• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÁT TRIỂN THẺ GHI NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÁT TRIỂN THẺ GHI NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
99
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN THẺ GHI NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH

THỪA THIÊN HUẾ

HOÀNG THỊ KIỀU MY

Niên khóa: 2015-2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN THẺ GHI NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH

THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Kiều My

Lớp : K49D - KDTM

MSV : 15K4041076

Thời gian thực tập : 24/9/2018 – 30/12/2018

Niên khóa: 2015-2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin được bày tỏmột cách chân thành đến PGS.TS.

Nguyễn Đăng Hào đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian qua để hoàn thành luận văn này.

Tôi trân trọng cảm ơn các giảng viên của Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu từ lý luận đến thực tiễn trong thời gian học tập tại quý trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, quý anh chị đang công tác tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế đặc biệt là Phòng Bán Lẻ đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu cũng như hỗ trợ về các nghiệp vụliên quan trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp của tôi.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè –những người đã luôn chia sẻ và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cổ vũ, động viên tôi không ngừng cốgắng vươn lên.

Tuy có nhiều cốgắng nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 08năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

Lời Cảm Ơn...i

MỤC LỤC ...ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU...vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ...vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ... viii

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT...ix

PHẦN I: MỞ ĐẦU ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài: ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu: ...1

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...1

3.1Đối tượng nghiên cứu:...1

3.2 Phạm vi nghiên cứu: ...2

4.Phương pháp nghiên cứu: ...2

4.1. Nghiên cứu định lượng ...2

4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính: ...4

5. Ý nghĩa thực tiễn của đềtài: ...4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài: ...5

7. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp: ...5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...6

1.1. Khái quát vềthẻngân hàng ...6

1.1.1. Lịch sửhình thành ...6

1.1.2. Khái niệm ...8

1.1.3. Phân loại ...8

1.1.4. Một sốdạng khác của thẻghi nợ:...11

1.1.5. Các thành phần tham gia hoạt động thẻ...12

1.1.6.Lợi ích và hiệu quảcủa việc sửdụng thẻthanh toán: ...15

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.7.Dịch vụthẻcủa ngân hàng thương mại:...16

1.1.8.Vai trò và lợi ích của dịch vụthẻ: ...17

1.2. Quy trình phát hành, sửdụng và thanh toán thẻ:...19

1.2.1.Quy trình phát hành ...19

1.2.2.Quy trình sửdụng và thanh toán thẻghi nợ: ...20

1.3.Phát triển thẻghi nợ...21

1.3.1.Nội dung phát triển dịch vụthẻcủa ngân hàng thương mại: ...21

1.3.2.Các tiêu chí đánh giá kết quảphát triển dịch vụthẻcủa ngân hàng thương mại: 23 1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến sựphát triển dịch vụthẻcủa ngân hàng thương mại..24

1.4.2.Các nhân tốthuộc vềngân hàng...26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ...28

2.1.Tổng quan vềngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế...28

2.1.1.Lịch sửhình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế...28

2.1.2. Cơ cấu tổchức ...28

2.1.3. Tình hình laođộng của ngân hàng VCB Thừa Thiên Huế:...31

2.2.Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế...32

2.2.1.Bối cảnh thị trường của hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng trong thời gian qua ...32

2.3. Sơ lược vềsản phẩm dịch vụthẻ và đặc điểm khách hàng sửdụng dịch vụthẻcủa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ...33

2.3.2.Thẻghi nợquốc tế...35

2.4.Kết quả phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế...37

2.4.1.Doanh sốthanh toán thẻghi nợcủa VCB Huế giai đoạn 2015–2017...39

2.4.2.Phát triển số lượng ATM và Đơn vịchấp nhận thẻ: ...40

2.4.3. Hiệu quảhoạt động từdịch vụthẻghi nợcủa ngân hàng VCB Huế...41

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.5.Đánh giá của khách hàng vềdịch vụthẻVCB Huế: ...43

2.5.1.Đặc điểm chung vềkhách hàng hiện tại của VCB Huế: ...43

2.5.2.Đặc điểm tiêu dùng các loại sản phẩm thẻcủa VCB Thừa Thiên Huế...46

2.5.3.Đánh giá mức độtiếp cận của khách hàng qua các nguồn thông tin: ...47

2.5.4. Đặc điểm thị phần thẻqua mẫu điều tra ...48

2.5.5.Mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến sự phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ tại ngân hàng VCB Huế...50

2.5.6.Đánh giá của khách hàng vềdịch vụthẻqua các tiêu chí ...51

2.5.7.Uy tín, thương hiệu, công nghệcủa ngân hàng ...53

2.5.8.Phí, quy trình thủtục hồ sơ phát hành thẻ...53

2.5.9.Thẻ, máy ATM và ĐVCN thẻ...54

2.5.9.1.Vềsựcốthẻ...55

2.6.Đánh giá chung về thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế...56

2.6.1.Kết quả đạt được...56

2.6.2. Hạn chếvà nguyên nhân...57

2.6.2.2.Nguyên nhân của hạn chế...58

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ... 61

3.1.Phát triển tiềm năng dịch vụthẻghi nợngân hàng VCB Huế...61

3.2.Phương hướng, mục tiêu phát triển thẻghi nợcủa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam–Chi nhánh Huếtừ nay đến năm 2025:...61

3.2.1. Phương hướng ...62

3.2.2. Mục tiêu ...62

3.3.Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế:...62

3.3.1.Giải pháp vềphát triển chất lượng dịch vụ: ...62

3.3.2. Giải pháp đầu tư phát triển cơ sởhạtầng và công nghệthông tin ...64

3.3.2.1.Phát triển mạng lưới thanh toán thẻ...64

3.3.2.2.Đầu tư, phát triển vềcông nghệ...66

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

3.3.2.3. Tăng cường tiện ích của máy ATM và thẻghi nợ...67

3.3.2.4. Giải pháp vềnhãn mác, thương hiệu sản phẩm...68

3.3.2.5. Giải pháp vềchủng loại, danh mục sản phẩm ...68

3.3.2.6. Giải pháp vềthiết kếsản phẩm...68

3.3.2.7. Chính sách vềphí ...69

3.3.2.8. Giải pháp vềcông tác quản trị rủi ro ...69

3.3.3. Vềqui trình phát hành thẻghi nợ...70

3.3.3.1.Vềquy trình thanh toán thẻghi nợ...70

3.3.3.2.Tuyệt đối tuân thủ các qui định, qui trình trong thanh toán thẻ...70

3.3.4. Các giải pháp khác...71

3.3.4.1.Liên kết với các đơn vịcung cấp dịch vụkhác ...71

3.3.4.2.Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực ...71

3.3.4.3.Tác động đến tư duy của người dân ...72

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...73

1.Kết luận...73

2.Kiến nghị...74

2.1.Đối với cơ quan quản lý Nhà nước...74

2.2.Kiến nghị đối với chính quyền địa phương...76

2.3.Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam...76

2.4.Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam–Chi nhánh Huế...77

2.5.Thị trường tài chính ngân hàng và chính sách phát triển hình thức thẻ ghi nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam–Chi nhánh Huế: ...77

TÀI LIỆU THAM KHẢO...79 PHỤ LỤC ...80

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình laođộng ngân hàng VCB Huế giai đoạn 2015–2017...31

