• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 4: BÀN LUẬN

4.4. Bàn luận về nghiên cứu thực nghiệm

4.4.2. Trên kính hiển vi điện tử quét

Sự liên kết kín khít với men và ngà răng của vật liệu phục hồi là cần thiết cho sự thành công của răng được trám. Sự hiện diện liên kết hóa học trên cấu trúc răng đóng một vai trò quan trọng trong sự toàn vẹn, tính ổn định và kéo dài tuổi thọ của miếng trám [104]. Vi kẽ là một đặc điểm quan trọng trong việc đánh giá sự thành công của bất kỳ vật liệu nào được sử dụng trong trám răng [105].

Các tiêu chí chính đánh giá chất lượng miếng trám là tình trạng ê buốt sau trám, cũng như độ lưu giữ (không bị bong). Qua nhiều nghiên cứu khác nhau, các tác giả đi đến nhận định: Fuji II LC Capsule là một vật liệu phục hồi thích hợp đối với tổn thương mòn cổ răng; nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mức độ vi kẽ tương đương hoặc ít hơn CPS.

Do vậy, về mặt lý thuyết mối liên kết này có thể đạt sự sát khít tuyệt đối, có nghĩa là khoảng cách chất trám với mô răng bằng 0. Tuy nhiên có thể do một số vị trí khối chất trám đông cứng nhanh trước khi lực nhồi nén làm vật liệu sát khít xuống bờ mối trám gây ra vi kẽ. Điều này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trước đây, luôn luôn tồn tại vi kẽ giữa mô răng và các loại chất trám [105],[106].

Hình 4.1.Lớp mùn ngà dưới KHVĐTQ [108]

Hình 4.2. Xử lý men ngà loại bỏ mùn ngà nhưng không bộc lộ ống ngà [108]

Hình 4.3. Etching H3PO4 37% loại bỏ lớp mùn ngà và bộc lộ miệng ống ngà [108]

Mức độ vi kẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: vật liệu trám, hệ thống dán dính, kỹ thuật trám (qui trình xử lý men ngà, trộn vật liệu, nhồi nén vật liệu), chất lượng mô răng còn lại của bệnh nhân và các yếu tố tác động khác như thay đổi nhiệt độ…

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Dimitrios (2014): kích thước trung bình khoảng hở ngà răng-RMGIC là 18,46,8m.Tỷ lệ mẫu có khoảng hở là 20%, trong khi đó trung bình khoảng hở ngà răng-CPS là 4,32,2m, tuy nhiên có đến 40% số mẫu có vi kẽ [108].

Kết quả nghiên cứu của Aline và cộng sự (2012) cũng cho thấy hình ảnh khoảng hở nhỏ giữa ngà răng- KetacFil và sự sát khít rất tốt giữa ngà răng- Fuji II LC [109]. Điều này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.

4.4.2.2. Sự kín khít giữa ngà răng với CPS

Ở độ phóng đại 35 lần và 2000 lần chúng tôi quan sát thấy có mối liên kết chặt chẽ giữa CPS với mô răng, tuy nhiên sự sát khít này không liên tục suốt bề mặt mối trám, một số vị trí có khoảng hở.

Quá trình trùng hợp làm khối vật liệu CPS giảm thể tích khoảng 1,7-5,7% [110]; sức căng khi co lại có thể dẫn đến vi kẽ mô răng- vật liệu trám.

Sự xuất hiện các vi kẽ này dẫn đến kết quả không mong muốn bởi vì nó cho phép sự dịch chuyển dòng vi khuẩn từ môi trường miệng vào trong gây nên hiện tượng nhạy cảm ngà và sâu răng thứ phát [111].

Nghiên cứu của chúng tôi kết quả cho thấy kết quả trung bình vi kẽ CPS-mô răng ở thành đáy là 15,65±5,10m; thành cắn là 8,80±1,75m; thành lợi là 10,86±4,70m. Nguyên nhân có thể do lực nhồi nén khi đặt vật liệu không đồng nhất, hoặc sự co ngót khi trùng hợp khác nhau ở các vị trí.

RMGIC có tính thẩm mỹ được cải thiện trong khi vẫn giữ được những phẩm chất có lợi như giải phóng Fluor. Việc kết hợp thành phần nhựa tăng cường các tính chất vật lý như chống ăn mòn, khả năng đánh bóng và thẩm mỹ. Các tính chất cơ bản như vi kẽ ít và độ bền liên kết cao là yếu tố quan trọng cho sự thành công của bất kỳ vật liệu phục hồi nào. Kết quả thử nghiệm cho thấy phục hồi tổn thương MCR bằng GC Fuji II LC Capsule có chất lượng tiếp hợp bờ tốt (60% phục hồi hoàn toàn không có vi kẽ), trong khi đó composite Filtek Z350 XT thể hiện vi kẽ ở những mức độ khác nhau: 20% độ 1, 20% độ 2, và 40% độ 3.

RMGIC liên kết với ngà răng bằng 2 cơ chế kết dính: liên kết hoá học và liên kết vi cơ học [112]. Không giống như CPS, RMGIC liên kết hoá học với cấu trúc răng dựa trên sự trao đổi ion của các nhóm carboxylic trong axit polyalkenoic với canxi, là thành phần có trong cấu trúc cứng của răng [113].

Sau khi sử dụng dung dịch xử lý ngà, liên kết lưu vi cơ học được hình thành do sự xâm nhập của các đuôi hữu cơ trong RMGIC vào bề mặt men ngà răng bị khử khoáng 1 phần, do đó nó tạo thành một lớp lai giữa vật liệu trám và răng. Như vậy hiệu quả kết dính của RMGIC nhờ 2 cơ chế kết dính.

Nghiên cứu của Cardoso chỉ ra rằng, sử dụng dung dịch xử lý ngà trên ngà răng bị cắt có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ lớp mùn ngà và hình thành lớp lai. Ngoài việc tạo một liên kết chặt chẽ hơn của RMGICvới ngà răng bên dưới, việc loại bỏ lớp mùn ngà bằng axit cũng có thể làm tăng tính thấm của ngà răng để cung cấp thêm lượng nước hỗ trợ trực tiếp cho sự thiết lập phản ứng axit-bazo. Sự co ngót trùng hợp của RMGIC được báo cáo tương tự như CPS, vào khoảng 3% [114].

4.4.2.3. So sánh vi kẽ giữa Fuji II LC và CPS

Theo bảng 3.56 chúng tôi thấy giá trị trung bình khoảng hở giữa răng - Fuji II LC lớn hơn so với răng – CPS, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kích thước vi kẽ răng-CPS nhỏ hơn răng-Fuji II LC, có thể do Fuji II LC không sử dụng acid phosphoric để xử lý men ngà, nên hình thành lớp lai mỏng hơn; thêm nữa CPS có sử dụng hệ thống dán vật liệu (bonding) nên kích thước vi kẽ nhỏ hơn.

Về mặt lâm sàng những trường hợp tổn thương sát tủy, hoặc trên bệnh nhân cơ địa nhạy cảm, việc xử lý men ngà bằng acid phosphoric có nguy cơ gây nhạy cảm ngà răng. Hơn nữa Fuji II LC bám dính với răng nhờ 2 cơ chế vi cơ học và hóa học, có thể cho hiệu quả lưu giữ lâm sàng tốt hơn CPS.

Về mặt tổng thể, cả Fuji II LC và CPS đều đã được chứng minh là vật liệu phù hợp để phục hồi tổn thương MCR, và việc có nhiều vật liệu trám cổ răng giúp cho các nhà lâm sàng có nhiều chọn lựa điều trị trong thực hành lâm sàng.