• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KÊNH PHÂN PHỐI

2.5 Chi phí và thu nhập của các tác nhân tham gia vào hệ thống kênh phân phối thịt bò

2.5.2 Hộ bán lẻ:

- Tổng chi phí = giá mua vào + chi phí phát sinh

- Giá mua vào = giá mua trung bình mỗi con/ trọng lượng trung bình mỗi con

= 11.800.000/219,8 = 53.690 đồng/kg

- Chi phí phát sinh: Bao gồm phí thuê nhân công, chi phí điện nước, mặt bằng, kiểm dịch, phí vận chuyển...

Tổng chi phí bình quân trên 1 kg thịt hơi của hộ giết mổ ở Huế là 62.220 đồng, trong đó chi phí mua vào khoảng 53.690 đồng và 8.530 đồng chi phí phát sinh. Lợi nhuận bình quân/kg hơi là 1.020 đồng. Lợi nhuận bình quân / con là 224.400 đồng.

Khối lượng giết mổ bình quân của các hộ là 1 con/ ngày. Vậy lợi nhuận bình quân mà hộ giết mổ thu được mỗi ngày là 224.400 đồng, mỗi tháng (30 ngày) là 6.732.000 đồng/ tháng và lợi nhuận mỗi năm là 80.784.000 đồng/ năm.

Lợi nhuận bình quân/ kg bò hơi = LNB bình quân mỗi kg bò hơi – chi phí phát sinh mỗi kg bò hơi

= 10.194 – 1.953 = 8.241 đồng/ kg

Theo kết quả khảo sát, thì chỉ có 43,4% lượng thịt/con bò được phân phối cho hộ bán lẻ, vì vậy lượng thịt bò (tính theo thịt bò hơi) phân phối qua hộ bán lẻ là:

Khối lượng phân phối qua hộ bán lẻ = 43,4% *219,8 = 96,4 kg

Lợi nhuận bình quân/con (phân phối qua hộ bán lẻ) = lợi nhuận bình quân/kg * khối lượng được phân phối qua hộ bán lẻ

= 8.241 * 96,4 = 786.000 đồng/ con

Trung bình khối lượng bán/ ngày của mỗi hộ bán lẻ là 8,8kg trên tổng lượng thành phẩm trung bình là 104,7 kg. Khối lượng phân phối qua hộ bán lẻ là 43,4%. Tức là mỗi ngày hộ giết mổ sẽ phân phối cho khoảng 5 hộ bán lẻ. Vậy lợi nhuận bình quân của mỗi hộ bán lẻ sẽ là:

Lợi nhuận bình quân của mỗi hộ bán lẻ = Lợi nhuận bình quân mỗi con/5 = 157.200 đồng.

Lợi nhuận bình quân mỗi ngày của hộ bán lẻ là 157.200 đồng/ hộ, lợi nhuận bình quân/ tháng là 4.716.000 đồng/ tháng. Lợi nhuận bình quân / năm là 56.592.000 đồng.

Bảng15: Kết quảkinh doanh của hộbán lẻ ở Huế

Chỉ tiêu Hộ bán lẻ (đồng)

1. Lợi nhuận biên bình quân-LNBBQ/kg 10.194

2. Chi phí phát sinh/ kg 1.953

3.Lợi nhuận

3.1 LNBQ/kg 8.241

3.2 LNBQ/con 786.000

3.3 LNBQ/ hộ/ ngày 157.200

3.4 LNBQ/ hộ/ tháng 4.716.000

3.5 LNBQ/ hộ/ năm 56.592.000

(Nguồn: Sốliệu điều tra và tính toán thống kê) Thường hộ bán lẻ sẽ mua thịt từ hộ giết mổ với giá sỉ ( thường rẻ hơn so với giá bán lẻ từ 15.000 – 25.000 đồng/ kg). Từ đây có thể tính lợi nhuận biên của hộ bán lẻ Lợi nhuận của hộ bán lẻ được tính như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Lợi nhuận biên: Lợi nhuận biên = giá mua – giá bán

- Chi phí phát sinh/ kg: Chi phí phát sinh bao gồm chi phí điện nước, chi phí thuê (thầu) địa điểm bán, thuế môn bài, chi phí vận chuyển đến địa điểm bán,....

- LNBQ/ hộ/ ngày = LNBQ/ kg * số lượng bán trung bình/ ngày - LNBQ/ hộ/ tháng = LNBQ/ hộ/ ngày * 30 ngày

- LNBQ/ hộ/ năm = LNBQ/ hộ/ tháng * 12 tháng 2.5.3 Nhà hàng

Giá bán cho nhà hàng bình quân thường giảm 10% so với giá bán cho NTD. (lợi nhuận biên/kg: (5.000+20.000)/2 = 12.500 đồng/kg)

Tổng lợi nhuận biên bình quân/kg hơi = 12.500 * 104,7/219,8 = 5.954 đồng/kg Nhà hàng mua nguyên liệu để chế biến thức ăn nên chi phí phát sinh cho nhà hàng trong việc bán sản phẩm, xem như là không có. Việc mua như thế này chỉ có lợi thế về giá so với mua của hộ bán lẻ, việc mua trực tiếp ở hộ giết mổ sẽ có giá rẻ hơn.

