• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG

2.1. Tổng quan về MOL Logistics Việt Nam

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013-2015

Qua bảng 2.2 ta nhận thấy rằng:

Về doanh thu

Nhìn chung, trong 3 năm qua, công ty MOL Logistics Việt Nam đã có được kết quả kinh doanh khá khả quan. Nhờ sự gia nhập của nước ta vào tổ chức Thương mại Thế giới, hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển, Công ty đã ký kết thêm nhiều hợp đồng dịch vụ với các khách hàng mới, đem lại thêm nguồn thu nhập đáng kể cho hoạt động của Công ty. Ta thấy, mặc dù doanh thu năm 2014 (4,777 triệu USD) thấp hơn năm 2013 (4,806 triệu USD), tương ứng với mức giảm 0,6% so với năm 2013, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2013, thì việc duy trì được thành tích như vậy đã là thành công đối với Công ty. Đến năm 2015, khi tình hình thế giới đi vào ổn định trở lại, khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, cộng với những đối tác mà Công ty có quan hệ làm ăn lâu dài đã mang đến nguồn doanh thu tăng đáng kể

Trường ĐH KInh tế Huế

Bảng 2.2 Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận của Công ty qua 3 năm 2013 – 2015 Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

2014/2013 2015/2014

+/- % +/- %

I Doanh thu 4,806 4,777 5,709 -0,029 -0,60 0.932 19,51 1 Hàng SEA 2,223 1,931 3,023 -0,292 -13,13 1,092 56,55 2 Hàng AIR 2,024 2,050 1,228 0,026 1,28 -0,822 -40,09 3 Hàng Door

to Door

0,556 0,482 0,755 -0,074 -13,31 0,273 56,64

II Chi phí 3,454 3,286 3,862 -0,168 -4,86 0,567 17,53 III Lợi nhuận 1,352 1,491 1,847 0,139 10,28 0,365 23,88 (Nguồn: Phòng Kế toán-công ty MOL Logistics Việt Nam) so với năm 2014 (tăng 19,51%), đạt mức 5,709 triệu USD. Có sự gia tăng doanh thu mạnh mẽ này là nhờ sự phát triển mạnh đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển, và đường hàng không, khối lượng đơn hàng tăng lên nhanh chóng đã góp phần lớn đến sự tăng trưởng này.

Hơn nữa, qua bảng số liệu cơ cấu dịch vụ ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty MOL Logistics Việt Nam trong 3 năm chủ yếu tập trung vào hàng SEA và hàng AIR. Cụ thể đối với 2 loại hình dịch vụ này, tỷ trọng trong 3 năm từ 2013 đến 2015 của hàng SEA lần lượt chiếm 46.31%, 43.26% và 60.38%. Sau sự giảm nhẹ vào năm 2014 là bước tăng trưởng đột phá của năm 2015 với doanh số đem về cực kỳ lớn (chiếm 60.38%) có sự gia tăng đáng kể đó là do lượng hàng Công ty làm thường là các máy móc thiết bị phải đóng trong các container lớn (20 feet và 40 feet) phải vận chuyển bằng đường biển cộng với nhu cầu xuất nhập khẩu hàng máy móc trong năm rất lớn đã giúp cho Công ty có được nhiều hợp đồng lớn trong năm.

Đối với hàng AIR nhìn chung tuy chiếm tỷ trọng ít hơn so với hàng SEA (đặc

Trường ĐH KInh tế Huế

biệt trong năm 2015) nhưng cũng cho thấy dịch vụ này đóng góp một phần đáng kể trong cơ cấu kinh doanh của MOL. Sự giảm sút trong năm 2015 (chỉ chiếm 24.53%) một phần là do tình hình thế giới có những biến động phức tạp (bụi núi lửa,…), một phần là do trong năm đó, Công ty tập trung tăng trưởng mạnh dịch vụ hàng SEA. Ta thấy, sự phát triển của việc giao nhận hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không là điều hiển nhiên khi hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, với lượng khách hàng cố định cộng với những khách hàng tiềm năng mới đã làm cho doanh thu thu được từ lĩnh vực này ngày càng nhiều thêm.

Trong khi đó, riêng hàng Door To Door chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu dịch vụ (năm cao nhất cũng chỉ được 755,758.142 USD) do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt diễn ra trong nước và một phần Công ty chưa đầu tư nhiều trong lĩnh vực này.

Ngoài các hoạt động dịch vụ chính đã nêu ở trên, Công ty còn kinh doanh thêm một số loại hình dịch vụ không thường xuyên khác nhằm kiếm thêm một khoản doanh thu kha khá, đóng góp một phần nhỏ nữa trong kết quả kinh doanh của Công ty, các loại hình này bao gồm: dịch vụ cho thuê kho bãi, vận chuyển hàng nội địa, đóng gói, vận chuyển hàng hóa cho các cá nhân…, với những hoạt động đa dạng hóa này, đã cho phép Công ty tiếp xúc với những khách hàng tiềm năng mới, dần thu lại một phần lợi nhuận không nhỏ cho mình.

Về chi phí

Với kinh nghiệm hoạt động trong nhiều năm, Công ty đã dần khắc phục được tình trạnh chi phí hoạt động quá cao so với doanh thu làm cho khoản lợi nhuận chỉ đạt được rất ít. Ta có, tỷ trọng chi phí so với doanh thu trong 3 năm có xu hướng giảm dần, cụ thể qua 3 năm 2013 đến 2015 với mức tỷ trọng tương ứng là 71,86%, 68,78%, 67,64%. Trong năm 2013, với thời kỳ hậu sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, việc tìm kiếm nguồn hàng gặp nhiều khó khăn nên để thực hiện tốt hoạt động dịch vụ của mình, Công ty đã phải tăng chi phí hoạt động (chi phí làm dịch vụ giao nhận, quảng cáo trên các trang báo về hàng hải…) lên mức 3,454 triệu USD nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới sử dụng dịch vụ của mình.

Đến năm 2014, ta thấy chi phí đã giảm đi đáng kể khi nhu cầu của thị trường tăng trở lại, việc đưa ra giá hoạt động dịch vụ cũng không gây khó khăn cho việc tìm

Trường ĐH KInh tế Huế

kiếm khách hàng cho Công ty nên chi phí không còn cao như trước nữa (giảm đến 4,86% so với năm 2013). Trong năm 2014, chi phí hoạt động có tăng lên, đạt mức 3,862 triệu USD (đặc biệt là sự gia tăng của chi phí giao nhận hàng), nhưng đó là điều tất yếu khi Công ty đã đạt được nhiều hợp đồng mới và đa dạng hóa thêm hoạt động Logistics của mình.

Về lợi nhuận

Qua việc phân tích doanh thu và chi phí kể trên, ta thấy lợi nhuận qua từng năm của Công ty có sự tăng lên đáng kể, từ mức lợi nhuận 1,352 triệu USD năm 2013, đến 1,491 triệu USD năm 2014 và đặc biệt lên tới 1,847 triệu USD năm 2015.

Có được điều đó là do Công ty biết kết hợp tốt việc tăng doanh thu và giảm chi phí hoạt động sao cho mang lại hiểu quả cao nhất cho Công ty. Đồng thời, do nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng nhanh trong năm 2015, nên mức lợi nhuận đã có một sự nhảy vọt đáng kể (tăng 23,88% so với năm 2014).

Trong năm 2014, dù kết quả kinh doanh không cao bằng năm 2013, nhưng nhờ sử dụng chi phí hợp lý nên phần lợi nhuận mang lại còn cao hơn năm 2013, điều đó cho ta thấy Công ty luôn ứng biến tốt trước những bất lợi của tình hình kinh tế thế giới. Điều này cần phải được phát huy trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và những biến động lớn xảy ra trên toàn cầu.

2.2. Tình hình thực hiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu đường biển