• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KÊNH PHÂN PHỐI

2.2 Tình hình chăn nuôi ở Huế

lượng cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên và cả nước. Đây là một lợi thế rất lớn của Thừa Thiên Huế trong việc cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.

Mạng lưới trường học từ mầm non đến Trung học phổ thông ở Thừa Thiên Huế rộng khắp trên địa bàn với các loại hình công lập, dân lập, tư thục, quốc tế được phân bố theo điều kiện phù hợp với thành thị, nông thôn, miền núi và gắn với địa bàn dân cư.

Với bề dày về giáo dục cũng ảnh hưởng lớn hình thành nên ý thức của người dân nơi đây về tiêu thụ sản phẩm an toàn, tự nhiên để đảm bảo tốt cho sức khỏe của mình và gia đình. Từ đó nhận ra đây là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển cho việc tiêu thụ và phát triển sản phẩm thịt bò Vàng được chăn nuôi tự nhiên ở Huế.

Bảng 3: Số lượng và sản lượng bò hơi xuất chuồngởHuế giai đoạn 2010-2017 Số lượng / sản lượng 2010 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số lượng (con) 23.856 21.356 21.039 22.377 25.333 33.588 35.978 Sản lượng thịt bò hơi

xuất chuồng (tấn) 959,0 1012,2 966,0 989,1 1054,2 1381,5 1422,0 (Nguồn: niêm giám thống kê Huế năm 2017) Theo bảng thống kê phía trên ta thấy, số lượng đàn bò ở Huế có xu hướng giảm từ năm 2010 có 23.856 con đến năm 2013 giảm còn 21.039 con. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đồng cỏ chăn thả ngày càng bị thu hẹp dần do xây dựng các khu công nghiệp, chuyển đổi sang đất thổ cư, trồng rừng và trồng các loại cây công nghiệp; bà con nông dân không còn tận dụng trẻ em trong chăn dắt trâu bò mà để ưu tiên cho việc học nên tổng đàn trâu bò ngày càng giảm. (theo KS. Đặng Ái - Trưởng Phòng Chăn nuôi, Chi cục Thú y, năm 2012)

Tuy nhiên, năm 2012 mặc dù số lượng bò ở Huế giảm nhưng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng lại tăng. Lý do là do năm 2012 dịch bệnh trên vật nuôi thường xuyên xảy ra (gia cầm, lợn). Cũng trong năm này, thông tin về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo phủ khắp các kênh truyền thông đại chúng, lo ngại dùng phải thịt heo có sử dụng chất cấm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, NTD quay lưng lại với thịt heo. (Trần Văn Tâm,Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y, năm 2012). Đây cũng là một trong những lý do NTD có xu hướng lựa chọn thịt bò để tiêu thụ nhiều hơn, dẫn tới việc sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng.

Cũng theo số liệu của cục thống kê TTH thì từ những năm 2014 tình hình chăn nuôi ở TTH đã dần cải thiện, số lượng bò đã tăng lên. Để đạt được kết quả trên, phải nói đến sự góp sức rất lớn của chính quyền địa phương đã có nhiều dự án để giúp người dân. Nhà nước đã hỗ trợ về vốn vay cho các hộ chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số để nuôi bò xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn. Thu nhập của người dân ngày tăng, đời sống ngày càng cải thiện nên việc lựa chọn và tiêu dùng thịt bò cũng tắng lên, từ đó nhận thấy sản lượng bò hơi xuất chuồng từ năm 2014 đến nay ngày càng tăng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sơ đồ9: Số lượng bòởHuế giai đoạn 2010 - 2017

(Nguồn: Niêm giám thống kê Huế, 2017) Qua biểu đồ ta thấy, tình hình chăn nuôi bò ở Huế có nhiều giảm sút vào những năm 2012 – 2013, từ 23.856 con năm 2010 giảm còn 21.039 con năm 2013. Nhưng đến năm 2014, 2015 đã có dấu hiệu tăng trở lại, đạt 25.333 con năm 2015.

Nguyên nhân số lượng bò ở Huế giai đoạn 2012 – 2013 giảm sút một phần là do giá thị trường thịt bò giảm nên nhiều hộ dân đã bán đàn bò và chuyển hướng kinh doanh.

Sau một thời gian ổn định, thị trường cởi mở hơn đã giúp giá thịt bò ổn định và từ đó số lượng bò trong tỉnh cũng tăng dần lên đến nay.