Bảng 2.2: Biểu phí phát hành thẻghi nợnội địa của VCB Huế...35

Bảng 2.3: Biểu phí phát hành thẻghi nợquốc tếcủa VCB Huế...36

Bảng 2.4:Số lượng thẻghi nợcủa VCB qua các năm 2015 –2017 ...37

Bảng 2.5: Thịphần thẻ thanh toán trên địa bàn Tỉnh TT Huế năm 2017...38

Bảng 2.6: Số lượng máy ATM và POS của VCB qua các năm 2015 –2017 ...40

Bảng 2.7: Doanh thu từdịch vụthẻghi nợcủa VCB Huế giai đoạn 2015–2017 ...41

Bảng 2.8: Đặc điểm khách hàng...43

Bảng 2.9: Đặc điểm sửdụng thẻVietcombank của khách hàng ...46

Bảng 2.10: Mức độtiếp cận của khách hàng qua các nguồn thông tin ...47

Bảng 2.11: Thịphần thẻqua mẫu điều tra...49

Bảng 2.13: Đánh giá của khách hàng đối với nhân viên dịch vụthẻ...52

Bảng 2.14: Đánh giá của khách hàng về uy tín, thương hiệu, công nghệcủa Vietcombank... 53

Bảng 2.15: Đánh giá của khách hàng vềphí, quy trình thủtục hồ sơ phát hành thẻ....54

Bảng 2.16: Đánh giá của khách hàng vềThẻ, máy ATM và ĐVCN thẻ...54

Bảng 2.17: Đánh giá của khách hàng vềsựcốthẻ...55

Bảng 2.18 Đánh giá của khách hàng vềsựcốtrong quá trình sửdụng thẻ...56

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ1.1: Doanh sốthanh toán thẻghi nợcủa VCB Huế giai đoạn 2015–2017 ....39

Biểu đồ1.2: Giới tính khách hàng...44

Biểu đồ 1.3: Độtuổi khách hàng ...44

Biểu đồ1.4: Nghệnghiệp của khách hàng ...45

Biểu đồ1.5: Thu nhập của khách hàng ...46

Biểu đồ1.6: Thẻcủa khách hàng đang sửdụng...47

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ1.1: Quy trình phát hành thẻghi nợ...19 Sơ đồ1.2: Quy trình sửdụng và thanh toán thẻghi nợ...20 Sơ đồ 1.3: Cơ cấu và tổchức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN –Chi nhánh Huế... 29 Sơ đồ1.4: Quy trình nghiệp vụvà sửdụng thẻghi nợ nội địa...33

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATM : Automatic teller machine ( Máy giao dịch tự động) CBCNV : Cán bộcông nhân viên

CN : Chi nhánh

CMND : Chứng minh nhân dân CSCNT : Cơ sởchập nhận thẻ ĐVCNT : Đơn vịchấp nhận thẻ

EDC : Electric data capture ( Máy cà thẻ)

NH : Ngân hàng

NHNN&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn NHNN : Ngân hàng nhà nước

NHNT : Ngân hàng ngoại thương NHPH : Ngân hàng phát hành NHTM : Ngân hàng thương mại

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổphần NHTT : Ngân hàng thanh toán

NHTW : Ngân hàng trung ương

PIN : Mã sốcá nhân

POS : Point of sale ( Điểm chấp nhận thẻ)

TTT : Trung tâm thẻ

VCB : Vietcombank ( Ngân hàng ngoại thương) Viettinbank : Ngân hàng công thương

KH : Khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, có thểnói dịch vụthẻ hay thẻghi nợ đã và đang được các ngân hàng thương mại (NHTM) nhìn nhận như một mũi nhọn chiến lược trong hiện đại hoá, đa dạng hoá các loại hình dịch vụngân hàng và là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới thị trường ngân hàng bán lẻ.

Điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻphát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, đây cũng là thách thức và sức ép khá lớn đối với các NHTM, đòi hỏi các ngân hàng phải có những giải pháp kinh doanh phù hợp. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (VCB Huế) cũng không nằm ngoài thách thức đó. Với mạng lưới ngân hàng dày đặc trên địa bàn Thành phốHuế như hiện nay thì sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng ngày càng gay gắt. VCB Huế cần có những giải pháp chiến lược để có thể phát triển rộng rãi dịch vụthẻra thị trường. Xuất phát từthực tiễn đó, sinh viên chọn đề tài “Phát triển thẻghi nợtại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm mục tiêu nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đềtrên.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Hệ thống hóa và tổng hợp những vấn đề lý luận về dịch vụ thẻ ghi nợ và phát triển dịch vụthẻghi nợcủa NHTM.

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụthẻghi nợtại VCB Huế.

Đềxuất các giải pháp phát triển dịch vụthẻ ghi nợ nhằm đáp ứng mục tiêu kinh doanh là phát triển hoạt động bán lẻ trên địa bàn của VCB Huế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Những vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ của NHTM và thực tiễn phát triển dịch vụthẻghi nợtại VCB Huế.

Khách hàng hiện tại của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Khách hàng tiềm năng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ghi nợ, và các loại thẻkhác của ngân hàng

Về thời gian: Căn cứ vào các chỉ tiêu phản ánh, tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụthẻ tại VCB Huế trong giai đoạn từ năm 2015 –2017, đồng thời khảo sát nhu cầu sửdụng sản phẩm dịch vụthẻghi nợ của khách hàng.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực thực hiện dựa trên hai phương pháp là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính

4.1. Nghiên cứu định lượng

*Đối với dữ liệu sơ cấp: Được thu thập trên cơ sởtiến hành điều tra, phỏng vấn các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam–chi nhánh Huế

Thiết kếbảng hỏi

Bảng hỏi được thiết kếgồm 3 phần chính:

Phần 1: Lời giới thiệu

Phần 2: Thông tin về người được hỏi

Phần 3: Nội dung chính về đánh giá của khách hàng qua việc sử dụng thẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Viêt Nam

Tất cảcác biến quan sát trong các yếu tố đánh giá sựhài lòng của khách hàng sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ. 1 là rất không đồng ý 2 là đồng ý 3 trung lập 4 là đồng ý và 5 là rất đồng ý. Sau khi thiết kếbảng hỏi xong, tiến hành tham khảo ý kiến một số forwarder nhằm phát hiện những sai sót của bảng hỏi để chỉnh sửa nội dung phù hợp.

Phương pháp chọn mẫu Cỡmẫu

Theo Pedhazud và Schmelkin (1991), phương pháp phân tích nhân tố cần tối thiểu 50 quan sát cho mỗi nhân tố (Pedhazur & Schmelkin, 1991). Tabachnich và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Fidell (1996) cho rằng, một nguyên tắc tổng quát tốt nhất cho phân tích nhân tốlà cần ít nhất 300 quan sát. Tabachnich & Fidell (1996) cũng đưa ra những gợi ý cho kích thước đối với phương pháp phân tích nhân tố

Áp dụng công thức tính:

n z p 1 p e

n: Kích cỡ mẫu nghiên cứu.

z: Giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn

z2: Giá trị tương ứng của miền thống kê (1-α)/2 tính từ trung tâm của miền phân phối chuẩn. Trong kinh doanh, độtin cậy thường được chọn là 95%, lúc này, z= 1,96

e: Mức độsai sốcho phép trong chọn mẫu, e = 10%.

Do tính chất p+q= 1, vì vậy, p.q sẽlớn nhất và p=q=0.5.

Khi đó, kích cỡmẫu nghiên cứu sẽchọn được là:

n 1,96 0,5 1 0,5

0,1 96,04 96

Vậy, kích thước mẫu nghiên cứu theo công thức trên là 96.

Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu lựa chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng điều tra khảo sát là các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam–chi nhánh Huế.

Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu

Sau khi kết thúc việc thu thập dữ liệu, ta tiến hành kiểm tra và gạn lọc những bảng hỏi không đạt yêu cầu, rồi làm sạch dữ liệu, mã hóa và nhập dữliệu. Sau đó sẽ được tiến hành phân tích với phần mềm SPSS 20.0 và Excel với một số phương pháp phân tích như sau:

Phân tích thống kê mô tả:

Sửdụng bảng tần số để mô tả thông tin liên quan đến các yếu tố, các thuộc tính của nhóm khảo sát nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độtin cậy cao vềvấn đềnghiên cứu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Đánh giá độtin cậy của thang đo:

Hệ số Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra mức độ chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm sốtừng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Phương pháp này được sử dụng để loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chếcác biến rác trong mô hình nghiên cứu. Trên cơ sở đó, các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung được coi là biến rác và sẽbị loại khỏi thang đo. Tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là khi nó đảm bảo độtin cậy Alpha từ0,6 trởlên.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu thang đo có hệsố Cronbach’s alpha từ 0,7 đến 0,8 là tốt, nếu đạt từ0,8 trở lên đến gần 1 thì đó là thang đo lường rất tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh đang nghiên cứu thì hệ số Cronbach’s Alpha được chấp nhận từmức 0,6 trởlên. (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

Trong nghiên cứu này, những biến có Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 là đáng tin cậy và được giữlại

Sửdụng kiểm định One Sample T-test đểkiểm định vềmức độhài lòng trung bình 4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính:

4.2.1. Sliu thcp

Sốliệu được thu thập từcác báo cáo tổng kết công tác chuyên môn do các bộphận của ngân hàng Vietcombank Huếcung cấp. Ngoài ra còn tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau như sách báo, tạp chí và các tài liệu chuyên ngành đã công bốtrêncác phương tiện thông tin đại chúng, internet liên quan đến vấn đềnghiên cứu.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến thẻ ghi nợ.

Nghiên cứu nội dung phát triển, các nhân tố tác động, cũng như đánh giá của khách hàng đến dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế.

Từ đó đưa ra giải pháp để phát triển dịch vụ thẻ tại tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huếtrong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về dịch vụ thẻ ghi nợ và phát triển dịch vụthẻghi nợcủa NHTM.

Phân tích, đánh giá những mặt được và hạn chếtrong hoạt động kinh doanh dịch vụthẻghi nợcủa VCB Huế.

Luận văn đãđưa ra một sốgiải pháp nhằm phát triển dịch vụthẻghi nợtại VCB Huế.

7. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:

PHẦN I:

Phần mở đầu

PHẦN II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về thẻ ghi nợ và phát triển thẻ ghi nợ của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng phát triển thẻ ghi nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam–Chi Nhánh Huế giai đoạn 2015-2017.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thẻ ghi nợ tại Ngân hàng thương mại cổphần Ngoại thương Việt Nam –Chi Nhánh Huế

PHẦN III. Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái quát về thẻ ngân hàng 1.1.1. Lịch sử hình thành

Gần 15 tỷthẻ ngân hàng đãđược phát hành trên khắp thếgiới kểtừkhi chiếc thẻ đầu tiên ra đời 50 năm trước.

Cuối những năm 1800, các nhà buôn và người tiêu dùng Mỹ đã dùng khái niệm uy tín, tín nhiệm khi trao đổi hàng hóa, như sử dụng một số loại xu hay tấm thẻ thay cho tiền mặt.

Đến năm 1946, thẻ ngân hàng đầu tiên xuất hiện và mang tên "Charg-It", do John Biggins ở Brooklyn (New York) nghĩ ra. Khi khách hàng mua sắm, hóađơn sẽ được chuyển đến ngân hàng của Biggins. Ngân hàng trả tiền cho nhà kinh doanh và sau đó khách hàng trảtiền cho ngân hàng. Điểm trừlà loại thẻnày chỉ sửdụng trong phạm vi địa phương và dành riêng cho khách của ngân hàng.

Năm 1949, tiền thân của thẻtín dụng ra đời. Một ngày, người đàn ông tên Frank McNamara đi ăn nhà hàng ở New York. Khi thanh toán, Frank nhận ra mình không

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

mang tiền theo và phải gọi vợ đến trả. Sau bữa tối đó, ông nghĩ ra một cách thanh toàn không dùng tiền mặt. Cùng với đối tác, ông lập ra Công ty Diners Club, phát hành loại thẻ chuyên dùng để thanh toán tại các nhà hàng. Chỉ trong năm đầu tiên, có hàng chục nhà hàng ở New York chấp nhận loại thẻ này, và người dùng thẻ lên đến hàng chục nghìn. Dần dần, thẻ được sử dụng thêm ở cả các điểm du lịch, giải trí ngoài lĩnh vực ăn uống.

9 năm sau đó, ngân hàng Bank of America thành lập Công ty dịch vụ BankAmericard, nhằm kinh doanh nhượng quyền thương hiệu và phát hành thẻvới các ngân hàng thẻtrên thếgiới. Công ty này nhanh chóng phát triển và trở thành nhà phát hành thẻ tín dụng độc lập VISA vào những năm 1970 và phát hành thẻ ghi nợ (debit) vào năm 1975.

Năm 1966, tiền thân của MasterCard ra đời. Khi đó, Hiệp hội thẻLiên ngân hàng Mỹ (ICA) được thành lập bởi một nhóm ngân hàng phát hành thẻ. Họ cùng thiết kếhệ thống thẻ tín dụng quốc gia. Tổ chức này có nhiệm vụ phát triển một hệ thống mạng lưới thanh toán được chấp nhận rộng rãi. Ngày nay, VISA và MasterCard là hai tổ chức thẻ lớn nhất thế giới. Ngoài ra, còn nhiều nhà tổ chức thẻ khác là American Express, Diners Club... cũng tham gia thị trường nhưng ởquy mô nhỏ hơn.

Cũng trong năm này, chiếc thẻ ghi nợ (debit) đầu tiên xuất hiện trên thị trường ngân hàng Mỹ, do Ngân hàng Delaware phát hành. Đến những năm 1970, có nhiều ngân hàng cũng đưa raý tưởng tương tự. Robert Manning, tác giảcuốn sách "Quốc gia thẻtín dụng" cho biết lượng sử dụng thẻ ghi nợ tăng nhanh chóng trong thập kỷ1980 và 1990. Hàng loạt trạm rút tiền tự động (ATM) được lắp đặt khắp đất nước. Ngày nay, người Mỹ đang dùng nhiều thẻghi nợ hơn là thẻtín dụng. Một khảo sát mới đây cho thấy khi mua sắm hàng ngày, 55% người tiêu dùng Mỹ sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán. Nhiều người dùng thẻ ghi nợ vì thẻ tín dụng bị cắt hoặc họ tự nguyện ngưng dùng thẻtín dụng đểtránh việc lạm chi.

Ngày nay, toàn thế giới đã có khoảng 14,4 tỷ chiếc thẻ ngân hàng các loại đang được lưu hành.Theo báo cáo của MasterCard, nhờ giao dịch thẻ, các quốc gia tiết kiệm được 1% trên GDP so với những chi phí bỏ ra khi giao dịch hoàn toàn bằng tiền mặt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Thống kê của một tổchức cho thấy người tiêu dùng thếgiới đang mua sắm nhiều nhất bằng thẻ VISA (60,4% giao dịch mua hàng). MasterCard là loại thẻ được dùng nhiều tiếp theo, chiếm 26,8%. Ngoài ra, vẫn có lượng nhỏ khách hàng dùng thẻ của các hãng như Diners Club, American Express, UniconPay...

1.1.2. Khái niệm

Thẻ là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ còn dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệthống giao dịch tự động hay còn gọi là hệthống tựphục vụATM.

Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khái niệm về thẻ được quy định tại quy chếphát hành, thanh toán, sửdụng và cung cấp dịch vụhỗtrợhoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 như sau: Thẻ ngân hàng là “phương tiện do tổchức phát hành thẻ phát hành đểthực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận”

1.1.3. Phân loại

Thẻlà một phương tiện thanh toán văn minh hiện đại được sửdụng rộng rãi trên toàn thế giới, các loại hình về thẻ rất phong phú và đa dạng. Xét trên nhiều góc độ khác nhau, chúng ta có các cách phân loại thẻchủyếu như sau:

Xét theo công nghsn xut, có 3 loi:

 Thẻ khắc chữ nổi (embossed card): là loại thẻ sơ khai ban đầu, các thông tin cơ bản được khắc nổi trên thẻ, loại này nhanh chóng bị thay thếbởi tính bảo mật kém và dễlàm giả.

 Thẻ băng từ (magnetic stripe): thẻ được phủ một băng từ với 2 hoặc 3 dãy để ghi những thông tin cần thiết đãđược mã hóa, các thông tin này thường là thông tin cố định về chủ thẻ và số liệu kết nối. Khi trình độ công nghệ phát triển cao, nó bộc lộ những điểm yếu do tính bảo mật không an toàn, dễbị kẻgian lợi dụng đọc thông tin và làm giảthẻ, hoặc tạo các giao dịch giảgây thiệt hại cho chủthẻvà ngân hàng.

 Thẻthông minh (smart card - thẻchip): thẻ được sản xuất dựa trên kỹthuật vi xử lý nhờ gắn một chíp điện tử theo nguyên tắc xử lý như một máy tính nhỏ. Đây là

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, nó khắc phục nhiều nhược điểm của thẻ từ, đảm bảo tính an toàn cao.

Xét theo bản chất kinh tếcủa nguồn thanh toán, có 3 loại:

Thtín dng (Credit Card)

Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép chủ thẻ này"chi tiêu trước, trảtiền sau". Ngân hàng sẽcung cấp cho bạn một hạn mức chi tiêu.

Bạn sử dụng hạn mức đó để thanh toán các hóa đơn hàng hóa tại các điểm máy POS hoặc mua hàng online.

Không phải nạp tiền vào tài khoản thẻtín dụng, bởi thực chất bạn đang vay tiền để tiêu dùng mà ngân hàng cung cấp thông qua nó. Do đó, chỉ những người có thu nhập hay chứng minh được khả năng trả được nợcho ngân hàng mới có thểlàm thẻnày.

 Đặc điểm của thẻtín dụng:

- Chủthẻ tín dụng được miễn lãi tối đa 45 ngày tùy ngân hàng. Tức là từngày mua hàng bằng thẻtín dụng, bạn có tối đa 45 ngày không bị tính lãi suất nếu trả đủ số

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

tiền đã dùng từ thẻ. Vượt quá 45 ngày này mà chưa thanh toán, bạn chịu lãi suất từ 25%/ năm trởlên.

- Cần có thu nhập đểmở thẻ.

- Không thểchuyển khoản thẻ tín dụng (rất ít ngân hàng cho phép chuyển khoản, và chỉchuyển khoản trong hệthống).

- Chủthẻtín dụng thường xuyên được giảm giá, khuyến mãi.

- Khi toàn bộsốtiền phát sinh được hoàn trả cho ngân hàng, hạn mức tín dụng của chủthẻ được khôi phục như ban đầu. Đây là tính chất “tuần hoàn” (Revolving) của thẻtín dụng.

- Thẻtín dụng thường là thẻquốc tếvới tính năng thanh toán trên phạm vi toàn cầu, chỉ có sốít ngân hàng phát hành thẻtín dụng nội địa. Thẻtín dụng quốc tếcó thể mang thương hiệu khác nhau như Visa, MasterCard, JCB, American Express... nhưng tính năng sửdụng hoàn toàn như nhau.

- Thẻ tín dụng có các hạng thẻ dành cho từng nhóm khách hàng: thẻhạng chuẩn, thẻ hạng vàng, thẻ bạch kim và thẻ Premier. Trên thẻ không có chữ 'Credit"

giống như thẻ ghi nợ dưới đây, thẻ tín dụng cũng thường xuyên nhận ưu đãi từ ngân hàng hoặc nhà cung cấp như giảm giá, quà tặng, điểm thưởng...Vì vậy nếu tận dụng tốt thì chắc chắn thẻtín dụng sẽgiúp bạn tiết kiệm rất nhiều.

- Ngân hàng sẽ tạm ứng cho bạn một sốtiền để mua hàng qua thẻtín dụng, bởi vậy tài chínhổn định chính là một điều kiện nếu bạn muốn mởthẻtín dụng.

Thghi n(Debit Card)

Thẻghi nợdo ngân hàng cung cấp kèm theo khi mởtài khoản thanh toán tại ngân hàng, cho phép chủ thẻ sử dụng sốtiền họ có trong tài khoản. Bạn có thể thanh toán, chuyển khoản, rút tiền mặt tại ATM hay thực hiện những giao dịch khác trong phạm vi sốtiền của bạn.

Nếu bạn có thểmua sắm hàng hóa ngay cả khi không có tiền trong thẻ tín dụng, thì bạn chỉ có thể mua sắm nếu có tiền trong thẻ ghi nợ và là tiền của bạn chứkhông phải tiền đi vay. Rõ ràng bạn sẽkhông phải lo lắng về thời hạn thanh toán, lãi suất và các loại phí phạt giống như thẻtín dụng song lại không có nhiều ưu đãi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Một số ngân hàng còn phát hành thẻ ghi nợ theo hạng thẻ: Cụ thể đối với hạng thẻ chuẩn, bạn chỉ cần mang CMND tới chi nhánh ngân hàng để mở tài khoản thanh toán và yêu cầu làm thẻghi nợ. Với các hạng thẻ cao hơn bạn phải đảm bảo sốtiền gửi tối thiểu trong tài khoản, ví dụ: 20 triệu đồng để làm thẻghi nợ hạng vàng chẳng hạn.

Thẻghi nợkhông yêu cầu chứng minh tài chính.

Cần lưuý rằng, thẻATM không chỉlà thẻghi nợ như nhiều người chúng ta vẫn hiểu.

1.1.4. Một số dạng khác của thẻ ghi nợ:

- Thẻ rút tiền mặt (ATM card): là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép chủ thẻ tiếp cận trực tiếp tới tài khoản tại ngân hàng qua máy rút tiền tự động. Chủthẻcó thểthực hiện nhiều giao dịch khác nhau tại ATM như vấn tin số dư, chuyển khoản, rút tiền, in sao kê,…

- Thẻ tính tiền (charge card): Là một hình thức của thẻghi nợ nhưng được phát hành giống như phương thức của thẻtín dụng, tức là hàng tháng chủ thẻphải hoàn trả đầy đủ hóa đơn thanh toán. Thẻ này được nối mạng cùng hệ thống với thẻ tín dụng nhưng lệ phí hàng năm lớn hơn thẻtín dụng, đặc biệt là đối với các loại thẻvàng (Gold Charge Card). Loại thẻnày có thể mang đến các lợi ích khác nhau như ưu tiên đặt chỗ, mua vé hay bao gồm phí bảo hiểm du lịch và thường do các tổchức du lịch và giải trí như Diners Club và American Express phát hành.

Thtrả trước:

Bạn không cần mở tài khoản ngân hàng để làm thẻtrả trước, thậm chí bạn có thể mua thẻnày tại chi nhánh mà không cần có CMND. Bạn chỉ cần nạp tiền vào thẻnày và chi tiêu, sốtiền trong thẻcũng chính là giới hạn chi tiêu của bạn; do đó thẻ được ví như SIM điện thoại.

Thẻ trả trước được chia thành thẻ định danh và thẻ không định danh. Trong đó thẻ định danh có đầy đủ thông tin của chủ thẻ và có thể rút tiền mặt tại ATM, thẻ không định danh không thể rút tiền tại ATM nhưng bạn có thể mua thẻmà không cần CMND.

Một số ngân hàng đồng phát hành thẻ ảo, thẻ phi vật lý. Thẻ ảo là thẻ trả trước, bạn chỉ cần đăng ký mua thẻ trên website của ngân hàng qua một số bước đơn giản ngay lập tức thông tin của thẻsẽ được gửi vềEmail hoặc SĐT của bạn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Xét theo phạm vi lãnh thổ, có 2 loại:

 Thẻnội địa: là loại thẻchỉ sửdụng trong phạm vi một quốc gia và đồng tiền giao dịch là đồng bản tệ. Thông thường đó là thẻghi nợcủa các ngân hàng thương mại, được phát hành, sửdụng tại hệthống máy ATM và mạng lưới các ĐVCNT trong nước.

 Thẻquốc tế: là loại thẻ có thể được sửdụng trên phạm vi trong nước và quốc tế. Để phát hành thẻ quốc tế, tổ chức phát hành thẻphải là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế, tuân thủ chặt chẽ các qui định trong việc phát hành và thanh toán thẻ do tổ chức thẻquốc tế đó ban hành.

1.1.5. Các thành phần tham gia hoạt động thẻ

Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng có sự tham gia chặt chẽ của 5 thành phần cơ bản là: Tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ, chủ thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ. Từng chủ thể đóng vai trò quan trọng khác nhau trong việc phát huy tối đa vai trò làm phương tiện thanh toán hiện đại của thẻngân hàng.

Tchc thquc tế:

Tổchức thẻquốc tế là đơn vị đầu não, quản lý mọi hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Đây là Hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn, có mạng lưới hoạt động rộng khắp và đạt được sựnổi tiếng với thương hiệu và các loại sản phẩm đa dạng. Ví dụtổchức thẻVisa, tổchức thẻMasterCard, công ty thẻAmerican Epress, công ty thẻ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

JCB, công ty Diners Club, công ty Mondex… Tổchức thẻquốc tế đưa ra nhưng quy định cơ bản vềviệc phát hành, sửdụng và thanh toán thẻ, đóng vai trò trung gian giữa tổchức và các công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lượng tiền thanh toán giữa các công ty thành viên.

Ngân hàng phát hành:

Thẻ ngân hàng ra đời trực tiếp từ mối quan hệ gắn bó giữa người mua hàng, các đơn vịcungứng hàng hóa, dịch vụvà các tổchức tài chính - tín dụng. Khi ngân hàng và các tổ chức tài chính- tín dụng trở thành thành viên chính thức hoặc đại lý cho các tổ chức và công ty thẻ thì toàn bộhệ thống phát hành và thanh toán thẻ trở nên đồng bộ.

Ngân hàng phát hành là ngân hàng được sựcho phép của tổ chức thẻhoặc công ty thẻ trao quyền phát hành thẻ mang thương hiệu của những tổ chức và công ty này. Ngân hàng phát hành là ngân hàng có tên in trên thẻ do ngân hàng đó phát hành thể hiện thẻ đó là sản phẩm của mình. Ví dụ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được phép phát hành thẻ Visa, MasterCard, American Expess, phát hành thẻ tín dụng quốc tế có tên Vietcombank Visa, Vietcombank MasterCard và Vietcombank American Expess.

Ngân hàng phát hành quy định các điều khoản, điều kiện sửdụng thẻcho chủthẻ tuân thủ. Ngân hàng phát hành có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứba, là một ngân hàng hay tổ chức tài chính - tín dụng nào khác trong việc thanh toán hoặc phát hành thẻ tín dụng. Trong trường hợp này, ngân hàng tận dụng ưu thế bên thứ ba về kinh nghiệm, khả năng thâm nhập thị trường và ưu việt vềvị trí địa lý; tuy nhiên, cũng phải chịu rủi ro về tài chính bởi bên thứ ba lúc này hoạt động với danh nghĩa là ngân hàng đại lý. Bên thứba khi ký kết hợp đồng đại lý với ngân hàng phát hành được gọi là ngân hàng đại lý phát hành. Nếu tên của ngân hàng đại lý xuất hiện trên tấm thẻcủa khách hàng thì nhất thiết ngân hàng đại lý phải là thành viên chính thức của tổ chức thẻhoặc các công ty thẻ.

Ngân hàng thanh toán:

Ngân hàng thanh toán là ngân hàng chấp nhận các loại thẻ như một phương tiện thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻvới các điểm cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn. Trong hợp đồng chấp nhận thẻ ký kết với các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, ngân hàng thanh toán thẻcam kết:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Chấp nhận các đơn vịnày vào hệthống thanh toán thẻcủa ngân hàng.

Cung cấp các thiết bị đọc thẻtự động cho các đơn vịnày kèm theo những hướng dẫn sửdụng hoặc chương trìnhđào tạo nhân viên vềcách thức vận hành cùng với dịch vụbảo trì, bảo dưỡng đi kèm trong suốt thời gian hoạt động.

Quản lý những giao dịch có sửdụng thẻtại những đơn vịnày.

Thông thường, ngân hàng thanh toán thu từ các đơn vị cungứng hàng hóa, dịch vụ có ký kết hợp động chấp nhận thẻ với họi một mức phí chiết khấu (discount rate) cho việc xử lý các giao dịch có sử dụng thẻ tại đây. Mức phí này cao hay thấp phụ thuộc vài từng ngân hàng và vào mối quan hệchiến lược đối với các đơn vị khác nhau.

Trên thực tế, rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là ngân hàng thanh toán thẻ. Với tư cách là ngân hàng phát hành, khách hàng của họ là chủthẻ còn với tư cách là ngân hàng thanh toán, khách hàng là các đơn vị cungứng hàng hóa, dịch vụcó ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ.

Chth:

Chủ thẻ là những cá nhân hoặc người được ủy quyền (nếu là thẻ do công ty ủy quyền sủ dụng) được ngân hàng phát hành thẻ, có tên in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ theo những điều khoản, điều kiện do ngân hàng phát hành quy định.

Theo thông lệ, mỗi chủ thẻ chính có thể phát hành thêm một thẻ phụ. Như vậy phát sinh hai khái niệm chủthẻchính và chủthẻphụ. Tuy nhiên, chủthẻchính và chủ thẻphụcùng chi tiêu trên một tài khoản. Chủ thẻ phụ cũng có trách nhiệm thanh toán các khoản phát sinh trong kỳ, nhưng chủthẻ chính là người có trách nhiệm thanh toán cuối cùng cho ngân hàng.

Chủ thẻ sử dụng thẻ của mình để thanh toán hàng hóa, dịch vụtại các nơi cung ứng hàng hóa có chấp nhận thẻ,ứng tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt thuộc hệthống ngân hàng hoặc sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch tại máy rút tiền tự động ATM.

Đối với thẻ tín dụng, sau một khoảng thời gian nhất định tùy theo quy định của từng ngân hàng phát hành, chủthẻsẽnhận được sao kê (statement). Sao kê là bản thông báo chi tiết toàn bộ các giao dịch chi tiêu sử dụng thẻ, số dư nợ cuối kỳ, ngày đến hạn thanh toán cũng như số tiền thanh toán tối thiểu bắt buộc, các khoản lãi và phí phát sinh và các thông báo liên quan đến việc sửdụng thẻ. Căn cứvào thông tin trên sao kê,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

chủ thẻ sẽ thực hiện thanh toán khoản tín dụng thẻ đã sử dụng cho ngân hàng phát hành thẻ.

