• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài học mà anh/chị rút ra được khi nhìn nhận những thuận lợi và thách thức trong “Lợi thế người đi sau”?

Câu 3: Đọc kĩ đoạn văn (2) và cho biết đoạn văn được viết theo phương thức nào?

Câu 4: Bài học mà anh/chị rút ra được khi nhìn nhận những thuận lợi và thách thức trong “Lợi thế người đi sau”?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tinh thần học hỏi trong bối cản của sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế - xã hội hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm): Viết về phẩm chất và tấm lòng của nhân vật viên quản ngục trong “hoàn cảnh đề lao”

tăm tối, Nguyễn Tuân đã khẳng định đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ ” (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - SGK Ngữ văn 11 tập Một). Qua cảm nhận về nhân vật này trong tác phẩm “Chữ người tử tù”, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

HẾT

---Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm.

Lovebook xin cảm ơn!

CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT!

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

STUDY TIP

Đối với dạng câu hỏi yêu cầu đặt nhan đề cho nội dung đoạn văn bản, các em cần tiến hành các bước như sau:

- Tìm các từ ngữ chủ đề (từ, cụm từ lặp đi lặp lại), câu chủ đề, từ đó xác định khái quát nội dung của văn bản.

- Căn cứ vào nội dung khái quát đó, lựa chọn một nhan đề phù hợp, có chứa thông tin chính nhưng không quá dài.

Câu 1 (0,5 điểm):

Học sinh đặt được nhan đề phù hợp, căn cứ theo nội dung đoạn văn.

Một số nhan đề gợi ý: Lợi thế người đi sau ở nước ta; Lợi thế người đi sau: cơ hội và thách thức; Những vấn đề đặt ra từ lợi thế người đi sau...

Câu 2 (1,0 điểm):

Học sinh cần đọc kĩ văn bản kết hợp cùng hiểu biết thực tế về đời sống kinh tế - xã hội hiện nay để trả lời.

Lợi thế người đi sau: chỉ những thuận lợi, những bài học bổ ích có được dựa trên sự học hỏi kinh nghiệm thành công và thất bại của những người làm trước hoặc những công ty, những quốc gia phát triển trước.

Câu 3 (0,5 điểm):

Đoạn văn được viết theo phương thức diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu của đoạn văn).

Câu 4 (1,0 điểm):

Học sinh có thể đưa ra quan điểm riêng của bản thân, cần đảm bảo tính lo-gic và hợp lí. Gợi ý:

- Cần nỗ lực cố gắng phát triển để tận dụng những kinh nghiệm của lợi thế người đi sau.

- Cần cân đối giữa việc phát triển kinh tế - xã hội với sự ổn định của an ninh, trật tự xã hội.

- Mỗi người dân cần có ý thức đóng góp vào mục đích chung là phát triển kinh tế xã hội.

STUDY TIP Một số tấm gương về tinh thần học hỏi trong xã hội hiện nay:

- Trần Thị Diệu Liên sinh ra trong gia đình nghèo khó, ở trong căn nhà xập xệ rộng chưa tới 20 m2. Liên từng học chuyên Anh trường Lê Hồng Phong -TP Hồ Chí Minh. Sau khi đỗ ngành khoa học của một trường đại học, Liên bảo lưu một học kỳ để theo đuổi học bổng du học. Tháng 4, Liên nhận được gói hỗ trợ tài chính suốt 4 năm học trị giá 7 tỷ đồng của Đại học Harvard.

- Chảo Thị Yến (Bát Xát, Lào Cai) người dân tộc Dao. Hết lớp 9, cô phải nghỉ học để đi làm nương.

Sau ba năm thuyết phục người nhà, cuối cùng Yến được đi học cấp ba với ước mơ làm cô giáo. Tuy nhiên, trận lũ lịch sử năm 2008 khiến cô chọn Đại học Lâm nghiệp là bởi khao khát tìm cách giữ rừng, hạn chế lũ.

Cô vừa đi làm vừa tiếp tục gửi hồ sơ xin học bổng và đến tháng 3 cô đã trúng học bổng thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững tại Đại học Gottingen, Đức.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

STUDY TIP

Khi gặp dạng đề nghị luận xã hội về vấn đề có tính chất khá quen thuộc (ở đây là tinh thần học hỏi), các em

cần chú ý:

- Tránh thái độ chủ quan.

