• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Agribank là nơi ban hành các chính sách, chiến lược phát triển của toàn hệ thống, là đầu não của toàn hệthống, quyết định đến hiệu quả, chất lượng hoạt động của toàn hệ thống nói chung và các Agribank Quảng Bình nói riêng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV, Agribank cần có những điều chỉnh hợp lý, cụthể:

Thứnhất, Agribank cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của DNNVV, đặc biệt là các sản phẩm cho vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản, thời hạn giải ngân nhanh; các dịch vụ tư vấn lập kế hoạch/phương án sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý dòng tiền; thiết lập các phương thức kết hợp với các sản phẩm ngân hàng hiện tại như kết hợp dịch vụ cho DNNVV với các dịch vụ ngân hàng cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở chất lượng thông tin doanh nghiệp được nâng lên và mối quan hệngân hàng–doanh nghiệp chặt chẽ, Agribank nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng không yêu cầu tài sản đảm bảo đối với DNNVV, trong đó có sản phẩm thấu chi dành cho doanh nghiệp. Đây là một hình thức cho vay phổ biến trên thếgiới nhưng tại Việt Nam nó mới chỉ được áp dụng chủyếu cho các khách hàng cá nhân còn đối với các doanh nghiệp thì được rất ít ngân hàng áp dụng. Do đó nếu triển khai được loại hình cho vay này sẽtạo ra rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp khi đi vay, nhất là cho các DNNVV. Tuy các DNNVV có lượng vốn ít, song hầu hết các doanh nghiệp này đều có tốc độ quay vòng vốn khá nhanh. Vì thế nhu cầu vay vốn khá thường xuyên. So với cho vay theo hạn mức thì cho vay thấu chi linh hoạt hơn, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Cho nên để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, Agribank nên nhanh chóng triển khai loại hình cho vay này để giúp cho các chi nhánh của Agribank tại các địa phương, trong đó có tỉnh Quảng Bình tạo được lợi thếcạnh tranh mới so với các ngân hàng khác.

Thứ hai, xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt dành cho các DNNVV. Với quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít cộng thêm khả năng tự tích lũy vốn thấp nên các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề mở rộng

Trường Đại học Kinh tế Huế

hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, ngoài các mức lãi suất cho vay thông thường áp dụng với mọi đối tượng khách hàng Agribank cần thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường để đưa ra các gói vay ưu đãi lãi suất một cách linh hoạt, phù hợp. Lãi suất được xây dựng trên cơ sở lãi suất huy động bình quân cộng hệ sốbù rủi ro và tỷlệlợi nhận dựkiến. Với từng đối tượng khách hàng có mức lợi nhuận dựkiến và hệ số rủi ro khác nhau Agribank có thể áp dụng các mức lãi suất khác nhau nhằm thu hút và giữchân khách hàng.

Chính sách lãi suất phải phù hợp với từng đối tượng DNNVV vay vốn.

Khách hàng lâu năm, có uy tín nên áp dụng lãi suất thấp hơn. Điều này góp phần củng cốmối quan hệlâu dài giữa ngân hàng với khách hàng, thúc đẩy doanh nghiệp nỗ lực hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn, nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghềhoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà có những ưu đãi về lãi suất nhằm phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp lĩnh vực đó. Ngoài ra, tùy vào từng khách hàng cụ thể, tùy vào chính sách của các đối thủ cạnh tranh mà ngân hàng có thể giảm lãi suất hoặc các ưu đãi khác về thời hạn, tổng giá trị khoản vay, phí dịch vụ.

Ngoài vấn đềlãi suất, Agribank cũng cần có chính sách khách hàng, hệthống các sản phẩm dịch vụ, quy trình cungứng sản phẩm dịch vụ, sản phẩm riêng biệt... cho đối tượng các DNNVV nhằm hỗtrợcác chi nhánh trong việc phục vụDNNVV.

Thứ ba, trường đào tạo cán bộ Agribank nên có kế hoạch rõ ràng, chi tiết ngay từ đầu năm về các chương trình đào tạo nghiệp vụ chuyên môn sâu về các kỹ năng sử dụng marketing ngân hàng cũng như các hiểu biết về hoạt động tín dụng đối với các DNNVV.