Đơn vịchp nhn th:

Các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ như một phương tiện thanh toán được gọi là đơn vị chấp nhận thẻ. Các ngành kinh doanh của các đơn vịchấp nhận thẻtrải rộng từnhững cửa hiệu bán lẻ, những nhà hàng ăn uống, khách sạn, sân bay… Tại nhiều nước trên thếgiới, khi thẻ ngân hàng đã trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng, chúng ta có thể nhìn thấy những biểu trưng của thẻxuất hiệnthường tại các cửa hàng. ỞViệt Nam, các đơn vị chấp nhận thẻtập trung chủ yếu tại những ngành hàng, dịch vụcó thu hút nhiều khách nước ngoài như những cửa hàng bán đồ thủcông mỹnghệ, lưu niệm tại các trung tâm thương mại, những nhà hàng, khách sạn lớn, các đại lý bán vé máy bay…

Để trở thành đơn vị chấp nhận thẻ đối với một loại thẻ ngân hàng nào đó, nhất thiết là đơn vịnày phải có tình hình tài chính tốt và có năng lực kinh doanh. Cũng như việc ngân hàng phát hành thẩm định khách hàng trước khi phát hành thẻ cho họ, các ngân hàng thanh toán cũng sẽ chỉ quyết định ký kết hợp đồng chấp nhận thẻvới những đơn vịkinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hút nhiều giao dịch sửdụng thẻ.

Mặc dù phải trả cho ngân hàng thanh toán một tỷ lệ phí chiết khấu theo lượng tiền trong mỗi giao dịch, các đơn vị chấp nhận thẻ vẫn có được lợi thếcạnh tranh bởi việc chấp nhận thanh toán bằng thẻngân hàng sẽ giúp các đơn vị này thu hút được một lớp khách hàng lớn, nâng cao số lượng các giao dịch thực hiện, góp phần tăng cao hiệu quảkinh doanh.

1.1.6.Lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng thẻ thanh toán:

Đối với người sửdụng thẻ:“Tiện ích–an toàn– chi trước trảsau”.

Sự tiện ích trong thanh toán: Thẻ là phương tiện thanh toán hiện đại, không sử dụng tiền mặt. Chủthẻcó thểsửdụng nó đểthanh toán hàng hóa, dịch vụvay rút tiền mặt tại bất cứ ĐVCNT trên toàn thế giới mà không cần phải mang theo tiền mặt hay séc du lịch, không phụ thuộc vào khối lượng tiền cần thanh toán. Sự tiện lợi này thể hiện rất rõ khi chủthẻ đi công tác hay đi du lịch ra nước ngoài mà ít có công cụthanh toán nào thay thế được.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Tính an toàn trong thanh toán: việc sử dụng thẻ sẽ an toàn hơn nhiều so với các hình thức thanh toán khác như tiền mặt, séc,… Khi thẻbịmất, người cầm thẻcũng khó sử dụng được vì ngân hàng sẽ bảo mật cho chủ thẻ bằng mã số PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ. Trong trường hợp mất thẻ, chủ thẻ chỉ cần thông báo đến ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng đại lý đểkhóa thẻvà có thể được cấp lại thẻkhác.

Tiết kiệm thời gian: sửdụng thẻgiúp chủthẻtiết kiệm được thời gian chờ đợi khi giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ, chẳng hạn như chủ thẻ sẽ tránh được khâu kiểm đếm khi mua hàng hóa giá trị lớn mà phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc khi muốn thanh toán phí dịch vụ Internet, cước điện thoại, điện, nước,… chủ thẻ không phải mất thời gian đi đến các quầy giao dịch và không phải chờ đợi thứ tự giao dịch, chủthẻchỉcần đến máy ATM nhấn nút thực hiện giao dịch ngay.

Được cấp hạn mức tín dụng tuần hoàn: đối với thẻtín dụng, chủthẻ được cấp hạn mức tín dụng ngân hàng, chi tiêu trước, trả tiền sau. Hơn thế nữa, khi đến hạn thanh toán (thường chu kỳ 1 tháng), chủ thẻ chỉ cần thanh toán số tiền tối thiểu (hiện quy định 20% trên số tiền đã sửdụng), số nợ còn lại chủ thẻcó thểtrảsau và phải chịu lãi theo mức lãi suất cho vay tiêu dùng.

1.1.7.Dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại:

Dịch vụthẻlà một dịch vụngân hàng hiện đại phát triển cùng với ngân hàng điện tử và thương mại điện tử mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm giúp khách hàng có thể chi tiêu một cách thuận tiện, an toàn, chủ động mà không dùng đến tiền mặt. Dịch vụthẻbao gồm các loại dịch vụsau:

 Dịch vụthanh toán.

 Dịch vụchuyển tiền

 Dịch vụrút tiền mặt.

 Dịch vụcấp tín dụng.

 Dịch vụtruy vấn thông tin.

 Dịch vụkhác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

1.1.8.Vai trò và lợi ích của dịch vụ thẻ:

Đối vi Ngân hàng:

Là nguồn thu nhập từ dịch vụ: “Khi cung cấp dịch vụ thẻ, ngân hàng có nguồn thu từcác loại phí như phí phát hành, phí thường niên, phí giao dịch, phí cấp tín dụng, chuyển đổi ngoại tệ, lãi thu từ những khoản tín dụng của thẻ tín dụng hoặc thẻ nợ có thấu chi..v..v…”

Hiện đại hóa công nghệngân hàng: Khi triển khai dịch vụthẻcác ngân hàng phải nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thanh toán của mình do đó các ngân hàng có điều kiện tiếp cận với những công nghệ tiên tiến trên thế giới rút ngắn khoảng cách chênh lệch vềcông nghệkhi hội nhập và góp phần nâng cao trìnhđộcủa nhân viên nghiệp vụ thẻnói riêng và ngân hàng nói chung.

Tăng kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Việc phát triển hệ thống máy ATM/POS là phát triển kênh phân phối cho ngân hàng. Kênh phân phối này không bị hạn chế giờ làm việc và có thể cung cấp dịch vụ ngân hàng 24/24h, giúp khách hàng giao dịch nhanh chóng, giảm bớt giao dịch tại quầy ngân hàng.

Mở rộng thị trường và quan hệkhách hàng: Tham gia thanh toán thẻngân hàng có thể đa dạng hóa các dịch vụ của mình, thu hút được những khách hàng mới làm quen với dịch vụthẻvà các dịch vụkhác do ngân hàng cung cấp và từ đó góp phần tạo ra những đối tác lâu dài, mang tínhổn định cao vì khi hợp đồng thẻ được ký kết sẽgắn kết ngân hàng với khách hàng sửdụng thẻcũng như ĐVCNT.

Tất cảcòn tạo lên những giá trị vô hình cho ngân hàng như nâng cao vịthế, uy tín ngân hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu, nâng cao mức độ nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụthẻcũng như tên tuổi ngân hàng.

Đối với khách hàng:

Sựthuận tiện và linh hoạt trong thanh toán trong nước và ngoài nước: Thẻngân hàng cho phép chủ thẻ mua hàng hóa dịch vụ thông qua mạng lưới rộng rãi các điểm chấp nhận thẻ, hay rút tiền mặt khi cần thiết và thực hiện các dịch vụ khác như vấn tin tài khoản, chuyển khoản…tại các máy ATM ở khắp nơi mà không bịhạn chế về thời gian giao dịch. Điều bất lợi chính của việc sử dụng thẻlà nó không có mấy tiện dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

nếu số điểm chấp nhận thẻ không lớn (điều này đang diễn ra ở thị trường Việt Nam).

Ngoài ra, chủthẻcònđược hưởng nhiều lợi ích khác nữa…

Xét trên giác độbảo mật, thẻ ngân hàng là phương tiện giao dịch thuận lợi và an toàn. Chủ thẻ là người duy nhất nắm giữ mã số có quyền sử dụng thẻ vì vậy chống việc làm giả ngăn chặn người khác sửdụng. Bên cạnh đó thẻngân hàngluôn đượcứng dụng sản xuất dựa trên kỹ thuật công nghệ cao, tạo nên những chiếc thẻ thông minh với độ an toàn ngày càng được nâng cao.

Gọn nhẹ, nhanh chóng và hiệu quả: Khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng không phải mang theo tiền mặt, không phải mất thời gian kiểm đếm tiền bởi đã có những chiếc thẻ với kích thước gọn nhẹ dễ dàng mang theo người, tạo cảm giác thỏa mái khi đi mua sắm thậm chí với khối lượng trảlớn.

Thanh toán bằng thẻ tạo thêm vẻ văn minh lịch sự, sang trọng cho khách hàng khi thanh toán. Thanh toán bằng thẻ dường như trở thành một thứ mốt, một phong cách sống. Điều này có thể không mấy ý nghĩa với những người thực sự am hiểu về kinh tế nhưng đối với cộng đồng khách hàng, nó lại là một sức mạnh tâm lý không nhỏ. Mặt khác giúp khách hàng tiếp cận phương thức mua hàng gián tiếp hiện nay như đặt hàng qua điện thoại, mua hàng qua mạng…

Đối với đơn vịchp nhn th:

Tiết kiệm được thời gian và công sức cho việc kiểm đếm, phân loại, lưu trữ và vận chuyển tiền mặt. Tiền thanh toán sẽ được ghi có vào tài khoản của ĐVCNT ngay khi ngân hàng nhận được chứng từhoặc giao dịch tại ĐVCNT được gửi vềngân hàng.

Tránh được việc nhầm lẫn trong kiểm đếm tiền, phân biệt tiền thật tiền giả và minh bạch hơn trong các giao dịch tài chính.

Thiết lập được mối quan hệ mật thiết với ngân hàng và khách hàng cho những giao dịch sau này sẽ được ưu đãi hơn. Tuy nhiên, một rào cản lớn trong việc mở rộng điểm chấp nhận thẻ là mức phí mà ngân hàng đặt ra cho các đơn vị này, đặc biệt ở những nước mà thẻtín dụng còn là phương tiện thanh toán mới mẻ như ởViệt Nam.

Đối với nền kinh tế:

Góp phần tích cực vào việc thay đổi thói quen giao dịch thanh toán của công chúng, làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển, thanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

toán trong nền kinh tế. “Hầu hết mọi giao dịch thẻ đều được thực hiện qua hệ thống máy móc điện tử dưới sựkiểm soát của ngân hàng, vì vậy tạo điều kiện cho việc kiểm soát chất lượng giao dịch, thanh toán của dân cư và cảnền kinh tếcũng như tạo tiền đề cho việc tính toán lượng tiền cung ứng và điều hành việc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN hiệu quả”

Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài; là công cụkích cầu bằng việc nới lỏng các chính sách phát hành như hạlãi suất, giảm tiêu chí xét duyệt phát hành…phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ hàng hóa khuyến khích tiêu dùng.

Giúp minh bạch hóa các giao dịch kinh tế. Các giao dịch thông qua Ngân hàng có thể giúp Ngân hàng Nhà nước cũng như các cơ quan tài chính có thể phòng chống tội phạm rửa tiền, lừa đảo, giao dịchảo, công ty ma,…

1.2. Quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ:

1.2.1.Quy trình phát hành

Sơ đồ1.1: Quy trình phát hành thghi n Bước 1: Khách hàng đến ngân hàng đềnghị phát hành thẻ Bước 2: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ khách hàng.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ khách hàng. Cụ thể, xem xét tư cách pháp nhân, số dư trên tài khoản, năng lực tài chính, thu nhập thường xuyên (đối với khách hàng cánhân), mối quan hệtín dụng trước đây với ngân hàng (nếu có)

Bước 4: Trên cơ sở thông tin thẩm định, ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng theo các loại hạng đặc biệt (VIP), hạng cao cấp hoặc hạng phổ thông đểcấp hạng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

mức tín dụng phù hợp. Hồ sơ dữ liệu khách hàng được cập nhật lên hệ thống và gửi đến nơi xửlý in thẻ.

Bước 5: Bằng kỹthuật riêng của từng ngân hàng phát hành, thẻghi lại các thông tin cần thiết vềchủ thẻlên bềmặt thẻ đồng thời mã hóa vàấn định mã số cá nhân (số PIN) cho chủthẻ.

Bước 6: Trao thẻ và PIN cho khách hàng kèm theo hướng dẫn sử dụng thẻ. Lấy giấy xác nhận của khách hàng về việc đã nhận đủ thẻ và PIN, yêu cầu chủ thẻ giữ bí mật sốPIN của mình.

1.2.2.Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ ghi nợ:

Sơ đồ1.2: Quy trình sdng và thanh toán thghi n

Bước 1: Chủthẻ yêu cầu thanh toán hàng hóa dịch vụhoặc rút tiền mặt bằng thẻ tại các ĐVCNT.

Bước 2: Chấp nhận thẻvà cung cấp hàng hóa dịch vụtại ĐVCNT.

Bước 3: ĐVCNT gửi bảng sao kê chi tiết và hóa đơn thanh toán cho NHTTT (Ngân hàng thanh toán thẻ).

Bước 4: NHTTT thanh toán cho ĐVCNT. NHTTT sẽ ghi nợ tạm ứng thanh toán thẻ và ghi có cho ĐVCNT.

Bước 5: NHTT tổng hợp giao dịch và gửi dữ liệu thanh toán đến TCTQT (Tổ chức thẻquốc tế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Bước 6: TCTQT xửlý bù trừthanh toán. TCTTQT ghi nợvà báo nợ cho NHPHT (Ngân hàng phát hành thẻ); đồng thời ghi có và báo có cho NHTTT.

Bước 7: NHPHT chấp nhận thanh toán. Sau khi nhận được thông tin và nếu không có khiếu nại gì, NHPHT chấp nhận thanh toán cho TCTQT.

Bước 8: NHPHT gửi sao kê thông báo cho chủthẻ. Định kỳhàng tháng, NHPHT lập sao kê giao dịch gửi đến cho chủthẻyêu cầu thanh toán.

Bước 9: Chủthẻthanh toán nợcho NHPHT. Sau khi nhận được sao kê giao dịch, nếu không thấy sai sót gì, chủthẻtiến hành thanh toán nợcho NHPHT.

1.3.Phát triển thẻ ghi nợ

Theo quan điểm triết học Mác–Lênin, phát triển là một khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từkém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn,… phát triển là khuynh hướng chung, là bản chất của sựvận động biến đổi, phát triển không đơn thuần là gia tăng vềsố lượng mà cảnhảy vọt vềchất, sựphát triển cũng không loại trừviệc tạm thời đi xuống.

Như vậy, phát triển là hoạt động mà cá doanh nghiệp hay tổ chức, ngân hàng luôn hướng đến để có thể hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn, nó thể hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp, nâng cao vịthếtrên thị trường, cũng như tăng tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.

Tóm lại, phát triển dịch vụ thẻ là mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ thẻ, nâng cao chất lượng dịch vụnhằm tăng doanh số. Bên cạnh đó, còn là việc gia tăng các tiện ích, những dịch vụ đi kèm nhằm giúp sản phẩm ngày càng hoàn thiện, mang lại thuận tiện nhất cho khách hàng, thỏa mãn nhu cầu ngày càng phát triển của con người, xã hội và có thểcạnh tranh tốt với các ngân hàng khác, cùng kinh doanh lĩnh vực thẻ.