Theo kết quả khảo sát trong cơ cấu kênh phân phối thịt bò Vàng ở Huế thì tỉ lệ bán cho nhà hàng là 20% khối lượng.

Khối lượng bán cho nhà hàng = 20% *trọng lượng hơi bình quân

= 20% /219,8 = 43,96 kg

Lợi nhuận bình quân/con bò hơi bán cho nhà hàng = 5.954*43,96 = 262.000 đồng/con

2.5.4 Cửa hàng thực phẩm

Kênh phân phối thịt bò Vàng qua các cửa hàng bán thực phẩm là một tác nhân nhỏ trong hệ thống kênh phân phối thịt bò Vàng ở Huế. Chỉ chiếm khoảng 3,3% trong hệ thống kênh phân phối. Tuy nhiên, đây là một kênh phân phối có tiềm năng phát triển với xu hướng tiêu dùng của khách hàng hiện nay.

Bảng16: Chi phí phát sinh và khối lượng bán của cửa hàng thực phẩm

STT

Chi phí phát sinh/ ngày (đồng) Tổng chi phí phát sinh/ ngày (đồng)

Số lượng bán trung bình/ ngày (Kg) Vận

chuyển

Phí nhân viên

Phí mặt bằng

Chi phí khác Cửa

hàng 10.000 20.000 20.000 20.000 70.000 3.5

(Nguồn: Sốliệu điều tra và tính toán thống kê)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khối lượng bán trung bình mỗi ngày của cửa hàng thực phẩm = 3,3% * trung bình khối lượng thành phẩm

= 3,3% * 104,7 =3,5kg/ ngày

Cửa hàng thực phẩm thường mua vào loại thịt ngon nhất (phi lê) có giá mua vào là 240.000 đồng. Thường bán ra cho khách hàng là người tiêu dùng (310.000 đồng/kg) và các trường mầm non (250.000 đồng/kg) .Giá bán bán bình quân của cửa hàng thực phẩm là 280.000 đồng/kg.

Để bán hàng thì cửa hàng thực phẩm phải tốn chi phí thuê mặt bằng, phí nhân viên , chi phí vận chuyển và một số chi phí khác như khấu hao chi phí bảo quản (tủ lạnh), điện nước...

Chi phí phát sinh/kg = Tổng chi phí phát sinh mỗi ngày/ số lượng bán mỗi ngày

=70.000/3,5 = 20.000 đồng/kg

Bảng17: Kết quảkinh doanh của cửa hàng thực phẩm

Chỉtiêu Cửa hàng thực phẩm (đồng)

1. Giá bán trung bình/kg 133.376

2.Tổng chi phí 123.848

2.1 Giá mua/kg 114.322

2.2 Chi phí phát sinh/ kg 9.526

3.Lợi nhuận

3.1 LNBQ/kg 9.258

3.2 LNBQ/ cửa hàng/ ngày 70.000

3.3 LNBQ/ cửa hàng/ tháng 2.100.000

3.4 LNBQ/ cửa hàng/ năm 25.200.000

(Nguồn: Sốliệu điều tra và tính toán thống kê) Tổng chi phí được tính như sau:

- Giá mua: giá mua cửa cửa hàng từ hộ giết mổ.

Giá mua (bò hơi)/kg = 240.000 *104,7/219,8 = 114.322 đồng/ kg

- Chi phí phát sinh: Bao gồm chi phí mặt bằng, điện nước, nhân viên, ...

Chi phí phát sinh/kg (bò hơi) = trung bình chi phí phát sinh mỗi kg * trung bình khối lượng thành phẩm bò/ trọng lượng hơi trung bình

=20.000 * 104,7/ 219,8 =9.526 đồng/kg

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giá bán (bò hơi) trung bình/kg = 280.000 *104,7/219,8 = 133.376 đồng/ kg Theo kết quả khảo sát, thì chỉ có 3,3% lượng thịt/con bò được phân phối cho cửa hàng thực phẩm, vì vậy lượng thịt bò (tính theo thịt bò hơi) phân phối qua cửa hàng thực phẩm là:

Khối lượng phân phối qua cửa hàng thực phẩm = 3,3% *219,8 = 7,25 kg Lợi nhuận bình quân/kg (bò hơi) = giá bán – giá mua – chi phí phát sinh

= 133.376 -114.322 -9.256 = 9.258 đồng/kg

Lợi nhuận bình quân/con (phân phốicửa hàng thực phẩm) = lợi nhuận bình quân/kg * khối lượng được phân phối qua cửa hàng thực phẩm

= 9.258 * 7,25 = 70.000 đồng/ con