Thứ tư, Agribank cần quan tâm khai thác hết tiện ích của hệ thống hiện đại hoá để phát triển sản phẩm phục vụ cho DNNVV. Trong đó chú trọng xây dựng hệ thống website của từng chi nhánh tại các địa phương để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ một cách chi tiết và dễ tiếp cận cho các khách hàng trong đó có các DNNVV. Đây là một kênh thu hút khách hàng rất hiệu quảnếu được tập trung đầu tư đúng mức.

Trường Đại học Kinh tế Huế

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng trong đó có hoạt động tín dụng đối với DNNVV là hoạt động chính mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Nhưng đồng hành với đó có không ít những rủi ro trong quá trình thực hiện, gây ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng DNNVV nói riêng làm phát sinh nợ xấu. Hiện nay, tại hầu hết các NHTM vấn đề vềquản lý nợ xấu, đặc biệt đối với DNNVV luôn làm đau đầu các nhà quản lý.

Luận văn đã giải quyết được những vấn đề lý luận cơ bản trong việc quản lý nợ xấu đối với DNNVV cũng như đã phân tíchđược thực trạng, nguyên nhân từ đó đãđề xuất một số giải pháp quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình. Bên canh đó luận văn còn đề xuất một số kiến nghị đến đến NHNN và Agribank nhằm giúp cho công tác quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bìnhđạt hiệu quả cao nhất.

Trong thời gian qua, mặc dù Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp nhằmquản lý nợ xấu đối vớicác DNNVV, tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, trước áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các TCTD khác trên địa bàn đã làm cho chất lượng tín dụng đối với các DNNVV tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình còn những mặt hạn chế dẫn đến nhiều nguy cơ phát sinh nợ xấu. Luận văn “Quản lý nợ xấu cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Bình” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiển về quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ2014–2016.

Quá trình xây dựng và hoàn thiện luân văn không tránh khỏi những thiếu sót do đó tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agribank (2004), Sổ tay tín dụng, Hà Nội.

2. Agribank (2011), Đề án chiến lược phát triển kinh doanh Agribank 2011-2015, tầm nhìn 2020, Hà Nội.

3. Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình (2014, 2015,2016), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình các năm 2014, 2015, 2016, Quảng Bình.

4. Agribank Quảng Bình (1988-2003), Lịch sử hình thành và phát triển, Quảng Bình.

6. Chính phủ(2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 vềtrọgiúp phát triển doanh nghiệp nhỏvà vừa, Hà Nội.

7. Cục thống kê Quảng Bình (2014–2016), Niên giám thống kê, Quảng Bình.

8. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại Học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

9. PGS. TS Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB thống kê, Hà Nội.

11. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòngđể xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, Hà Nội.

14. Quốc hội (2014),Luật Doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

15. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Luận văn Giải pháp quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình, tác giả Nguyễn Trọng Cường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

17. Luận văn Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnhNghệ An, tác giả Nguyễn Trọng Chương

Các Website:

18. https://baomoi.com/vietcombank-bao-loi-nhuan-2016-hon-8-200-ty-dong-no-xau-1-44/c/21270996.epi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phụ lục 01: TIÊU CHUẨN PHÂN ĐỊNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Tên quốc

gia Tên và tiêu chuẩn phânđịnh

NhậtBản

Doanh nghiệpnhỏvà vừa:

Ngành chế tạo: Số lượng nhân viên dưới 300 người hoặc vốn đầu tư khoảng dưới 100 triệuYên

Ngành bán buôn: Nhân viêndưới50ngườivà vốn đầu tư10 triệuYên.

Braxin Doanh nghiệpvừa:Sốnhân viên từ50–249người Doanh nghiệpnhỏ:Sốnhân viên 5–49người

Indonesia

Doanh nghiệp nhỏ: Nhân viên từ 5 – 19 người, vốn khoảng 70 triệu Rubi (trừ đất đaivà bất độngsản)

Doanh nghiệpvừa:Sốnhân viên khoảng20–29người

Malaysia Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nhân viên khoảng dưới 250 người, vốn tài sản cố địnhhoặctài sảnkhoảng1 triệuRingis

Hàn Quốc

Doanh nghiệpnhỏvà vừa:

Ngành chế tạo, vận tải có số lượng nhân viên khoảng dưới 300 người hoặc tài sản dưới500 triệuWon

Ngành kiến trúc cósố nhân viên dưới 50 người và tài sản dưới 500 triệu Won

Ngành thương mại, ngành dịch vụ có số nhân viên dưới 50 người và tài sản dưới 50 triệuWon

Ngành bán buôn có số nhân viên dưới 50 người hoặc tài sản dưới 200 triệu Won.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Philippin

Công nghiệp quy mô nhỏ và vừa: Tổng tài sản trên 250 nghìn và dưới 1 triệu Pêsô.

Công nghiệp quy mô nhỏ: Chủ doanh nghiệp chỉ đạo mọi hoạt động ngoài sản xuất và có số lượng nhân viên từ 5– 99 người,tổngtài sản là 100 nghìn đến1 triệuPêsô.

SingaporeDoanh nghiệpnhỏ:Tài sảncố định dưới5 triệu đôla Sing Doanh nghiệp vừa:Vốncố địnhtừ5–10 triệu đôla Sing

Đài Loan

Doanh nghiệpnhỏvà vừa:

Ngành chếtạo:Vốn dưới40 triệu Đàitệ,tổngtài sản dưới120 triệu Đài tệ.

Ngành khoáng sản:Tổngvốn dưới40 triệu Đàitệ

Ngànhthươngmại,vậntải …:Mứctiêu thụhàngnăm dưới40 triệu Đài tệ.

Thái Lan

Công nghiệpquy mô nhỏ:Vốn đăng kýdưới2 triệuBạtvàdưới50 nhân viên.

Mỹ

Ngành chếtạo:Có sốnhân viêndưới500người,ngành chếtạoô tôdươi 1.000 người,ngành chếtạomáy hàng khôngdưới500người.

Ngành dịchvụbán lẻ:Mứctiêu thụhàngnăm dưới80.000 gành bán buôn: Mức tiêu thụ hàng năm dưới 220.000 USD. Ngành nông nghiệp:

Mứctiêu thụhàngnăm dưới1 triệu đôla.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phụ lục 02

PHIẾU KHẢO SÁTCÁN BỘ TÍN DỤNG I. THÔNG TIN CHUNG

+ Tên CBTD:………...

+ Chi nhánh:………...

II. CÂU HỎI KHẢO SÁT

Câu 1: Bạn đã từng cho vay các DNNVV?

Đã cho vay

Chưa chovay (Nếu chưa cho vaythì bạn không cần trả lời các câu hỏi còn lại) Câu 2: Bạn đã từng phát sinh nợ xấutrong quá trình cho vay các DNNVV hay chưa?

Có phát sinh Chưa phát sinh

Câu 3: Theo bạn Agribank Quảng Bình nên áp dụng chính sách tín dụng như thế nào đối với DNNVV trong thời gian tới?

Mở rộng cho vay tối đa

Mở rộng nhưng có kiểm soát chặt chẽ Giữ vững tỷ lệ như hiện tại

Hạn chế cho vay vì quá nhiều rủi ro

Câu 4: Bạnhãyđánh giá về công tác tín dụng các DNNVV tại Agribank Quảng Bình (Đánh dấu X và ô bạn chọn)

Tiêu chí Rất

tốt Tốt Bình thường

Chưa tốt Thẩm định trước khi cho vay

Kiểm tra kiểm soát sau cho vay

Quy trình xử lý khi phát sinh nợ quá hạn trước khi phát sinh nợ xấu

Quy trình xử lý khi phát sinh nợ xấu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Câu 5: Theo bạn nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu các DNNVV tại Agribank Quảng Bình ? (Bạn có thể chọn nhiều tiêu chí)

Tư cách chủ doanh nghiệp

Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Dự án, phương án kinh doanh không khả thi Quy trình cấp tín dụng không phù hợp

Tài sản bảo đảm suy giảm, không đủ tính pháp lý.

Nguyên nhân khách quan do điều kiện bên ngoài.

Nguyên nhân khác:………..

Câu 6: Bạn có góp ý gì để công tác quản lý nợ xấu các DNNVV tại Agribank Quảng Bìnhđược tốt hơn?

………

………

………

………

Xin chân thành cảm ơn!

