• Không có kết quả nào được tìm thấy

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

Phần II – Câu 2:

Câu 4: Câu văn “họ có thể kết bạn với biết bao bạn bè trên mạng nhưng lại đang bỏ qua những mối quan hệ thực tế, những tình cảm thực mà mọi người dành cho mình” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

Cảm nhận được nét đặc sắc của hai đoạn thơ trong

“Vội vàng” (Xuân Diệu) và “Từ ấy” (Tố Hữu) 3. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)

- Xuân Diệu là một gương mặt tiêu biểu trong phong trào Thơ mới (1930 – 1945), người được Hoài Thanh mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Thơ Xuân Diệu thể hiện một tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt, một nỗi ám ảnh lo âu trước sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian. Bài thơ “Vội vàng” là một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất tâm thế sống của Xuân Diệu.

Tác phẩm vừa như một dòng cảm xúc ào ạt trào

dâng vừa như một bản tuyên ngôn tích cực về lẽ sống.

- Tố Hữu là lá cờ đầu tiên của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Ông là nhà thơ của những niềm vui lớn, những lẽ sống lớn, thể hiện ý thức của một cái tôi công dân đầy trách nhiệm với nhân dân, đất nước. “Từ ấy” là tác phẩm đánh dấu bước ngoặt lớn trong cả đường đời và đường thơ của người thanh niên yêu nước, trẻ tuổi. Tác phẩm thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi được chính thức đứng vào hàng ngũ của Đảng.

b. Cảm nhận khổ thơ trong bài Vội vàng:

(1,0 điểm)

- Điệp ngữ “Tôi muốn” được nhắc lại hai lần khẳng định cháy bỏng của cái tôi cá nhân tác giả.

- Ước muốn kì lạ, táo bạo: “tắt nắng”, “buộc gió”

+ Nắng và gió là những hiện tượng thuộc về thế giới tự nhiên, nằm ngoài mong muốn chủ quan của con người. Vậy mà nhà thơ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” nghĩa là muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên, đoạt quyền năng của tạo hóa.

+ Các câu thơ được viết với kết cấu chỉ mục đích “cho màu đừng nhạt, cho hương đừng bay…”

 thực chất là để níu giữ hương sắc cuộc đời, để thời gian không trôi qua, cái đẹp không tàn phai.

 Ước muốn lạ lùng cả thi sĩ hé mở một lòng yêu say đắm với cảnh trời với cuộc đời, một cái tôi, khát khao giao cảm và tận hưởng, một tâm hồn luôn nhạy cảm trước bước đi của thời gian để từ đó sống hết mình, tận hưởng những gì tươi đẹp mà cuộc đời ban tặng cho con người…

- Về nghệ thuật: Khổ thơ mở đầu bài “Vội vàng”

được viết bằng bốn câu thơ ngũ ngôn ngắn gọn như lời giãi bày cô nén cảm xúc và ý tưởng của nhà thơ. Nhịp thơ ngắn, nhanh như sự gấp gáp vội vàng của thi sĩ, như niềm cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt…

c. Cảm nhận khổ thơ trong Từ ấy (1,0 điểm)

- Khổ thơ là sự nhận thức, chuyển biến trong tư tưởng và tình cảm của người thanh niên lần đầu bắt gặp ánh sáng của lí tưởng cách mạng.

- Từ “Tôi buộc” khẳng định sự gắn bó và sẵn sàng hiến dân của người chiến sĩ cách mạng. Động từ

“buộc” thể hiện cao độ ý thức tự nguyện của Tố Hữu muốn vượt qua cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, gắn kết cuộc đời riêng của mình với cuộc sống cộng đồng.

- Điệp từ “để” nhấn mạnh mục đích của sự gắn bó và ý thức đấu tranh cho nhân dân, cho những con người lao khổ. Đối tượng mà tác giả hướng tới là

“mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ” là tập thể đông đảo những người thuộc giai cấp cần lao, đang phải sống khốn khổ vì bị áp bức bóc lột nặng nề như: lão đầy tớ, chị vú em, em bé đi ở…

- Câu thơ cuối khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết qua hình ảnh ẩn dụ về “khối đời” – đó là một cộng đồng chung cảnh ngộ, số phận và khát khao để cùng nhau hướng tới một lí tưởng cao đẹp. Khi họ biết đoàn kết với nhau trước mọi kẻ thù hung hãn nhất.

