• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

2.2. Thực trạng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Coxano Hương

2.2.2. Hoạt động phát triển

2.2.2.1. Định hướng phát triển nghề nghiệp nguồn nhân lực

Theo như sự tìm hiểu của tôi và qua sự tổng hợp ý kiến từ bảng khảo sát, Công ty TNHH Coxano Hương Thọ vẫn chưa tổ chức các hoạt động định hướng phát triển nghề nghiệp nguồn nhân lực.

Bảng 2.10. Hoạt động định hướng phát triển nghề nghiệp cho nhân viên

Không

Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Công ty có tổ chức các

hoạt động định hướng nghề nghiệp cho nhân viên không? (Cụ thể, các buổi thảo luận kế hoạch nghề nghiệp, định hướng phát triển trong tương lai)

- - 32 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 2.2.2.2. Phát triển về số lượng nguồn nhân lực

a. Tuyển dụng nhân lực với mục tiêu đáp ứng định hướng phát triển mở rộng quy mô của doanh nghiệp

Đại học kinh tế Huế

Trong những năm gần đây, Công ty TNHH Coxano Hương Thọ đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc tuyển dụng đúng người phù hợp với vị trí công việc, có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc cần thiết. Công ty cũng có định hướng phát triển mở rộng quy mô của doanh nghiệp, tuy nhiên do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên công ty chỉ mới thực hiện các chính sách tuyển dụng nhân sự khi có nhu cầu chứ chưa chú trọng đến việc đầu tư tuyển dụng nhằm đáp ứng định hướng phát triển mở rộng quy mô của doanh nghiệp.

b. Tuyển dụng nhân lực với mục tiêu phát triển nghề nghiệp của các cá nhân trong doanh nghiệp

Bất kỳ ai làm việc cũng muốn hướng tới một cái đích, trong công việc thì sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp là cái đích hay mục tiêu của nhiều người nhắm tới, đó là một trong những động cơ thúc đẩy làm việc hiệu quả.

Công ty cũng tạo điều kiện khá thuận lợi cho cán bộ nhân viên tự phát triển mình như:

- Tạo điều kiện cho các thành viên mới, trẻ nhanh chóng hòa nhập môi trường và phát triển trong thời gian ngắn nhất.

- Khuyến khích mọi cán bộ công nhân viên lấy các bằng cấp chuyên môn, học vị cần thiết cho công việc và sự phát triển bản thân.

Tuy nhiên, do số lượng nhân viên ít nên công ty chưa có các hoạt động cân nhắc đưa nhân viên lên vị trí mới. Người nào làm việc tốt thì sẽ được tăng lương.

Đại học kinh tế Huế

* Đánh giá của nhân viên về cơ chế thăng tiến, phát triển nghề nghiệp tại công ty:

Bảng 2.11. Mức độ hài lòng về cơ chế thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của nhân viên Công ty TNHH Coxano Hương Thọ

Tiêu chí

Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%) Chế độ

thăng tiến hợp lý

- - 5 15,6 19 59,4 8 25,0 -

-Tiếp tục muốn gắn bó lâu dài với công

ty

- - 7 21,9 17 53,1 8 25,0 -

-Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Phần lớn người lao động cho rằng chế độ thăng tiến chỉ ở mức trung bình, tỷ lệ này chiếm 59,4% tương đương với 19 người; tỷ lệ đánh giá kém chiếm ưu thế hơn so với đánh giá tốt (25% so với 15,6%).

Mức độ tiếp tục muốn gắn bó lâu dài với công ty trung bình chiếm tỷ trọng lớn nhất với 53,1% (tương đương với 17 người); có 7 người (tương đương với 21,9%) muốn gắn bó lâu dài với công ty và có 8 người (tương đương với 25%) không muốn điều này. Lý do là vì cơ hội phát triển nghề nghiệp ở công ty chưa đủ tốt để giữ chân người laođộng. Họ không muốn làm việc mãi mà cứ dậm chân tại chỗ ở một vị trí, điều này cũng làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty.

Đại học kinh tế Huế

Như vậy, thời gian tới Ban lãnh đạo công ty cần đầu tư thời gian, trí lực và cả chi phí thích đáng để có những chính sách, nội dung nhất định nhằm cải thiện cơ chế thăng tiến cho người lao động tại công ty, để nó thực sự trở thành động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động.

