• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TẠI

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế

Việt Nam - Chi nhánh Huế

Theo chỉthịcủa ban lãnhđạo ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và xuất phát từnhu cầu thực tếcủa tỉnh Thừa Thiên Huếvềhoạt động của ngân hàng; theo quyết định 68-QĐNH ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, ngân hàng VCB Huế được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 02/11/1993. Sự ra đời của VCB Huế đãđáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, giúp việc thanh toán được thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tếcủa địa bàn tỉnh. Cũng như những doanh nghiệp khác, VCB Huế ban đầu cũng gặp phải những khó khăn trong việc tìm đối tác khách hàng. Tuy nhiên, với uy tín của đơn vịchủ quản là ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - một ngân hàng hàng đầu trong nước, nên VCB Huế đã nhận được sựhỗtrợrất lớn từuy tín này.

Trải qua 24 năm hoạt động (từ năm 1993 đến năm 2017), với sự đồng tâm nỗlực của cán bộcông nhân viên, Ngân hàng VCB Huế đãđạt được những thành quả đáng khích lệ.

Qua từng năm, số lượng cán bộ, chất lượng nhân viên cũng như nguồn vốn, lợi VCB Huế đã không ngừng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụcho hoạt động kinh doanh của mình. Với phong cách phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình, lịch sự, an toàn, VCB Huế ngày càng xây dựng được chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng theo phương châm

“Luôn mang đến cho bạn sựthànhđạt”

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Với phương châm hoạt động hiệu quả, VCB Huế đã tổchức bộmáy quản lý theo mô hình trực tuyến –chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động trong ngân hàng được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt, gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quảkinh doanh. Hiện nay, ngân hàng có một đội

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngũ nhân viên có trình độ cao, năng động và nhiệt tình gồm 187 người được phân bổvào các phòng ban. Trongđó có 7 phòng ban làm việc tại hội sở, phòng giao dịch số1, phòng giao dịch số2, phòng giao dịch Bên Ngự, phòng giao dịch Mai Thúc Loan và phòng giao dịch Hương Thuỷ.

Sơ đồ 1.3: Cơ cấu và tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN – Chi nhánh Huế

Giám đốc:

là người đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm phụtrách các phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng kếtoán, phòng hành chính nhân sự, ban xửlý nợ có vấn đề. Giám đốc có quyền quyết định trong phạm vi phân theo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và cơ quan pháp luật Nhà nước.

Phó giám đốc: là người hỗtrợ cho giám đốc, làm việc theo sựphân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Hiện

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 PHÓ GIÁM ĐỐC 3

PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 1

PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 2

PHÒNG GIAO DỊCH MAI

THÚC LOAN

PHÒNG GIAO DỊCH

BẾN NGỰ

PHÒNG GIAO DỊCH

HƯƠNG THUỶ

PHÒNG KHÁCH HÀNG BÁN LẺ

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

PHÒNG DỊCH VỤ

KHÁCH HÀNG

PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

PHÒNG NGÂN

QUỸ

PHÒNG QUẢN LÝ

NỢ

Trường Đại học Kinh tế Huế

tại Chi nhánh có 03 phóGiám đốc: (i) Phó giám đốc phụ trách điều hành phòng khách hàng bán lẻ, kế toán; (ii) Phó giám đốc trực tiếp quản lý phòng ngân quỹ, kinh doanh dịch vụ, công tác hành chính và (iii) Phó giám đốc phụ trách các phòng giao dịch, quản lý nợ.

Phòng khách hàng bán lẻ: là nơi tiếp xúc với khách hàng trong các giao dịch như cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng nội tệvà ngoại tệ, đảm nhận chức năng kinh doanh tín dụng, cung ứng vốn cho các đối tượng khách hàng, thẩm định các món tiền vay của cá nhân.

Phòng quản lý nợ: quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến giải ngân, thu hồi nợgốc và nợlãi. Ngoài ra, phòng này còn có nhiệm vụ lưu giữhồ sơ vay vốn đầy đủvà an toàn, nhập dữliệu khớp với hệthống, phối hợp với cán bộtổxử lý nợ đểnâng cao chất lượng quản lý rủi ro và phối hợp với cán bộPhòng khách hàng trong việc theo dõi các khoản vay.

Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi giao dịch với khách hàng, kiểm tra hoạt động kinh doanh, tài chính Chi nhánh, giúp Giám đốc điều hành công tác hạch toán, công tác kế toán để đạt hiệu quảkinh doanh cao.

Phòng dịch vụ khách hàng: nhận và chuyển tiền, mở tài khoản, phát hành kỳ phiếu, mua bán ngoại tệ…,thực hiện các sản phẩm dịch vụ, thiết lập đại lý với các ngân hàng nước ngoài.

Phòng hành chính nhân sự:có nhiệm vụquản lý hành chính và chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tổ chức nhân sự, quy hoạch đào tạo và đềbạc cán bộ.

Phòng ngân quỹ: quản lý trực tiếp và bảo quản các loại tiền Việt Nam đồng, ngân phiếu thanh toán, giấy tờ có giá, các loại ấn chỉ quan trọng, các hồ sơ thế chấp, cầm cố, ký gửi theo chế độquản lý kho ngân quỹcủa hệthống ngân hàng.

Phòng khách hàng doanh nghiệp:là nơi tiếp xúc với khách hàng trong các giao dịch cho vay ngắn–trung –dài hạn bằng đồng nội tệvà ngoại tệ, đảm nhận chức năng kinh doanh tín dụng, cung ứng vốn cho các đối tượng khách hàng, thẩm định các món tiến vay của doanh nghiệp.

Các phòng Giao dịch: là nơi trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và thực hiện các

Trường Đại học Kinh tế Huế

giao dịch với khách hàng.

2.1.3. Tình hình lao động của ngân hàng VCB Thừa Thiên Huế:

Tổng số lao động của ngân hàng tính đến cuối năm 2017 đạt 187 người. Như vậy, tổng số lao động của VCB Huế tăng lên không đáng kể qua 3 năm. Có được điều này là do việc bố trí lại sơ đồ tổ chức của bộ máy hoạt động của ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban.

Bảng 2.1: Tình hình lao động ngân hàng VCB Huế giai đoạn 2015 – 2017

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm So sánh

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

SL % SL % SL % +/- % +/- %

TỔNG SỐ

LAO ĐỘNG 184 100 186 100 187 100 2 1,1 1 1,0

Phân theo giới tính

Nam 63 34,2 64 34,4 64 34,4 1 1,6 0 0

Nữ 121 65,8 122 65,6 123 65,8 1 0,8 1 1,0

Phân theo trình độ

Trên đại học 33 17,9 34 18,3 34 18,3 1 3,0 1 3,0

Đại học 142 77,2 145 78,0 146 78,1 3 2,1 3 2,1

Cao đẳng, trung cấp 5 2,7 1 0,5 1 0,5 -4 -80,0 -4 -80,0

Lao động phổthông 4 2,2 6 3,2 6 3,2 2 50 2 50

(Nguồn: Phòng Hành chính Vietcombank–CN Huế, 2018) Xét về cơ cấu giới, có thể thấy rằng, qua cả ba năm thì tỷ lệ lao động nữ của ngân hàng luôn nhiều hơn lao động nam. Số lượng lao động nữ nhiều hơn lao động nam là một ưu thế của ngân hàng, bởi vì ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp các dịch vụ phục vụ khách hàng nên nữ giới chiếm ưu thế hơn về cách cư xử, tiếng nói, ngoại hình…trong giao dịch trực tiếp với khách hàng. Do đó, góp phần phục vụ các khách hàng tốt hơn.

Xét về trìnhđộ học vấn của lực lượng lao động, có sự ổn định về tỉ lệ học vấn qua 3 năm. Vietcombank – CN Huế không ngừng nâng cao chất lượng lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhằm gia tăng chất lượng của ngân hàng: nhân viên có được trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, khả năng xử lý công việc tốt, đồng thời khả năng nắm bắt những vấn đề mới nhanh nhạy.

2.2.Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương