• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các hoạt động quản lý nợ xấu đã được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank

2.2.2. Các hoạt động quản lý nợ xấu đã được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ

 Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu

Bảng 2.7: Tỷ lệ quỹdự phòng rủi ro/ nợ xấucác DNNVV tại Agribank Quảng Bình phân theo nhóm nợ giai đoạn2014–2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Chênh lệch 15/14

Chênh lệch 16/15 (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng nợ xấu

DNNVV 12 17 17 5 41,7 0 0,0

Tổng DPRR

DNNVV 7 11 12 4 57,1 1 9,1

Dự phòng cụ thể

DNNVV 6,91 10,87 11,87 4 57,3 1 9,2

Dự phòng

chung DNNVV 0,09 0,13 0,13 0,04 41,7 0,00 0,0

Tỷ lệ DPRR DNNVV/nợ xấu DNNVV

58,3 64,7 70,6 6,37 5,88

(Nguồn: Agribank Quảng Bình các năm2014–2016) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy Agribank Quảng Bìnhđã chú trọng đến việc trích lậpquỹ dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu.Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu tăng qua các năm từ 58,3 % năm 2014 lên 64,7 % năm 2015 và 70,6%

năm 2016 điều này sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận của Agribank Quảng Bình và cũng cho thấy chất lượng tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu có xu hướng đi xuống.

2.2.2. Các hoạt động quản lý nợ xấu đã được áp dụng đối với các doanh

2.2.2.1. Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ củaNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Trong phạm vi quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản điều tiết hoạt động của Ngân hàng như: Thông tư 36/2014/TT-NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” và Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc “Ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng”, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật và các quyết định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ban hành các quy định nội bộ về quản lý tín dụng như: Quyết định số 35 /QĐ-HĐTV-HSX ngày 15 tháng 01 năm 2014 “Quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 “Quy định về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank”, Quyết định số 766/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 01/8/2014 của Tổng Giám đốc ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Agribank”.

2.2.2.2. Xây dựng mô hình tín dụng mới trong toàn hệthống

Hiện nay, Agribank Quảng Bình đang áp dụng quy trình cấp tín dụng được thống nhất trên toàn hệ thống Agribank, áp dụng cho tất cả đối tượng khách hàng, trong đó có DNNVV, cụ thể:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sơ đồ2.2: Quy trình cấp tín dụng của Agribank Quảng Bình (Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình) (1) CBTD tiếp xúc với khách hàng, nhận hồ sơ, đề nghị vay vốn (hoặc đề nghị cấp bảo lãnh) của khách hàng.

(2) CBTD tiến hành thẩm định hồ sơ, định giá tài sản,…trình lãnhđạo phòng Tín dụng(Phòng KHDN) xem xét cho ý kiến.

(3) Trình Giám đốc (hoặc phó Phó Giám đốc được uỷ quyền) phê duyệt khoản vay (hoặc khoản bảo lãnh).

(4) Sau khi khoản vay (hoặc khoản bảo lãnh) được phê duyệt/không phê duyệt, toàn bộ hồ sơ chuyển CBTD.

(5) Nếu không phê duyệt: Thông báo từ chối cho vay (hoặc từ chối bảo lãnh).

Nếu phê duyệt: Tiến hành lập các loại hợp đồng, ký kết hợp đồng (Giám đốc/PGĐ và khách hàng vay) và tiến hành giảingân (hoặc phát hành thư bảo lãnh).

(6) Theo dõi, giám sát khoản vay, thu hồi nợ, phân loại nợ (hoặc theo dõi, giám sát khoản bảo lãnh, giải toả bảo lãnh, thanh lý hợp đồng)

Trong hoạt động tín dụng, đểthực hiện cho vay nói chung và cho vay DNNVV nói riêng, Agribank Quảng Bình luôn thực hiện nghiêm túc quy trình xét duyệt cấp tín dụng nhằm lựa chọn khách hàng tốt và dự án, phương án khả thi, có độ an toàn cao để đưa ra quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chếnợxấu phát sinh, đảm bảo hoạt động tín dụng hoạt động hiệu quả.