- Đọc kĩ, xem xét kĩ yêu cắu của đề. Bởi vấn đề đưa ra có thể quen thuộc nhưng thông thường đều có tính chất cập nhật, gắn với đời sống hiện đại (ở đây là: học hỏi - gắn với bối cảnh sự phát triển kinh tế mạnh mẽ).

Nên chú ý xây dựng luận điểm có tính sáng tạo, đảm bảo được tính chất cập nhật đó.

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)

Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):

Vai trò, giá trị của tinh thần học hỏi đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội đang có sự phát triển mạnh mẽ.

3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):

Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được vai trò quan trọng của tinh thần học hỏi trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội.

Có thể theo hướng sau:

- Giải thích: Học hỏi là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, từ cuộc sống, từ các mối quan hệ, từ những người xung quanh. Quá trình học hỏi diễn ra lâu dài, bền bỉ.

Đời sống xã hội, nền kinh tế hiện nay đều đang trong quá trình tăng trưởng mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức. Tinh thần học hỏi có vai trò vô cùng quan trọng, cần thiết, giúp mỗi người thích nghi với sự phát triển của xã hội, tận dụng cơ hội. để phát triển cá nhân cũng như góp phần vào sự ổn định và phồn thịnh của cộng đồng. Học phải đi đôi với hỏi để biến tri thức thực sự thành của mình chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động.

- Nếu không chịu học hỏi thì sớm muộn cũng sẽ tụt hậu và bị đào thải khỏi xã hội hiện đại.

- Liên hệ, rút ra bài học thiết thực cho bản thân: không ngừng học hỏi, chuẩn bị hành trang cho tương lai...

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

5. Sáng tạo (0,25 điểm):

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2 (5,0 điểm)

STUDY TIP

Đối với dạng đề nghị luận về một nhân vật để minh chứng cho một ý kiến của nhà văn viết nên tác phẩm, các em cần chú ý:

- Khi giải thích ý kiến nên xuất phát từ nội dung tác phẩm, gắn ý kiến đó vào chỉnh thể tác phẩm để khái quát nội dung của ý kiến chính xác nhất.

- Phân tích nhân vật bám sát nội dung của ý kiến, đặc biệt chú ý đến hình ảnh của nhân vật trong đoạn văn có xuất hiện ý kiến.

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề;

phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

Cảm nhận về nhân vật quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” để làm sáng tỏ cho một quan niệm của chính nhà văn về nhân vật.

3.Triển khai vấn đề nghị luận:

Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.

a.Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm):

Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình Nhà nho khi Hán học đã suy tàn. Ông là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt gắn bó với các giá trị văn hóa cổ truyền, là một nhà văn có phong cách tài hoa và độc đáo. “Chữ người tử tù” là tác phẩm tiêu biểu cho đời văn của Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã thông qua bộ đôi nhân vật Huấn Cao – quản ngục để thể hiện quan niệm riêng biệt của Nguyễn Tuân về cái Đẹp.

b.Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

˗ Giải thích: “Thanh âm trong trẻo”: hình ảnh ẩn dụ chỉ một tâm hồn trong sáng, phẩm chất cao đẹp, sự hướng thiện. “Bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”: hình ảnh ẩn dụ chỉ chốn nhà lao tăm tối, rộng hơn đó là môi trường xã hội xấu xa, tàn ác.

˗ Ý kiến đã khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của quản ngục trong hoàn cảnh nhà ngục đầy rẫy tội ác, trong hoàn cảnh xã hội suy đồi, bất lương.

c. Phân tích cảnh đợi tàu để chứng minh cho ý kiến (2,0 điểm):

CHÚ Ý Phân tích nhân vật quản ngục để làm sáng tỏ ý kiến:

˗ Giải thích: sự đối lập thanh âm trong trẻo > < bản đàn mà nhạc luật hỗn loạn, xô bồ.

Nhân vật quản ngục:

+ Cảnh ngộ và địa vị xã hội của nhân vật: hoàn cảnh sống trong đề lao tăm tối, môi trường đầy tội ác.

+ Tấm lòng, phẩm chất của nhân vật: sự cô độc, lẻ loi; tình yêu cái Đẹp, sự trân trọng với cái Đẹp; con người biết hối hận, có thiên lương trong sáng.

+ Ý nghĩa của hình tượng nhân vật quản ngục: thể hiện niềm tin vào sự lương thiện của con người; góp phần thể hiện quan niệm về cái Đẹp của Nguyễn Tuân.

˗ Khái quát về nhân vật quản ngục: Nhân vật quản ngục nằm trong bộ đôi nhân vật đặc tuyển của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Nếu Huấn Cao là nhân vật sáng tạo ra cái Đẹp, là hiện thân của nghệ sĩ thì quản ngục là người thưởng thức cái Đẹp - con người đốn ngộ. Với nhân vật quản ngục, người đọc hiểu thêm về kiểu nhân vật không trùng khít, kiểu nhân vật đã tư cách và mỗi tư cách gắn với một tính cách khác nhau.

Thế nên không thể không nhắc đến quản ngục khi nhắc đến Huấn Cao và ngược lại.

˗ Cảnh ngộ và địa vị xã hội của nhân vật: là một mắt xích trong bộ máy thống trị đương thời, đã nhiều năm làm nghề quản ngục trong trại giam - môi trường của những cái xấu, cái ác, cặn bã của xã hội. Hằng ngày ông sống giữa gông xiềng tội ác, phải chứng kiến bao điều tàn nhẫn, lừa lọc giữa một đống cặn bã, giữa lũ quay quắt. Cảnh sống ấy dễ dìm chết con người, dễ đẩy con người vào bùn nhơ. Là quản ngục, nhưng ông ta cũng chính là tù nhân chung thân của cái nhà tù do ông cai quản. Cái danh, cái lợi, trách nhiệm, bổn phận của một ngục quan là những thứ gông cùm, xiềng xích vô hình xiết chặt tâm hồn quản ngục suốt đời.

˗ Tấm lòng, phẩm chất của nhân vật - thanh âm trong trẻo:

+ Hình ảnh của ông ngay từ đầu câu chuyện đã mang dáng vẻ của sự lẻ loi: mái tóc hoa râm, râu ngả màu, bộ mặt tư lự, dáng vẻ trầm tư bên ánh đèn leo lét. Rất nhiều lúc, ngục quan thấm thìa thân phận lạc loài, cô đơn giữa chốn tù ngục của chính mình, ông đã phải than thở một mình: “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi”.

+ Ông là người yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp:

++ Ngay từ hồi trẻ, ông đã có thú chơi thanh cao tao nhã: chơi chữ nghệ thuật. Sở thích cao quý này đối lập một cách dữ dội với công việc và hoàn cảnh sống của ông, cho thấy ông là người biết trân trọng những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

++ Ngưỡng mộ, trân trọng Huấn Cao - người nổi tiếng viết chữ đẹp: Khi tiếp nhận công văn giải tử tù vào kinh chịu án chém, viên quản ngục đã đau đớn đến tái nhợt người đi. “Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công văn. Quan hình bộ thượng thư trong kinh bắt giải ông Huấn Cao và những người bạn đồng chí của ông vào kinh. Pháp trường lập ở trong ấy kia. Ngày mai, tỉnh mơ, sẽ có người đến giải tù đi”. Viên quản ngục thực sự đã rơi vào một tình huống bế tắc và tuyệt vọng. Một tài năng hiếm có, một nhân cách cao quý được ông trân trọng, kính yêu và nâng niu từng giờ khắc đã sắp phải từ giã cõi đời, sắp phải chấm dứt cuộc đời đầy hoài bão tung hoành và khí phách hiên ngang bất khuất.

++ Ông khao khát có được chữ Huấn Cao. Tâm hồn trong sáng và sở nguyện cao quý của ông (một ngày nào đó được treo chữ của Huấn Cao trong nhà riêng) đã làm dịu thái độ ngông ngạo, kiêu bạc của Huấn Cao đối với ông và đã khiến Huấn Cao xúc động mà cho chữ, coi ông như một tri kỉ tri âm không hẹn mà gặp trong cuộc nhân sinh rộng lớn này.

+ Ông cũng là người can đảm vượt lên hoàn cảnh: bất chấp nguy hiểm biệt đãi Huấn Cao, biệt đãi những người bạn đồng chí của Huấn Cao. Việc làm này có thể khiến quản ngục phải trả giá đắt nhưng ông vẫn kiên quyết thực hiện với mong mỏi những ngày cuối đời, Huấn Cao được sống tươm tất nhất.

+ Đáng quý nhất, quản ngục là con người biết hối hận, biểu hiện của thiên lương trong sáng: Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn coi viên quản ngục là tri kỉ, tri âm, còn tặng quản ngục những lời khuyên chân thành, giàu ý nghĩa. Viên quản ngục đón nhận tấm lòng ấy một cách thành kính, khúm núm, lắng nghe những lời khuyên của người mình tôn thờ bấy lâu như lĩnh nhận những di huấn thiêng liêng. Dòng nước mắt của sự xúc động và sự hối hận trào ra trên khóe mắt. Cái khúm núm bái lạy và dòng nước mắt của ngục quan ở đây không làm cho ông nhỏ bé, hèn yếu đi mà làm cho ông trở nên trong sáng, lương thiện hơn.

- Ý nghĩa của hình tượng nhân vật quản ngục:

+ Nhân vật viên quản ngục không được tác giả đặt tên để gọi nhưng vẻ đẹp tâm hồn nhân vật này cũng đã khẳng định rằng ở bất cứ nơi đâu, kể cả những nơi chỉ có bóng tối và tội ác ngự trị cũng vẫn có những con người lương thiện.

+ Qua đó, tác giả cũng thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người, bản chất ấy không bị chi phối, tác động bởi hoàn cảnh, môi trường. Nhân vật viên quản ngục đã là người chiến thắng, chiến thắng cảnh ngộ, chiến thắng chính mình, vươn tới những giá trị cao đẹp về nhân cách con người.

d.Đánh giá chung (0,5 điểm):

- Ý kiến xác đáng, thể hiện vị trí, ý nghĩa của nhân vật quản ngục trong câu chuyện; là định hướng để người đọc tìm hiểu và khám phát nhân vật.

- Nhân vật quản ngục đã góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của truyện, gợi mở suy nghĩ cho người đọc về lối sống, cách sống đẹp.

4.Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

5.Sáng tạo (0,5 điểm):

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần II – Câu 1:

Bàn về tinh thần học hỏi

Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay... “Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức.

Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời. Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chẳng phải, đây là những điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có thể là cả thế giới. Kiến thức là một kho tàng bao la vô tận. Tất nhiên là không một ai có thể nắm giữ hết kho tàng ấy, bởi vì nó quá to lớn và luôn luôn mở rộng không ngừng. Tuy vậy, con người chúng ta luôn có khao khát được chinh phục kho tàng này, dù việc đó chẳng dễ dàng gì. Và chỉ có việc học mới có thể giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó.

Chúng ta có thể học từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách khác nhau. Không có một công thức nào, cũng không có giới hạn nào về thời gian và không gian cho việc học cả. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh; học từ những kinh nghiệm trong cuộc sống,... rồi lại mang những kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống, “làm giàu” cho bản thân ta cả về vật chất lẫn tinh thần và thậm chí giúp đỡ những người khác.

Một đất nước có nhiều công dân có trình độ, có tri thức sẽ phát triển rất nhanh và nhanh chóng trở thành một nước phát triển, giàu có, thịnh vượng.

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Xưa kia, có không ít những vị Trạng nguyên nhà nghèo nhưng vẫn quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước. Nhiều người trong số họ đã giúp đất nước ta giữ vững độc lập, chủ quyền. Họ đã khẳng định được mình và được lịch sử vinh danh. Ngày nay, hàng ngàn học sinh trên cả nước dù gặp khó khăn về vật chất nhưng vẫn cố gắng đi học vì họ biết rằng học tập là con đường duy nhất có thể thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ chứng tỏ được mình trong xã hội. Thậm chí, cả những người đã có địa vị, có được nhiều thành công trong công việc vẫn phải học. Họ không nhất thiết phải đi học, song họ đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống, với công việc, với sự nghiệp của mình. Có lần, một tờ báo đăng một bài viết về lớp học tiếng Việt ở Đức, về việc học tiếng Việt, văn hóa Việt của những người Đức chuẩn bị sang Việt Nam là việc. Không ai yêu cầu họ làm như vậy, nhưng họ biết đó là những điều cần thiết cho cuộc sống của họ ở một đất nước mới với nền văn hóa khác biệt rất nhiều so với văn hóa Đức. Học hành ý nghĩa to lớn như vậy, song không phải ai cũng nắm bắt được mục đích của việc học. Có những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành rất chăm chỉ, luôn luôn dành thời gian cho việc học mà quên mất thời gian cho thế giới bên ngoài. Có lẽ các bạn quên rằng thế giới ấy luôn ẩn chứa những bài học bất ngờ mà sách vở không bao giờ có thể dạy cho các bạn được.

Và cũng chính thế giới ấy mới là nơi các bạn thực hành và trải nghiệm những kiến thức các bạn học được.

Đề cương

Tài liệu liên quan