phía công ty có thể lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp để đưa thông tin sản phẩm phân bón NPK Bông lúa đến gần hơn với các hộnông dân, không chỉ ởtỉnh Thừa Thiên Huếmà cònở các thị trường khác trong cả nước.

2.2. Hành vi sử dụng phân bón của các đối tượng đã từng sử dụng phân bón