(4) (2) (3)

(1) (5) (6)

CB Tín dụng Khách hàng

Lãnhđạo phòng tín dụng (Phòng KHDN)

Giám đốc/PGĐ

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.2.3. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát rủi ro, thông tin tín dụng

Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ luôn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản lý điều hành. Chính vì vậy, trong các năm 2014-2016, công tác kiểm tra kiểm soát luôn được Agribank Quảng Bình đặc biệt quan tâm. Ngoài các đợt kiểm tra kiểm soát định kỳ theo năm, Hội sở còn tổ chức các đoàn kiểm tra đột xuất tại các chi nhánh có các vụ việc nổi cộm hoặc có dấu hiệu rủi ro. Ngoài ra, để có thông tin phục vụ cho công tácquản lý điều hành, việc kiểm soát từ xa thông qua các báo cáo cũng được thực hiện một cách kỹ lưỡng và chất lượng hơn, giám sát thực hiện các chính sách tín dụng theo ngành nghề,huyện, …

2.2.2.4. Nâng cao trách nhiệm và chất lượng cán bộ

Những năm vừa qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã áp dụng việc thi tuyển cán bộ công khai và nghiêm túc. Qua đó, đã tuyển dụng được rất nhiều cán bộ có trình độ, được đào tạo đúng chuyên ngành có năng lực. Bên cạnh đó, công tác đào tạo và đào tạo lại được chú trọng hơn. Nhiều lớp học về nghiệp vụ tín dụng do các giảng viên trong và ngoài Nhà nước giảng dạy đã được tổ chức, các hình thức đào tạo như lớp tập huấn chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ trong nội bộ chi nhánh và các buổi thi kiến thức nghiệp vụ được duy trì khá đều và. Nhờ vậy, ý thức tuân thủ nghiêm túc các quy trình về tín dụng đãđược nâng cao hơn một bước. Quy trình tín dụng tuy được thay đổi khá căn bản trong thời gian qua song đãđược các cán bộ làm công tác tín dụng áp dụng vào thực tế thành công, góp phần vao việc hạn chế nợ xấu.

2.2.2.5. Các biện pháp xửlý nợxấu đã phát sinh

Xử lý nợ xấu đã phát sinh là một biện pháp nhằm giảm lượng nợ xấu đã phát sinh tại Ngân hàng. Trong thời gian qua, Agribank Quảng Bình đã áp dụng nhiều biện pháp để tận thu nợ và xử lý nợ xấu các DNNVV một cách toàn diện. Cụ thể như sau:

 Đàm phán với khách hàng

Biện pháp này được áp dụng với những khoản nợ chính sách khả năng thu hồi. Ngân hàng xem xét khả năng trả nợ của khách hàng, sau đó tiến hành

Trường Đại học Kinh tế Huế

thương lượng với khách hàng về giải pháp thực thi cũng như yêu cầu cam kết của khách hàng.

 Xây dựng phương án xử lý nợ xấu

Thứ nhất, chủ nợ tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản...

Thứ hai, là biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho doanh nghiệp khách nợ, giá trị triết khấu do chủ nợ và doanh nghiệp thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ, chủ nợ tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏ được "cục nợ" dây dưa này.

Thứ ba, bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

 Xây dựng quy trình xử lý tài sản đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hồi nợ

Đặc điểm nổi bật của tài sản đảm bảo nợ tồn động tại Agribank Quảng Bình là có nhiều loại hình khác nhau, có thể là đất đai, nhà cửa, khách sạn… và nằm ở các vị trí địa lý khác nhau. Vì vậy, việc phát mãi, khai thác thu hồi nợ cho Ngân hàng rất khó khăn. Vì vậy, Agribank Quảng Bìnhđã xây dựng một quy trình xử lý tài sản đảm bảo hợp lý phù hợp với từng loại nhằm khai thác tối đa hiệu quả thu hồi nợ theo đề án xử lý nợ tồn đọng của NHTMAgribank Quảng Bìnhđãđề ra.

Nợ xấu có tài sản đảm bảo chiếm đến gần 90% tổng số nợ xấu có khả năng thu hồi. Đây cũng là nhóm nợmà Ngân hàng kỳ vọng có thể xử lý nhanh hơn nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý chung đối với nợ xấu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Để thực hiện tốt công tác này, Agribank Quảng Bình đã xây dựng quy trình xử lý tài sản đảm bảo, để thu hồi nợ với những quy định chặt chẽ từ việc tiếp nhận tài sản, đặc biệt là tài sản từ các vụ án, đến việc tổ chức khai thác, phát mãi tài sản.

