• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KÊNH PHÂN PHỐI

2.1 Tình hình cơ bản của Thành phố Huế

CHƯƠNG 2: KÊNH PHÂN PHỐI THỊT BÒ HUẾ

2.1 Tình hình cơ bản của Thành phốHuế

ngày lễ và người dân Huế cũng rất coi trọng bữa cơm gia đình. Vì vậy việc phát triển thị trường thị bò Vàng ở Huế, cụ thể là việc phát triển hệ thống kênh phân phối thịt bò sẽ chủ yếu nghiên cứu để xây dựng được một hệ thống mà có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng cuối cùng là người tiêu dùng. Cũng vì nét văn hóa này nên thường vào những dịp cuối tuần hay lễ tết, sản lượng thịt bò được bán ra tăng cao hơn so với những ngày bình thường. Nắm bắt được điều này người bán hàng có thể linh động trong việc chuẩn bị số lượng phù hợp để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.

2.1.2Điều kiện kinh tế- xã hội 2.1.2.1 Kinh tế

Thừa Thiên-Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung.

Thừa Thiên Huế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá. Thành phố Huế vừa mang dáng dấp hiện đại, vừa mang nét đẹp cổ kính với di sản văn hoá thế giới, đóng vai trò hạt nhân đô thị hoá lan toả và kết nối với các đô thị vệ tinh. Môi trường thu hút đầu tư lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư có năng lực. Hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, chống được chia cắt vùng miền, tạo ra động lực phát triển giữa nông thôn và thành thị. Năng lực sản xuất mới hình thành và mở ra tương lai gần sẽ có bước tăng trưởng đột phá: phía Bắc có các khu công nghiệp Phong Điền, Tứ Hạ, xi măng Đồng Lâm; phía Nam có khu công nghiệp Phú Bài, khu kinh tế-đô thị Chân Mây-Lăng Cô sôi động; phía Tây đã hình thành mạng lưới công nghiệp thuỷ điện Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền, A Lưới, xi măng Nam Đông; phía Đông phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thuỷ sản và Khu kinh tế tổng hợp Tam Giang-Cầu Hai.

Năm 2017, TT Huế có tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 7,76% cao hơn so với cùng kỳ năm 2016 (7,11%). Tổng thu ngân sách nhà nước 6.742 tỷ đồng tăng so với năm 2016 (5.629 tỷ đồng) (theo cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế). Tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) là 2.100USD

Tình hình phát triển kinh tế Huế trong 8 tháng đầu năm 2018 đã đạt được một số kết quả như sau:

Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 8/2018 tăng 0,21% so với tháng trước, tăng 1,7% so với tháng 12 năm trước và tăng 3,38% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân tăng chủ yếu do đây là tháng cuối vụ nên nhóm hàng lương thực, thực

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

phẩm tăng, ngoài ra bước vào năm học mới nên một số mặt hàng phục vụ học tập tăng nhẹ. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tám tháng đầu năm 2018 tăng 3,01% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng so với cùng kỳ nhưng tốc độ tăng không cao.

Tính đến cuối tháng 8/2018 tổng đàn trâu 22.550 con, tăng 1,28%; đàn bò 34.852 con, tăng 2,84%; đàn lợn 162.250 con, giảm 8,16%; đàn gia cầm 2.806,9 nghìn con, tăng 1,37%, trong đó đàn gà 2.112 nghìn con, tăng 1,88%.; giá thịt lợn hơi đã tăng trở lại nhưng biến động thất thường, bên cạnh đó nguồn lợn giống khan hiếm và giá lợn giống cao nên người chăn nuôi lợn vẫn còn gặp khó khăn, chưa mạnh dạn đầu tư tái đàn. Công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và các sản phẩm động vật trên địa bàn được chú trọng nên không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

(theo cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế) 2.1.2.2 Xã hội

a.Dân số

Tính đến năm 2017, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.154.310 người, trong đó:

Nam: 575.388 người, nữ: 578.922 người. Mật độ dân số là 230 người /km2.Về phân bố, có 563.404 người sinh sống ở thành thị và 590.906 người sinh sống ở vùng nông thôn.

b. Giáo dục

Thừa Thiên Huế từ lâu đã được biết đến là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn của khu vực miền trung và cả nước.

Đại học Huế có bề dày lịch sử trên 50 năm, là một trung tâm đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, có quy mô đào tạo lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đại học Huế hiện là đại học vùng và là đại học trọng điểm của cả nước;

tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang đầu tư xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia trước năm 2015 với các thiết chế của trung tâm đào tạo đa ngành, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học và sau đại học cho khu vực miền Trung và cả nước.

Phân viện hành chính quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Âm nhạc Huế, Trường Đại học dân lập Phú Xuân và hệ thống các trường Đại học tư thục, quốc tế, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

lượng cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên và cả nước. Đây là một lợi thế rất lớn của Thừa Thiên Huế trong việc cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.

Mạng lưới trường học từ mầm non đến Trung học phổ thông ở Thừa Thiên Huế rộng khắp trên địa bàn với các loại hình công lập, dân lập, tư thục, quốc tế được phân bố theo điều kiện phù hợp với thành thị, nông thôn, miền núi và gắn với địa bàn dân cư.

Với bề dày về giáo dục cũng ảnh hưởng lớn hình thành nên ý thức của người dân nơi đây về tiêu thụ sản phẩm an toàn, tự nhiên để đảm bảo tốt cho sức khỏe của mình và gia đình. Từ đó nhận ra đây là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển cho việc tiêu thụ và phát triển sản phẩm thịt bò Vàng được chăn nuôi tự nhiên ở Huế.