Trường Đại học Kinh tế Huế

DANH SÁCH CÁN BỘ TÍN DỤNG THAM GIA KHẢO SÁT

STT HỌ VÀ TÊN GIỚI

TÍNH STT HỌ VÀ TÊN GIỚI

TÍNH

1 Trần Xuân Sơn Nam 26 Lê Thị Lành Nữ

2 Trần Thị Thoại Nữ 27 Nguyễn Thị Thư Nữ

3 Phan Thị Hồng Nga Nữ 28 Nguyễn Thị Thuý

Hằng Nữ

4 Phạm Thị Hoài Thanh Nữ 29 Phạm Thị Khánh Hòa Nữ

5 Trần Hoàng Tuấn Nam 30 Dương Thị Thúy Tình Nữ

6 Nguyễn Thị Hồng Xuân Nữ 31 Nguyễn Văn Xáng Nam

7 Nguyễn Thị Thanh Nhàn Nữ 32 Trương Vĩnh Cộng Nam

8 Phan Mai Trang Nữ 33 Phạm Tiến Hà Nam

9 Nguyễn Thị Hà Nữ 34 Lê Hoàng Ban Nam

10 Nguyễn Thị Cẩm Lệ Nữ 35 Trương Thị Thanh

Huyền Nữ

11 Phạm Thuý Hiền Nữ 36 Trương Minh Công Nam

12 Đoàn Phương Thảo Nữ 37 Hoàng Thị Quyên Nữ

13 Hoàng Ngọc Linh Nam 38 Nguyễn Anh Tuấn Nam

14 Mai Văn Kỷ Nam 39 Trần Thị Trà Giang Nữ

15 Trương Hải Nam Nam 40 Hoàng Xuân Anh Nam

16 Nguyễn Thị Minh Thuý Nữ 41 Đào Thị Ngọc Huyền Nữ

17 Lê Thị Kim Quý Nữ 42 Nguyễn Thị Phương

Thủy Nữ

18 Lê Đình Thuận Nam 43 Nguyễn Thị Ngọc Huế Nữ

19 Phạm Xuân Hoan Nam 44 Nguyễn Thị Hường Nữ

20 Nguyễn Thị Anh Đào Nữ 45 Hoàng Thị Lan

Phương Nữ

21 Trương Thị Huyền Trang Nữ 46 Hoàng Ngọc Tùng Nam

22 Trần Thị Huyền Trang Nữ 47 Hoàng công Dũng Nam

23 Trương Quang Trung Nam 48 Hồ Ngọc Phú Nam

24 Đinh Lệ Giang Nữ 49 Đặng Đình Lân Nam

25 Nguyễn Thị Liểu Tùng Nữ 50 Nguyễn Trần Quang

Hùng Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Câu 1: Bạn đã từng cho vay các DNNVV?

Tiêu chí khảo sát Kết quả

Số phiếu Tỷ lệ

Đã cho vay 48 100%

Chưa cho vay 0 0%

Câu 2: Bạn đã từng phát sinh nợ xấu trong quá trình cho vay các DNNVV hay chưa?

Tiêu chí khảo sát Kết quả

Số phiếu Tỷ lệ

Có phát sinh 35 73%

Chưa phát sinh 13 27%

Câu 3: Theo bạn Agribank Quảng Bình nên áp dụng chính sách tín dụng như thế nào đối với DNNVV trong thời gian tới?

Tiêu chí Kết quả

Số phiếu Tỷ lệ

Mở rộng cho vay tối đa 2 5.7%

Mở rộng nhưng có kiểm soát chặt chẽ 10 28.6%

Giữ vững tỷ lệ như hiện tại 17 48.6%

Hạn chế cho vay vì quá nhiều rủi ro 6 17.1%

Câu 4: Bạn hãy đánh giá về công tác tín dụng các DNNVV tại Agribank Quảng Bình (Đánh dấu X và ô bạn chọn)

Tiêu chí

Rất tốt Tốt Bình

thường Chưa tốt Số

phiếu Tỷ lệ Số

phiếu Tỷ lệ Số

phiếu Tỷ lệ Số

phiếu Tỷ lệ Thẩm định trước khi cho vay 4 12% 9 25% 12 35% 10 28%

Kiểm tra kiểm soát sau cho vay 4 10% 7 20% 14 40% 10 30%

Quy trình xử lý khi phát sinh nợ quá

hạn trước khi phát sinh nợ xấu 11 30% 14 40% 5 15% 5 15%

Quy trình xử lý khi phát sinh nợ xấu 4 10% 5 15% 9 25% 17 50%

Câu 5: Theo bạn nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu các DNNVV tại Agribank Quảng Bình ? (Bạn có thể chọn nhiều tiêu chí)

Tiêu chí Kết quả

Số phiếu Tỷ lệ

Tư cách chủ doanh nghiệp 2 5%

Trường Đại học Kinh tế Huế