 Các biện pháp dự phòng để xử lý nợ xấu được tăng cường

Dù cố gắng đến đâu, hoạt động tín dụng vẫn luôn tồn tại một tỷ lệ nợ xấu nhất định. Chính vì vậy,Agribank Quảng Bìnhđã thiết lập được các biện pháp dự phòngđể hạn chế rủi ro. Một trong những biện pháp đó là cho vay có tài sản bảo đảm.

Nhằm mục tiêu nâng cao trách nhiệm trả nợ của bên vay cũng như tăng biện pháp dự phòng trong trường hợp có rủi ro xảy ra, thời gian qua, Agribank Quảng Bình đã rất tích cực đẩy mạnh phương thức cho vay có tài sản đảm bảo, bao gồm đối với tất cả các DNNN. Tuy danh mục tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập, vấn đề xử lý tài sản đảm bảo còn gặp nhiều khó khăn phức tạp song chúng ta có thể khẳng định chủ chương tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo bằng tài sản đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng danh mục cho vay của Agribank Quảng Bình và là nguồn dự phòng tốt để xử lý khi có rủi ro xảy ra.

 Tiến hành phân loại nợ trong hoạt động tín dụng.

Việc đầu tiên khi xử lý nợ xấu các DNNVV là Agribank Quảng Bình đã tiến hành rà soát lại toàn bộ các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để có được chính sách cho từng loại khách nợ. Theo Thông tư 02việc phân lọai nợ nhằm mục đích giúp các Ngân hàng đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng được chính xác hơn vì việc phân loại nợ theo từng khoản vay, theo từng khách hàng thay vìđơn thuần phân loại nợ theo tính chất nợ trong hạn hay nợ quá hạn.

Để có cơ sở xác định các loại nợ sát với thực tế, Ngân hàng đã tiến hành xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng để hỗ trợ cho việc phân loại nợ. Hệ thống xếp hạng tín dụng được xác định với các nội dung chủ yếu: Cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng: chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết, uy tín với tổ chức tín dụng trước đây… trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Xử lý nợ thông quaCông ty Quản lý tài sản VAMC

Công ty Quản lý tài sản VAMC được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 thực hiện mua lại các khoản nợ xấu đủ điều kiện của các tổ chức tín dụng. Tính đến 31/12/2016 dư nợ đã bán cho VAMC của Agribank Quảng Bình là hơn 31 tỷ đồng (trong đó DNNVV là hơn 25 tỷ đồng) giúp giảm đáng kể nợ xấu.

 Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro

Thực hiện Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòngđể xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Agribank Quảng Bình đã xây dựng cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Theo đó, dư nợ tín dụng được phân loại thành 5 nhóm. Những khoản dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động. Tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng là: 0% đối với nhóm I, 5% đối với nhóm II, 20% đối với nhóm III, 50%

đối với nhóm IV, 100% đối với nhóm V.

Hội đồng xử lý rủi ro thực hiện việc phân loại tài sản “Có”, trích lập dự phòng rủi ro trong từng quý và giám sát hoạt động thu hồi nợ. Từ khi thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo cơ chế mới, lượng trích dự phòng của Agribank Quảng Bìnhđãđáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tế, giúp cho việc sử dụng dự phòng rủi ro ngày càng có hiệu quả. Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trở thành một trong số các biện pháp quan trọng nhất giúpAgribank Quảng Bình xử lý nợ xấu.

 Khởi kiện ra toàn án.

Thời gian Agribank Quảng Bình đã tích cực hoàn thiện hồ sơ và tiến hành khởi kiện đồng loạt các DNNVV có nợ xấu nhưng không có thiện chí trả nợ. Với đặc thù quá trình khởi kiện sẽ diễn ra lâu dài, qua nhiều năm vì vậy việc tiến hành khởi kiện đồng loạt sẽ giúpAgribank Quảng Bình thu hồinợ trong tương lai.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.3. Khảo sát tình hình cấp tín dụng và nguyên nhân phát sinh nợ xấu