2.2.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, Công ty TNHH Coxano Hương Thọ mới chỉ chú trọng đào tạo nguồn nhân lực hiện tại, tạo điều kiện tổ chức các khóa học giúp người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng để thực hiện công việc hiệu quả hơn. Còn công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các công việc trong tương lai, công ty chưa thực sự có cơ hội và khả năng để đầu tư.

Hơn nữa, việc đào tạo nguồn nhân lực cho lợi ích lâu dài thường được thực hiện ở những tập đoàn kinh tế lớn mạnh, có khả năng tài chính và có những quy mô chiến lược phát triển lâu dài. Công ty TNHH Coxano Hương Thọ chỉ là một công ty sản xuất có quy mô nhỏ với số lượng nhân viên chỉ có 38 người, do đó công ty chưa có đủ khả năng để đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lợi ích tương lai.

2.2.3. Một số tiêu chí đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

2.2.3.1. Thể lực

Thể lực hay sức khỏe là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng lao động.

Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên. Hiện nay, Bộ Y tế quy định 5 trạng thái sức khoẻ của người lao động: loại 1 là loại có thể lực rất tốt, loại 2 là tốt, loại 3 là trung bình, loại 4 là kém, loại 5 là rất kém. Yêu cầu về sức khoẻ của nhân viên không chỉ là tiêu chuẩn bắt buộc khi tuyển dụng mà còn là yêu cầu được duy trì trong suốt quá trình làm việc. Nhân viên phải đảm bảo sức khoẻ mới có thể duy trì việc thực hiện công việc liên tục với áp lực cao, mang lại hiệu quả công việc cho doanh nghiệp, tổ chức.

Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Coxano Hương Thọ chủ yếu là khai thác đá. Đây là một ngành lao động đặc thù, được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại,

Đại học kinh tế Huế

nguy hiểm. Hầu hết các mỏ có kiến tạo phức tạp, công nghệ khai thác lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu, điều kiện môi trường lao động khắc nghiệt, người lao động phải làm việc dưới hầm sâu, chật hẹp, gò bó, tối tăm, thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp như bụi than, đá, kim loại (cadimi, mangan…), phóng xạ; bùn nước ứ đọng, tiếng ồn, rung chuyển và các loại hơi khí độc CH4, CO, CO2, TNT. Người lao động khai thác đá luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tai nạn lao động do lở đất đá, sập hầm, bục nước, nhiễm khí độc meetan và mắc các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong ngành khai thác mỏ như bệnh bụi phổi – silic, bệnh bụi phổi – amiăng, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh rung cục bộ tần số cao, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp, nhiễm độc TNT (trinitrotoluen) và bệnh da nghề nghiệp.

Còn đối với nhân viên hành chính thì họ phải làm việc cả ngày trước máy tính nên dễ mắc các bệnh về mắt, cột sống… Do đó công ty rất chú trọng đến vấn đề bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động. Hàng năm, công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ 1 lần và tổ chức khám bệnh nghề nghiệp 2 lần cho toàn bộ cán bộ công nhân viên nhằm bảo đảm tất cả nhân viên đều có đủ sức khỏe, đủ khả năng hoàn thành công việc được giao. Ngoài ra, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ còn giúp người lao động kịp thời phát hiện tình trạng sức khỏe để kịp thời bồi dưỡng.

Bảng 2.12. Hoạt động khám sức khỏe tại công ty trong giai đoạn 2015 – 2017

Nội dung

2015 2016 2017

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%) Số người được

khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp

38 100 40 100 38 100

Nguồn: Công ty TNHH Coxano Hương Thọ Không những thế, việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động còn thể hiện ở chất lượng bữa ăn của người lao động. Hàng ngày, công ty cung cấp cho toàn bộ cán bộ công nhân viên một bữa ăn trưa trị giá 20.000 đồng với đầy đủ chất dinh dưỡng từ

Đại học kinh tế Huế

thịt, cá, trứng, rau. Những việc làm trên giúp cho người lao động có sức khỏe tốt nhất để cống hiến cho công ty. Từ đó công ty mới có nguồn nhân lực thực sự chất lượng.