Sơ đồ10: Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng giai đoạn 2010 - 2017 của Huế (Nguồn: niêm giám thống kê Huế, 2017)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sản lượng bò hơi xuất chuồng ở Huế có nhiều biến động trong những năm từ 2010 – 2015, nhưng nhìn chung sản lượng bò hơi xuất chuồng ở Huế có xu hướng tăng trong những năm gần đây, phù hợp với xu hướng thị trường. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện nên việc tiêu thụ thịt bò ngày càng gia tăng, cho thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng nếu được khai thác hiệu quả.

Bảng4: Số lượng bò phân theo huyện/ thị xã/ thành phốthuộc tỉnh TTH Đơn vị: con STT

Năm 2010 2012 2013 2014 2015

Tổng số 23.856 21.356 21.039 22.377 25.333

1 TP Huế 411 688 809 821 889

2 Huyện Phong Điền 2353 2490 2956 3511 4283

3 Huyện Quảng Điền 1580 1613 1514 1580 1676

4 Thị xã Hương Trà 2017 1492 1591 1955 2413

5 Huyện Phú Vang 2646 2689 2855 2894 3183

6 Thị xã Hương Thủy 1989 1605 1799 1836 2064

7 Huyện Phú Lộc 2162 2069 1676 1762 2167

8 Huyện Nam Đông 2726 2050 2035 2118 2226

9 Huyện A Lưới 7972 6660 5804 5900 6450

(Nguồn: niên giám thống kê Huế, 2015) Các địa phương có lợi thế về truyền thống chăn nuôi, diện tích đất đai lớn, địa bàn đồi núi, đồng cỏ tự nhiên... nên số lượng tổng đàn bò nhiều là Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, A Lưới, Nam Đông.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 5: Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng phân theo huyện/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh TTH

Đơn vị: Tấn

STT 2010 2012 2013 2014 2015

Tổng số 959,0 1.012,2 966,0 989,1 1.054,2

1 TP Huế 23,0 37,2 34,0 32,9 39,1

2 Huyện Phong Điền 79,0 87,2 136,0 141,0 148,0

3 Huyện Quảng Điền 55,0 58,6 66,0 67,0 74,8

4 Thị xã Hương Trà 112,0 110,7 73,0 82,0 89,0

5 Huyện Phú Vang 86,0 84,2 125,0 128,0 131,0

6 Thị xã Hương Thủy 109,0 111,4 87,0 86,6 112,2

7 Huyện Phú Lộc 123,0 128,3 78,0 79,0 81,0

8 Huyện Nam Đông 123,0 138,7 98,0 102,0 105,0

9 Huyện A Lưới 249,0 255,9 269,0 270,6 274,0

(Nguồn: niên giám thống kê Huế, năm 2015) Hiện trên địa bàn tỉnh hiện có 31 cơ sở giết mổ gia súc tập trung và 25 điểm giết mổ nhỏ lẻ. Nhìn chung ở Huế chăn nuôi còn nhỏ lẻ chủ yếu theo hộ gia đình, mỗi gia đình thường chỉ chăn nuôi từ 2 đến 10 con. Trong những năm trước đây tình hình chăn nuôi bò ở Huế bị giảm sút nhiều, nhiều gia đình đã bỏ hết đàn trâu bò vì không mang lại hiệu quả kinh tế. Với thời kỳ hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa nên thị trường chăn nuôi bị ảnh hưởng rất nhiều, giống bò vàng địa phương tầm vóc nhỏ, trọng lượng trưởng thành 150-220kg, tỷ lệ thịt xẻ thấp 40-42%, cùng với đó là thời gian tăng trưởng chậm nên đem lại hiệu quả kinh tế thấp. Từ đó bò vàng nội địa ít cạnh tranh được so với nhiều nguồn bò nhập khẩu. Tuy nhiên, những năm trở lại đây thị trường thịt bò có nhiều khởi sắc hơn, NTD ưa chuộng sản phẩm được nuôi trồng và chăn nuôi tự nhiên, thịt bò Vàng nội địa dần là xu hướng được khách hàng tìm kiếm. Nhiều hộ nông dân và hộ giết mổ đã trực tiếp bán sản phẩm thịt bò Vàng nội địa ra thị trường, cạnh tranh được với thịt bò từ những nguồn khác, đáp ứng được đầu ra làm lượng cầu tăng lên, giúp người nông dân bán được bò thịt với giá cao hơn, dần ổn định thị trường, tạo tâm lý tốt cho người chăn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế