• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TẠI

2.4. Kết quả phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

2.4.Kết quả phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại

Ngoài ra, các loại thẻ ghi nợ nội địa khác như Vietcombank Aeon hay Vietcombank Co-opmart cũng có sự gia tăng rõ rệt. Năm 2015, số lượng thẻ Vietcombank Aeon chỉ là 2.645 thẻ thì đến năm 2017 đã tăng lên thành 7.576 tức là tăng 4.931 thẻ ( tăng bình quân 43,53%). Tương tự thẻ Thẻ Vietcombank Co-opmart, năm 2015 là 3.037 thẻ nhưng đến năm 2017 số lượng thẻ đã tăng lên thành 5.300 tương đương tăng bình quân 22,1%. Điều này cho thấy người dân đã phần nào quen thuộc với việc sử dụng thẻ ghi nợ ở các siêu thị hay các ĐVCNT thay vì thanh toán tiền mặt như trước đây.

Đối với thẻ ghi nợ quốc tế, thẻVietcombank Connect24 Visa và Vietcombank Big C Visa vẫn là thẻ chiếm tỷ lệ cao nhất với 2.141 thẻ năm 2015, tăng lên1.636 thẻ năm 2016và tăng thêm 2.127 thẻ năm 2017( tăng bình quân 57,63%) so với năm 2015. Các thẻ ghi nợ quốc tế còn lại số lượng cũng tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2015-2017. Số lượng thẻ quốc tế tăng nhanh do trong giai đoạn này, Ngân hàng VCB Huế đã liên kết với văn phòng tư vấn du học cho học sinh, sinh viên, cán bộ đi học ở nước ngoài cũng như các trung tâm lữ hành du lịch trên địa bàn thành phố để kết hợp phát hành thẻ ghi nợ quốc tế cho khách hàng thuận tiện khi đi ra nước ngoài. Tạo điều kiện cho khách hàng không phải lo lắng vấn đề mang theo tiền mặt trên người đồng thời dễ kiểm soát được các khoản tiền chi tiêu và thanh toán khiở trong nước và nước ngoài.

Bảng 2.5: Thị phần thẻ thanh toán trên địa bàn Tỉnh TT Huế năm 2017

STT Tên ngân hàng Thẻ ghi nợ Thị phần

(%)

1 Vietcombank–Huế 54.620 26,59

2 Viettinbank–Huế 49.144 23,91

3 Agribank –Huế 37.606 18,30

4 DongAbank–Huế 34.264 16,67

5 NH khác 29.853 14,50

Tổng số thẻ trên địa bàn tỉnh 205487

100 (Nguồn: NHNN –Chi nhánh TT-Huế) Thị phần là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường của một ngân hàng. Qua bảng, ta thấy răng VCB Huế là ngân hàng đứng đầu về thị phần thẻ ghi nợ trên địa bàn. Cụthểlà vào cuối năm 2017 thị phần thẻcủa VCB Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

là 26,59%. Điều này cho thấy VCB Huế là một ngân hàng rất năng động trong lĩnh vực dịch vụ thẻso với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh. Các sản phẩm thẻghi nợ của Vietcombank đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng khác nhau. Chính nhờ việc không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm thẻnên VCB Huế đã có thẻgiữvững thịphần thẻcủa mình trong cơ chếngày càng cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.

Bên cạnh đó, điều đáng nhìn nhận trong những năm này đó chính là những nỗ lực của Chi nhánh Huế trong việc giữ và mở rộng thị phần phát hành thẻ thanh toán.

Trong khi hầu hết thị phần của các Ngân hàng khác đều có xu hướng giảm dần vì sự san sẻthị trường với các ngân hàng Thương mại cổphần mới gia nhập trên địa bàn thì Vietcombank-Huếvẫn giữvững thịphần của mình trong môi trường cạnh tranh này.

Doanh số sửdụng thẻ ghi nợ nội địa liên tục tăng trong 03 năm qua. Đồng thời, doanh sốsửdụng thẻghi nợquốc tếvà thẻtín dụng quốc tếcũng tăng trong năm2017.

Với sự gia tăng doanh số sử dụng thẻ do VCB Thừa Thiên Huế phát hành cho thấy khách hàng ngày càng ưa chuộng sản phẩm dịch vụthẻcủa VCB Thừa Thiên Huế.

2.4.1.Doanh số thanh toán thẻ ghi nợ của VCB Huế giai đoạn 2015 – 2017 Năm 2017, các chủ thẻ ghi nợ phát hành tại chi nhánh Vietcombank Huếthực hiện các giao dịch thanh toán bằng thẻ để rút tiền mặt đạt2.688.960 tỷ đồng, giảm 520.080 tỷ đồng so với năm 2015. Sang năm 2017doanh số thanh toán đã giảm 234.300 tỷ đồng đạt 2.974.740 tỷ đồng so với năm 2015tương đương giảm bình quân 2,7 %.

(ĐVĐL: Tỷ đồng)

(Nguồn: Phòng Dịch vụkhách hàng VCB Huế) Biểu đồ1.1: Doanh sthanh toán thghi nca VCB Huế giai đoạn 20152017

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với hình thức chuyển khoản, lại có sự gia tăng đồng đều về tình hình thanh toán qua thẻ ghi nợ khi doanh số chỉ đạt 1,057.710 tỷ đồng năm 2015 thì đến năm 2016 con số này đã được 1,851.490 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên đến năm 2017 đạt 1,910.670 tỷ đồngtương đương tăng bình quân 34,4%

Tại các điểm máy POS cũng có sự giảm xuống trong năm 2017 so với năm 2015 từ0.43792 tỷ đồng xuống 0,30701 tỷ đồng, giảm bình quân 16,27%.

Nhìn chung, doanh số thanh toán của các chủ thẻghi nợtại các điểm chấp nhận thẻ là khá cao, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với rút tiền mặt.Tỷ lệ giao dịch rút tiền mặt để tiêu dùng của các chủ thẻ vẫn còn rất cao, điều này cho thấy vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng. Đâychính là vấn đề mà cả Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại đang rất quan tâm để có những chính sách phù hợp đểgiải quyết.

2.4.2.Phát triển số lượng ATM và Đơn vị chấp nhận thẻ:

Cùng với hoạt động phát hành thẻ, hoạt động của hệ thống giao dịch tự động ATM, POS của VCB Huế cũng không ngừng tăng trưởng. Ngoài việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng sử dụng thẻghi nợ Connect24, hệ thống ATM còn cung cấp dịch vụ thanh toán và rút tiền mặt cho các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu Visa, Mastercard, American Express.

Hiện tại VCB đang là ngân hàng đứng đầu trong việc đầu tư vào hệ thống ATM với 1250 máy được lắp đặt tại các trung tâm thương mại lớn, các chi nhánh và phòng giao dịch của VCB trên toàn quốc.

Riêng tại địa bàn thành phốHuế, VCB đã có 30 máy ATM đặt tại các vịtrí khác nhau trên địa bàn tỉnh năm 2015, con số này tiếp tục tăng lên 32 máy năm 2016 và 35 máy năm 2017.

Bảng 2.6: Số lượng máy ATM và POS của VCB qua các năm 2015 – 2017

Đơn vị tính:Máy

Chỉ tiêu Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Tốc độ phát triển (%) 2017/2015 Bình quân

Số lượng máy ATM 30 32 35 16,7 8

Số lượng máy POS 212 220 230 8,5 4,15

Tổng 242 252 265 9,5 4,46

(Nguồn: Phòng Dịch vụkhách hàng VCB Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một trong những yếu tố quan trọng để gia tăng sựthuận tiện cho người dùng thẻ là mạng lưới đặt máy ATM. Ngân hàng nào có mạng lưới đặt máy ATM phân bốrộng thì sẽchiếm được cảm tình của khách hàng nhiều hơn. Nắm bắt được nhu cầu đó của khách hàng, Vietcombank-Huế đã không ngừng quy hoạch và mở rộng mạng lưới ATM của mình một cách hợp lý nhất để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng.

Nhìn vào bảng ta thấy nếu năm 2015 số lượng máy ATM là 30 máy thì đến năm 2017 số lượng máy ATM của chi nhánh Huế đã tăng lên 35 máy ( tương đương tăng bình quân 8%). Tốc độ phát triển số lượng máy ATM qua các năm chững lại do chi nhánh đang quy hoạch lại vị trí đặt máy ATM một cách hợp lý, thuận tiện nhất nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng tại máy ATM.

Bên cạnh đó, đến 31/12/2017 trên toàn hệ thống VCB Huế đã triển khai 230 POS, được lắp đặt chủyếu tại các trung tâm thương mại, các siêu thị phục vụnhu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ ngày càng tăng của các chủthẻ, tăng 10 máy so với năm 2016 và 8 máy so với năm 2015tương đương tăng bình quân 4,15%).

Có được kết quả như vậy là nhờ sựnỗlực cao của Chi nhánh với áp lực chỉ tiêu từ trung ương giao thì lúc này tín hiệu đáng mừng cho thấy người dân và ngân hàng đều tích cựcủng hộsửdụng hình thức thanh toán điện tử, thay cho các hình thức truyền thống.

2.4.3. Hiệu quả hoạt động từ dịch vụ thẻ ghi nợ của ngân hàng VCB Huế Bảng 2.7: Doanh thu từ dịch vụ thẻ ghi nợ của VCB Huế giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 Tốc độ phát triển

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 2017/2015 Bình quân Tổng doanh thu 398,66 100 393,5 100 430,91 100 8,08 3,97 Doanh thu từ dịch vụ thẻ 3,58 0,9 4,12 1,05 6,78 1,57 89,4 37,6

(Nguồn: Phòng Dịch vụkhách hàng VCB Huế) Thu nhập từ hoạt động dịch vụ thẻ của chi nhánh baogồm: thu từ hoạt động phát hành thẻ, phí trả lương qua tài khoản, phí rút tiền, phí SMS banking,…

Qua Bảng số liệu trên, ta thấy thu nhập từ hoạt động Dịch vụ khách hàng thẻ giai

Trường Đại học Kinh tế Huế

đoạn từ 2015 – 2017 có xu hướng tăng liên tục, tỷ trọng nguồn thu nhập này so với tổng thu nhập của chi nhánh cũng tăng, cụ thể năm 2015 thu nhập từ dịch vụ thẻ chỉ chiếm 0,9% tổng thu nhập, năm 2016 là 1,05% và đến 2017đã là 1.57% điều này có nghĩa là từ năm 2015 đến năm 2017 thì doanh thu dịch vụ thẻ đã tăng bình quân 37,6%. Như vậy hoạt động kinh doanh thẻ có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao thu nhập của Chi nhánh.

Ngoài ra không thể không nhắc đến nguồn lợi từ nguồn vốn không kỳ hạn lớn đầy tiềm năng huy động được từ tài khoản thanh toán của các khách hàng sử dụng thẻ mang lại. Đây là nguồn vốn ngân hàng lãi suất thấp, nên tạo điều kiện cho Ngân hàng sử dụng nguồn vốn này trong các hoạt động kinh doanh khác. Thu nhập từ hoạt động Dịch vụ khách hàng thẻ ghi nợ nội địa tăng lên cho thấy dịch vụ này của Vietcombank Huế được khách hàng tin dùng ngày càng nhiều hơn. Đây là động lực để Chi nhánh tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ đối với loại hình dịch vụ này. Tuy nhiên, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động Dịch vụ khách hàng thẻ của Chi nhánh hiện còn rất nhỏ trong tổng thu nhập, điều này đối với Chi nhánh cần có những biện pháp tích cực để nâng cao khả năng khaithác loại dịch vụ đầy tiềm năng này.

Trường Đại học Kinh tế Huế