Bảng 2.13. Tình trạng sức khỏe của nhân viên công ty trong giai đoạn 2015 – 2017

Tiêu chí

2015 2016 2017

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động 38 100 40 100 38 100

Loại 1 (rất tốt) - - -

-Loại 2 (tốt) 15 39,5 18 45,0 18 47,4

Loại 3 (trung bình) 18 47,4 16 40,0 15 39,5

Loại 4 (kém) 5 13,1 6 15,0 5 13,1

Loại 5 (rất kém) - - -

-Nguồn: Công ty TNHH Coxano Hương Thọ Thời gian qua, tình trạng sức khỏe của người lao động tại công ty có một số đặc điểm nổi bật sau:

- Lao động trong nhóm 1 (rất tốt) và nhóm 5 (rất kém) trong cả 3 năm của giai đoạn 2015 - 2017 đều không có.

- Lao động trong nhóm 2 (tốt) có xu hướng gia tăng dần. Năm 2015 số lao động trong nhóm 2 có 15 người, tương đương với 39,5%; sang năm 2016 số lao động trong nhóm này tăng lên 18 người, tăng 7,9% so với năm 2015; đến năm 2017 số lao động trong nhóm này vẫn là 18 người nhưng tỷ lệ tăng lên 5% so với năm 2016.

- Lao động trong nhóm 3 (trung bình) có xu hướng giảm dần trong 3 năm qua.

Năm 2015, số lao động trong nhóm 3 có 18 người, tương đương 47,4% (chiếm tỷ lệ cao nhất), sang năm 2016 số lao động trong nhóm này giảm xuống còn 16 người, tương đương 40%, đến năm 2017 con số này tiếp tục giảm xuống còn 15 người, tương đương 39,5%.

Đại học kinh tế Huế

- Lao động trong nhóm 4 (kém) chiếm tỷ lệ thấp nhất và có sự biến động thất thường, từ 13,1% (năm 2015) tăng lên 15 % (năm 2016) và giảm xuống lại 13,1%

(năm 2017).

Với số liệu trên cho thấy tình trạng sức khỏe của lao động tại Công ty TNHH Coxano Hương Thọ tương đối ổn. Mặc dù lao động trong nhóm 1 (rất tốt) không có nhưng lao động trong nhóm 2 (tốt) chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng ngày càng tăng, lao động trong nhóm 3 (trung bình) cũng chiếm tỷ lệ khá cao tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần, bên cạnh đó, lao động trong nhóm 4 (kém) chiếm tỷ lệ thấp nhất và lao động trong nhóm 5 (rất kém) không có.

2.2.3.2. Trí lực

Bảng 2.14. Cơ cấu lao động theo trình độ tại công ty trong giai đoạn 2015 – 2017

Tiêu chí

2015 2016 2017

Số lượng Tỷ lệ (%)

Số lượng Tỷ lệ (%)

Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động 38 100 40 100 38 100

Sau đại học - - -

-Đại học 6 15,8 6 15,0 6 15,8

Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp

21 55,3 23 57,5 22 57,9

Chứng chỉ nghề 11 28,9 11 27,5 10 26,3

Nguồn: Công ty TNHH Coxano Hương Thọ - Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng…, lực lượng lao động chính là công nhân khai thác đá ngoài mỏ đá do đó trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng dần qua các năm.

Đại học kinh tế Huế

Năm 2015 có 21 người thuộc nhóm trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp (tương đương 55,3%), sang năm 2016 tăng lên 23 người (tương đương 57,5%), đến năm 2017 giảm xuống còn 22 người nhưng tỷ lệ tăng lên 57,9%.

- Lao động thuộc nhóm trình độ đại học chiếm tỷ lệ trung bình và ổn định qua các năm, đây chính là các nhân viên hành chính văn phòng, các nhà quản lý. Qua 3 năm 2015, 2016 và 2017 số lượng lao động thuộc trình độ này đều là 6 người tương đương tỷ lệ lần lượt là 15,8%; 15% và 15,8%.

- Lao động thuộc nhóm trình độ chứng chỉ nghề chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 2015 có 5 người thuộc nhóm này (tương đương 13,2%), sang năm 2016 tỷ lệ này giảm 5,3% so với năm 2015 và đến năm 2017 tiếp tục giảm 2,5% so với năm 2016.

- Lao động thuộc nhóm trình độ sau đại học tại công ty trong cả 3 năm của giai đoạn 2015 - 2017 đều không có.

2.2.3.3.Tâm lực

a. Bộ phận lãnh đạo, quản lý

Bảng 2.15. Khả năng giải quyết công việc, tình huống của bộ phận lãnh đạo, quản lý của công ty

Tiêu chí Số phiếu Tỷ lệ (%)

Giải quyết nhanh, triệt để 16 50,0

Giải quyết nhanh nhưng chưa triệt để 9 28,1

Trung bình 5 15,6

Giải quyết chậm và chưa triệt để 2 6,3

Không thể giải quyết -

-Tổng 32 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc, nhất là đối với người đứng đầu một nhóm, một tổ chức, công ty thì kỹ năng này lại càng trở nên quan trọng. Đây cũng được xem là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý tại bất cứ công ty hay tổ chức nào. Theo kết quả khảo sát cán

Đại học kinh tế Huế

bộ, nhân viên công ty về chất lượng lao động đội ngũ lãnh đạo, quản lý thì thu được kết quả sau:

- Số vấn đề, tình huống nảy sinh mà lãnh đạo, quản lý giải quyết kịp thời và triệt để chiếm tỷ lệ cao nhất so với các ý kiến trên với 50%.

- Số vấn đề, tình huống nảy sinh mà lãnh đạo, quản lý giải quyết nhanh nhưng chưa triệt để chiếm tỷ lệ khá cao, tương đương 28,1% tổng số người tham gia khảo sát.

- Số vấn đề, tình huống nảy sinh mà lãnh đạo, quản lý giải quyết ở mức trung bình chiếm tỷ lệ không quá cao với 15,7% tổng số người tham gia khảo sát đồng ý.

- Số vấn đề, tình huống nảy sinh mà lãnh đạo, quản lý giải quyết chậm và chưa triệt để cũng chiếm tỷ lệ ít chỉ có 6,3% tổng số người tham gia khảo sát tán thành.

- Không có vấn đề, tình huống nào nảy sinh mà lãnh đạo, quản lý công ty không thể giải quyết.

Với kết quả này cho thấy trình độ và khả năng giải quyết tình huống của đội ngũ lãnh đạo, quản lý công ty là khá cao. Mặc dù vẫn còn một số tình huống xảy ra chưa được giải quyết nhanh và triệt để, tuy nhiên đây là điều khó tránh khỏi do tác động từ các yếu tố khách quan và sẽ được cải thiện dần qua thời gian và khả năng tích lũy kinh nghiệm.

Đại học kinh tế Huế

b. Bộ phận công nhân, nhân viên

Bảng 2.16. Khả năng giải quyết công việc, tình huống của bộ phận công nhân, nhân viên của công ty

Tiêu chí Số phiếu Tỷ lệ (%)

Công việc rất phù hợp, hoàn thành tốt nhiệm vụ

14 43,7

Công việc khá phù hợp, đôi lúc có mắc sai sót nhỏ

8 25,0

Trung bình 7 21,9

Công việc không thực sự phù hợp, sai lỗi nhỏ thường xuyên

3 9,4

Công việc không phù hợp, sai lỗi đáng kể thường xuyên

-

-Tổng 32 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Theo kết quả khảo sát cán bộ, nhân viên công ty về chất lượng lao động bộ phận công nhân, nhân viên của công ty thì thu được kết quả sau:

- Công việc không thực sự phù hợp, sai lỗi nhỏ thường xuyên chiếm tỷ lệ không cao lắm trong tổng số người tham gia khảo sát, với 9,4%.

- Công việc phù hợp và khả năng hoàn thành ở mức trung bình chiếm tỷ lệ tương đối, với 21,9%.

- Công việc khá phù hợp, đôi lúc mắc sai sót nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao trong số người làm khảo sát với 25%.

- Công việc rấtphù hợp, hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ cao nhất so với các ý kiến còn lại với 43,7%. Nhưng thực tế vẫn là tỷ lệ thấp, bởi số lượng lao động có công việc phù hợp và hoàn thành tốt nhiệm vụ chưa đến 50% thì hiệu quả công việc sẽ khó có thể đáp ứng được như yêu cầu đặt ra.

Đại học kinh tế Huế

2.2.4. Một số ưu điểm và nhược điểm trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Coxano Hương Thọ

2.2.4.1. Ưu điểm

Nhìn chung công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Coxano Hương Thọ đã được quan tâm thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc, góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty những năm vừa qua. Đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực, công ty đã đạt được những ưu điểm sau:

- Công ty đã chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực hiện tại: đầu tư cho nhân viên đi học bên ngoài để nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp. Các chương trình đào tạo đã tạo ra đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, kỹ năng vứng vàng hơn, tự tin hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

- Tạo môi trường làm việc lành mạnh, hợp tác giữa các thành viên, tăng sự gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong quá trình làm việc, người nhiều kinh nghiệm hơn sẽ truyền đạt, trao đổi kinh nghiệm với người bạn đồng nghiệp ít kinh nghiệm hơn. Công việc này được tiến hành thường xuyên ở mọi vị trí công tác.

- Công ty đã chú trọng công tác bồi dưỡng thể lực cho người lao động, tổ chức khám định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp thường xuyên, cung cấp bữa ăn chất lượng đủ chất dinh dưỡng giúp người lao động có sức khỏe làm việc tốt hơn.

- Công ty xác định được rõ mục tiêu lấy con người làm trung tâm cho sự phát triển, là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế

Bên cạnh một số kết quả đạt được nêu trên thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Coxano Hương Thọ vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như sau:

- Đối với hoạt động đào tạo:

Đại học kinh tế Huế

+ Nội dung chương trình đào tạo chưa thực sự thỏa mãn mong muốn của cán bộ công nhân viên trong công ty.

+ Số lượng lao động được cử đi đào tạo còn hạn chế, thường chỉ tập trung ở một số đối tượng nhất định nên hiệu quả đào tạo chưa cao lắm. Công ty chỉ mới ưu tiên cho các đối tượng là cán bộ quản lý đã có trình độ, kinh nghiệm; những người có hợp đồng không xác định thời hạn mà chưa quan tâm đến những nhân viên mới, trình độ trong khi chính đội ngũ lao động trẻ - những hạt nhân kế tục và phát triển sự nghiệp của công ty trong tương lai mới cần được ưu tiên đào tạo hơn bao giờ hết. Vì vậy chưa tạo được động lực cho người lao động, đặc biệt là lao động trẻ tích cực, gắn bó với công ty.

+ Đào tạo cần thiết phải có được một hệ thống đánh giá chất lượng chính xác và hiệu quả cao. Việc đánh giá phải được thực hiện ở cả 2 vấn đề là chương trình đào tạo và kết quả thực hiện công việc sau đào tạo. Hiệu quả của chương trình đào tạo là cơ sở nâng cao nhận thức cho người lao động về những kiến thức kỹ năng công việc hiện tại và tương lai để họ thực hiện công việc với kết quả mong muốn mà công ty đề ra. Vì vậy, để có thể đem đến lợi ích tối đa cho công ty trước hết phải có được chương trình đào tạo tốt, sau đó là người lao động phải tự vận dụng một cách linh hoạt vào trong quá trình thực hiện công việc của mình. Trên thực tế, việc đánh giá này chưa được Công ty TNHH Coxano Hương Thọ thực hiện.

- Đối với hoạt động phát triển:

+ Công ty chưa xây dựng chính sách định hướng phát triển nghề nghiệp cho nhân viên.

+ Công ty chỉ mới thực hiện các chính sách tuyển dụng nhân sự khi có nhu cầu chứ chưa chú trọng đến việc đầu tư tuyển dụng cho nhu cầu phát triển do đó cũng chưa thực hiện phương án đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai.

+ Chế độ thăng tiến của Công ty TNHH Coxano Hương Thọ chưa thực sự khiến cho cán bộ công nhân viên của công ty hài lòng. Phần lớn họ đánh giá chế độ thăng tiến chỉ ở mức trung bình.

Đại học kinh tế Huế