• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KÊNH PHÂN PHỐI

2.1 Tổng quan ngành thịt Việt Nam

phối hợp một cách hoàn hảo và hiệu quả của doanh nghiệp với khách hàng, hệ thống và các đối thủ cạnh tranh.

2. Thực tiễn vấn đềnghiên cứu

Trong những năm gần đây, với những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế, ngành chăn nuôi đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Tình trạng thịt bò nhập khẩu ngày càng tăng lên, tỉ lệ cạnh tranh ngày càng cao gây ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ bò nội địa.

Người nông dân chăn nuôi bỏ vẫn theo quy mô nhỏ lẻ, không chủ động trong việc giải quyết đầu ra nên người chăn nuôi còn nhiều khó khăn. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cho thịt bò Vàng nội địa giúp tăng sản lượng tiêu thụ thịt bò Vàng, góp phần giải quyết đầu ra cho nông dân.

chiếm 45% tỷ trọng thịt nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014, trong khi giá trị nhập khẩu thịt gia cầm tiếp tục dẫn đầu thị trường với tỷ trọng 51%.

 Xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam

86% người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua thịt tươi tại chợ thay vì trong siêu thị.

Người Việt cũng chưa có thói quen đi chợ theo tuần, thay vì thế người tiêu dùng vẫn đi chợ hàng ngày để mua được thực phẩm tươi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các chuỗi siêu thị, những thói quen này được dự báo là sẽ dần thay đổi, đặc biệt là trong giới trẻ. Trong bối cảnh thịt bẩn, thịt kém chất lượng tràn lan gây nhức nhối dư luận, người Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm. Đối với những người có thu nhập cao, họ sẵn sàng chấp nhận chi trả nhiều hơn để đảm bảo mua được các loại thịt có chất lượng cao; và đối với nhóm phân khúc khách hàng này, họ dành nhiều thiện cảm hơn dành cho những sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài. Để phát triển cho thịt bò Vàng nội địa hướng tới nhóm khách hàng này doanh nghiệp cần xây dựng được thương hiệu, lòng tin nơi khách hàng để thuyết phục họ tiêu dùng, sản phẩm thịt bò Vàng nội địa vừa ngon, chất lượng nhưng giá cả không quá đắt như thịt bò ngoại và còn giúp đỡ được người dân Việt Nam có cuộc sống ổn định hơn. (Nguồn:

điểm nhấn thị trường, 2014)

2.1.1 Khái quát thực trạng chăn nuôi bòởViệt Nam

Theo Bộ NN&PTNT, sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2018 ổn định và có mức tăng trưởng khá. Chăn nuôi bò, gia cầm phát triển (đàn bò tăng 2%, gia cầm tăng 5,5%); chăn nuôi lợn phục hồi (đàn lợn đã tăng 1,8% so với cùng kỳ 2017), đạt 98%

kế hoạch. Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 9 tháng ước đạt 405 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng 8 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm đạt gần 20 triệu USD (tăng gần 2,5 lần); sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 82 triệu USD (tăng 80% so với cùng kỳ năm 2017).

Chăn nuôi trâu, bò:

Đàn trâu cả nước giảm dần do hiệu quả kinh tế không cao, đàn bò duy trì tốc độ tăng, nhưng mức tăng không cao như các năm trước do khó khăn về thị trường đầu ra.

Theo số liệu ước tính của TCTK, tính đến thời điểm hiện tại, tổng số trâu cả nước giảm 1,2%, tổng số bò tăng 2,0% so với cùng kỳ năm 2017.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sản lượng thịt các loại:

Theo tính toán của TCTK, so với cùng kỳ năm 2017, sản lượng thịt xuất chuồng các loại cụ thể như sau: Sản lượng thịt trâu hơi ước đạt 66,4 nghìn tấn, tăng 0,9%; sản lượng thịt bò hơi ước đạt 253,2 nghìn tấn, tăng 2,6%; sản lượng sữa bò tươi ước đạt 713,3 nghìn tấn, tăng 8,4%.

Tính riêng quý III năm 2018 so với quý III năm 2017: Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 17,7 nghìn tấn, tăng 0,6%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 67,8 nghìn tấn, tăng 2,2%, sản lượng sữa bò tươi ước đạt 243,3 nghìn tấn, tăng 9%

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 9 năm 2018 ước đạt 38 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 405 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ trâu, bò đạt 2,14 triệu USD (giảm 57,5%),

Theo nhiều chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ thịt bò của nước ta sẽ tăng nhanh, do thu nhập tăng cao và mức sống được cải thiện. Hiện nay, sản lượng bò thịt chỉ chiếm 4-5%

tổng sản lượng thịt xẻ. Thực tế cho thấy, sản xuất thịt bò trong nước chưa đáp ứng được nhu nội địa, đặc biệt là bò thịt chất lượng cao. Chính sự thiếu hụt này, một mặt đã thúc đẩy các công ty chăn nuôi và thương mại nhập khẩu một lượng rất lớn thịt trâu, bò từ bên ngoài về cung cấp cho thị trường trong nước.(Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam)

2.1.2 Thực trạng chăn nuôi bòởHuế

Thực trạng ngành chăn nuôi ở Huế hiện nay chưa phát triển nhiều, đa số các hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ lẻ. Năm 2017, tổng đàn bỏ ở Huế có 24.000 con, so với tổng đàn bò cả nước ước tính lên tới 5.655.000 con (Theo tổng cục thống kê Việt Nam). Số lượng bò ở Huế chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng lượng bò của cả nước, nhưng việc tìm kiếm đầu ra cho nông dân vẫn còn nhiều khó khăn. Nếu nghiên cứu và tìm ra giải pháp giả quyết đầu ra cho nông dân chăn nuôi bò ở Huế thì có thể nhân rộng và phát triển ra cho hộ nông dân cả nước, giải quyết vấn đề cho người dân, giúp người chăn nuôi có thu nhập ổn định hơn.

Bên cạnh đó việc quản lý giết mổ và kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm là việc vô cùng quan trọng nhưng đang còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Mặc dù có những điểm sáng về giết mổ gia súc tập trung tại Hương Thủy, Bãi Dâu, Hương Trà, Phú Vang, Phong Điền, TP Huế... và có được đội ngũ thú y để kiểm tra, rà soát gia súc gia

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

cần trước khi giết mổ ở lò, nhưng nhìn chung tình trạng giết mổ gia súc trên địa bàn toàn tỉnh vẫn không kiểm soát được. Chủ yếu người dân vẫn giết mổ tại nhà, lò mổ tập trung chưa phát huy hiệu quả.

Vì vậy để ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh và phát triển bền vững trong thời gian tới cần phải có định hướng và giải pháp thực hiện quyết liệt của lãnh đạo các cấp, các ngành chuyên môn, các địa phương. Để khuyến khích chăn nuôi phát triển, Uỷ ban nhân dân Tỉnh cần tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ ngành chăn nuôi như đã tiến hành trong thời gian qua, nhưng cần rà soát lại theo hướng tập trung vào những sản phẩm, khâu đột phá mũi nhọn trong chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi để phát huy hiệu quả. Bên cạnh duy trì và phát triển tổng đàn cần tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm thịt. Giám sát phương thức chăn nuôi của người dân, kiểm tra tồn dư chất kháng sinh, chất cấm có trong thịt để từ đó xây dựng các biện pháp sản xuất thịt bò đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, tạo dựng được uy tín, thương hiệu giúp sản phẩm của địa phương đến gần hơn với NTD.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: KÊNH PHÂN PHỐI THỊT BÒ HUẾ

2.1 Tình hình cơ bản của Thành phốHuế