 Một khát vọng sống cống hiến, một tuyên ngôn sống của người chiến sĩ cộng sản tràn đầy nhiệt huyết, một lẽ sống đẹp…

d. So sánh sự tương đồng và khác biệt: (0,5 điểm)

- Sự tương đồng:

+ Hai đoạn thơ cùng bày tỏ khát vọng mãnh liệt của hai nhà thơ, đặc biệt là cái tôi trữ tình đầy đắm say và khao khát sống, gửi gắm lẽ sống đẹp (liên hệ với tư tưởng của cả bài thơ).

+ Giọng điệu say mê, vui tươi, phấn khởi.

- Sự khác biệt:

+ Khổ thơ của Xuân Diệu là khát vọng của một thi sĩ thơ mới khao khát tận hưởng, một cái tôi lãng mạn đắm say cảnh trời, cuống quýt vội vàng trước thời gian.

+ Khổ thơ của Tố Hữu bày tỏ khát vọng được hiến dâng cho lí tưởng cách mạng cho nhân loại cần lao của một chiến sĩ cộng sản, một nhận thức xuất phát từ sự giác ngộ từ trong tư tưởng đến tình cảm.

CHÚ Ý

Cùng bày tỏ khát vọng sống mãnh liệt nhưng với Xuân Diệu là khát vọng của một cái “tôi” cá nhân cô đơn còn với Tố Hữu là một cái “tôi” công dân đã nhận thức được lẽ sống và vị trí của mình trong cuộc sống của nhân dân, đất nước.

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

5. Sáng tạo (0,5 điểm)

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần II – Câu 1:

- Đoạn văn tham khảo:

Anh hùng bàn phím là một thuật ngữ mới xuất hiện trong thời gian gần đây, dùng để chỉ tính chất làm quá, mạnh mồm, nói khoác lác, không giám chịu trách nhiệm về lời nói…của một bộ phận người dùng Internet trước một sự vật, hiện tượng những anh hùng bàn phím có thể tha hồ chỉ trích, chê bai, hoặc nói những chuyện dời non lấp biển…nhưng họ lại chẳng có một hành động thực tế nào để thể hiện được điều đó. Hiện tượng này đã gây nên nhiều hệ lụy đáng tiếc: rất nhiều cá nhân, tổ chức xã hội, doanh nghiệp… phải chịu thiệt hại nặng nề vì những anh hùng bàn phím như thế: một tin đồn về vắc-xin có thể khiến cả chương trình tiêm chủng quốc gia thất bại, một tin đồn về bưởi có chất gây ung thư có thể khiến hàng ngàn hộ nông dân

trồng bưởi điêu đứng. Có những người bị trầm cảm, và đôi khi tìm đến cái chết, chỉ vì bị tấn công bằng ngôn ngữ quá khích trên mạng… Đây là một hiện tượng xấu, cần lên án mạnh mẽ. Mỗi người cần có những hành động cụ thể, thiết thực, nói đi đôi với làm; tránh việc phán xét, quy chụp, xúc phạm người khác trên

Facebook.

- Bài báo tham khảo:

Anh hùng bàn phím: Vì nông nên…nỗi?

Trên các diễn đàn mạng xã hội, một bộ phận không hề nhỏ của giới trẻ đang thi nhau bày tỏ cảm xúc về câu chuyện đề xuất thay đổi tiếng Việt của một nhà nghiên cứu nọ. Sẽ chẳng có gì để bàn luận thêm nếu những phản biện của những người trẻ được phát ngôn một cách có chừng mực và có lý lẽ.

Thế nhưng, thay vì đưa ra những lập luận nhằm thuyết phục về tính bất khả thi của đề xuất nghiên cứu kia, người ta chỉ cảm thấy vô cùng choáng váng vì đầy rẫy những phát ngôn tiêu cực mang tính mạt sát, chửi rủa cá nhân nhà nghiên cứu. Thậm chí, rộng hơn là chửi rủa nghề nghiệp liên quan đến nghiên cứu khoa học, chửi rửa cả nền giáo dục. Câu chuyện đề xuất cải cách tiếng Việt không phải là vấn đề mới đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Bản thân đề xuất cải cách kia cũng không phải hoàn toàn không có cơ sở nhưng tính khả thi, tính thực tiễn thì còn cần phải xem xét từ nhiều góc độ, vì ngôn ngữ ảnh hưởng đến hầu khắp các lĩnh vực từ văn hóa đến kinh tế, từ chính trị đến lịch sử…Ấy vậy mà những “anh hùng bàn phím” bất chấp tính lịch sử của vấn đề, không cần tìm hiểu xem vấn đề đúng ở chỗ nào, sai ở chỗ nào, cứ thế mà phát biểu như thể bản thân là người trong cuộc am hiểu rất tường tận, rất chi tiết. Đáng lo là các bài báo mang thông tin đa chiều với ý kiến của các nhà ngôn ngữ học lại không được giới trẻ quan tâm đúng mức. Các em chỉ thi nhau chia sẻ những đường link mang tính chất câu khách của các trang mạng, đưa tin một chiều có chủ ý.

Sau khi chê bai chán chê nhà nghiên cứu nọ, giờ đây, các bạn trẻ lại đang đóng vai công lý, đóng vai đạo đức để ra sức phẫn nộ về câu chuyện bảo mẫu hành hạ trẻ em tại quận 12 vừa được báo Tuổi Trẻ đưa ra ánh sáng.

Lại sẽ chẳng có gì để nói nếu các phát biểu chứa nhiều bức xúc kia không chỉa mũi vào tất cả các bảo mẫu.

“Bảo mẫu giờ toàn ác vậy, không có ai hiền”. “Giáo dục giờ toàn thế thôi, điểm thấp thì mới thi vào sư phạm”.

Không khó để gặp được những nhận định mang tính quy chụp, đầy chủ quan như thế khi đọc các bình luận của giới trẻ trên mạng xã hội. Việc lấy từng các nhân, từng cá thể, từng bộ phận để từ đó kết luận nhận xét về cái toàn bộ, cái chung cuộc là hoàn toàn không có căn cứ. Ở một chừng mực nhất định, nó cho thấy phần nào bức tranh về nền giáo dục. Vai trò của cả gia đình lẫn nhà trường ra sao trong câu chuyện dễ dàng phát ngôn của giới trẻ?

Chế tài nào cho những phát ngôn trên mạng cần được đưa vào luật? Những sâu xa hơn, làm thế nào để giáo dục cho giới trẻ về ý thức phát ngôn nói chung, ý thức phát ngôn trên mạng xã hội nói riêng?

Tình trạng giới trẻ thường xuyên phát biểu lung tung theo hướng tiêu cực vô căn cứ về các vấn đề trong xã hội cho thấy phần nào niềm tin của giới trẻ đối với hoàn cảnh sống hiện tại. Các bạn đã dễ dàng quy chụp một hành động sai trái của một cá nhân cho tất cả các trường hợp tương tự. Báo chí đưa tin một trường hợp cảnh sát giao thông nhận hối lộ, lập tức nhiều bạn lao vào phẫn nộ toàn bộ lực lượng thi hành công vụ.

Truyền thông đưa ra ánh sáng một nơi sản xuất thực phẩm kém chất lượng, các em lập tức lao vào bức xúc tất cả các doanh nghiệp công ty. Hay đơn giản hơn, một ngôi sao nghệ sỹ bất kỳ có hành động, phát ngôn gì đó lạ tai lạ mắt, lập tức có bạn bình phẩm từ xuất thân cho đến nhân cách của người đó! Vì đâu mà xã hội ngày nay lại đem đến cho các bạn những ánh nhìn thành kiến với tất cả đến vậy?

Ở một góc nhìn khác, chính vì thái độ dễ dàng bức xúc, dễ dàng phát biểu những lời lẽ vô căn cứ, tự suy diễn mà đôi lúc giới trẻ trở thành những con rối cho những trò dắt mũi của truyền thông, của mạng xã hội. Hẳn chúng ta chưa quên câu chuyện Hương mắt lồi từng gây xôn xao dư luận. Hay hàng tá các câu chuyện tương tự. Chỉ cần một ai đó đưa lên mạng xã hội thông tin thất thiệt thì không ít bạn trẻ như những con thiên thân lao vào thông tin không kiểm chứng để… chửi bới, chia sẻ với tốc độ chóng mặt một cách…nông nổi.

Vì nông (cạn, không sâu) mà nên…nỗi?

TRẦN XUÂN TIẾN (Trường đại học Văn Hiến) (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ, ngày 28/11/2017)

ĐỀ SỐ

16

Đề thi gồm 01 trang

*****

BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GD&ĐT Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này.

(Trần Nhuận Minh) Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Đề cương

Tài liệu liên quan