1.3.1.Nội dung phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại:

Phát triển dịch vụ thẻ là việc các ngân hàng gia tăng quy mô cung ứng dịch vụ thẻ, gia tăng thị phần, tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ thẻ trong tổng thu nhập của ngân hàng, kiểm soát rủi ro đi cùng với việc đa dạng hóa cơ cấu dịch vụvà nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường mục tiêu, qua đó đạt được các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Việc mởrộng quy mô dịch vụthẻcó thểthực hiện bằng các hình thức sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

- Mởrộng đối tượng khách hàng sửdụng theo bất kỳ độtuổi, giới tính, trìnhđộ, thu nhập.

- Mở rộng phạm vi không chỉ người dân ở tại đô thị mà đến các quận, huyện ven đô thị. Hiện nay, các NHTM mới chú trọng đến các khách hàng là cán bộ nhân viên tại các đơn vị, doanh nghiệp được trả lương qua tài khoản thẻvà sinh viên tại các trường Cao đẳng, Đại học là chủyếu vì vậy trong thời gian đến cần mở rộng đến cả các khách hàng cá nhân khác.

- Muốn phát triển quy mô dịch vụ thành công đòi hỏi phải phát triển trước hết là chính sách Marketing vềdịch vụthẻtốt.

Phát triển chủng loại thẻ:

- Đa dạng hóa các sản phẩm thẻphù hợp với nhu cầu khách hàng là một tiêu chí mà các ngân hàng phải quan tâm khi phát triển dịch vụ thẻ. Trên cơ sở phân đoạn thị trường ngân hàng đưa ra nhiều loại thẻ phù hợp với từng đối tượng khách hàng và trong vòng đời của sản phẩm thẻ vẫn tiếp tục gia tăng thêm các dịch vụ, tiện ích cho thẻ để duy trì tính hấp dẫn của sản phẩm. Đưa thêm nhiều tiện ích cho thẻ ATM và phát triển thêm nhiều loại thẻthanh toán khác ngoài các thẻhiện có, đặc biệt cần quan tâm đến các loại thẻ được khách hàng ưa thích sửdụng nhiều. Điều này phụthuộc rất lớn vào Vietcombank Việt Nam, riêng chi nhánh Huế không thể một mình tự làm được. Hầu hết, sản phẩm thẻcủa các ngân hàng đều được đánh giá phân loại gồm:

Th nội địa: Thị trường khách hàng nội địa là thị trường được các ngân hàng quan tâm vìđây là thị trường nhiều tiềm năng và có khả năng mởrộng. Các ngân hàng nghiên cứu thị trường và thiết kế các tính năng phù hợp đó phát triển sản phẩm trên chương tình quản lý thẻ phù hợp và cuối cùng là tung sản phẩm ra thị trường sau khi đã hoàn thiện chương trình và hướng dẫn tác nghiệp cho các bộphận ngân hàng.

Th quc tế: Ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… mang thương hiệu các tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master, American Exprex, JCB,… đây là các loại thẻcó thểthanh toán toàn cầu tại tất cảnhững điểm chấp nhận thẻcó gián logo của các tổ chức thẻ. Mạng lưới DVCNT rộng lớn vì vậy thuận tiện cho đối tượng khách hàng phải di chuyển nhiều như thương gia, du lịch, du học sinh… Ngoài ra, sử dụng thẻ quốc tế thường có hạn mức thanh toán cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

1.3.2.Các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại:

Mức độ tăng trưởng quy mô cungng dch vth:

Tăng trưởng quy mô cungứng dịch vụthẻlà tiêu chí phản ánh sự gia tăng vềquy mô dịch vụthẻcủa ngân hàng trong từng thời kỳ, được đánh giá qua các chỉtiêu cụthểsau:

 Tốc độ tăng số lượng thẻphát hành.

 Tốc độ tăng số lượng khách hàng sửdụng dịch vụthẻ.

 Tốc độ tăng số lượt sửdụng dịch vụthẻ.

 Tốc độ tăng doanh sốthanh toán thẻ.

Mức độ tăng trưởng thphn dch vth:

Sự gia tăng thị phần dịch vụ thẻ thể hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẻ so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta sẽ thấy được sản phẩm dịch vụ thẻ ngân hàng đang đứng ởvịtrí nào trên thị trường cũng như khẳng định được thương hiệu, thếmạnh của ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ.

Tăng trưởng thu nhập từdịch vụthẻ:

Với tính chất là một dịch vụ, thẻ đã mang lại cho ngân hàng nhiều nguồn thu khác nhau như nguồn thu từ các khoản phí phát 6 hành thẻ, phí thường niên, phí rút tiền mặt, phí chuyển khoản, phí thanh toán thẻ, thu lãi vay từthẻtín dụng… Thu nhập từdịch vụthẻcàng lớn cho thấy hoạt động kinh doanh dịch vụthẻcủa ngân hàng ngày càng phát triển.

Cơ cấu dch vth:

Cơ cấu dịch vụthẻ bao gồm cơ cấu sản phẩm thẻ và cơ cấu khách hàng sửdụng dịch vụthẻ. Trong từng thời kỳ, ngân hàng sẽxây dựng cơ cấu dịch vụthẻ khác nhau phù hợp mục tiêu kinh doanh và sự thay đổi của thị trường. Thông qua việc xem xét cơ cấu dịch vụ thẻ, chúng ta sẽ thấy được cơ cấu dịch vụ thẻ của ngân hàng có phù hợp với mục tiêu kinh doanh và tình hình kinh doanh hiện nay không, từ đó điều chỉnh cơ cấu dịch vụthẻcho phù hợp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

Nâng cao chất lượng dịch vụthẻ:

Có thể nói chất lượng dịch vụ hiện là yếu tố quan trọng nhất để thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Do vậy, việc đánh giá và nâng cao chất lượng dịch vụ được xem như là một việc làm cần thiết đối với mỗi ngân hàng. Để đánh giá chất lượng dịch vụthẻ, ta có thểsửdụng 02 cách đánh giá:

 Đánh giá chất lượng dịch vụthẻtừbên trong (hay còn gọi là đánh giá trong): là đánh giá của chính ngân hàng vềchất lượng dịch vụthẻ mà ngân hàng đang cung cấp.

 Đánh giá chất lượng dịch vụthẻ từbên ngoài (hay còn gọi là đánh giá ngoài):

là phương thức đánh giá chất lượng dịch vụthẻthông qua khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng Thông qua việc đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ, ngân hàng sẽ xác định được chất lượng dịch vụthẻcủa mình cóđáp ứng được nhu cầu và làm hài lòng khách hàng hay chưa.

Kết qukim soát ri ro tdch vth:

Tùy theo điều kiện đểthu thập số liệu có thể vận dụng các chỉ tiêu thích hợp để đánh giá mức độkiểm soát các loại rủi ro trong 7 dịch vụthẻcủa ngân hàng. Mức độ kiểm soát rủi ro thểhiệnở mức giảm rủi ro theo thời gian. Chẳng hạn: Đối với rủi ro tác nghiệp có thểsửdụng các chỉtiêu sau:

 Mức giảm sốlỗi tác nghiệp phát sinh theo từng thời kỳ.

 Mức giảm số lượng các tra soát, khiếu nại của khách hàng.

 Mức giảm số lượng giao dịch thẻbịgiảmạo, gian lận

1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại

1.4.1.Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài ngân hàng

Môi trường kinh tế- xã hi.

Các điều kiện vềkinh tế

• Tiền tệ ổn định: Đây là điều kiện cơ bản nhằm mở rộng việc sử dụng thẻ thanh toán đối với bất kỳ một quốc gia nào. Ngược lại việc phát triển thẻ thanh toán này sẽ tạo điều kiện cho sự ổn định tiền tệ, giữa chúng có mối quan hệ nhân quảvới nhau.

• Sự phát triển ổn định của nền kinh tế: Sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

thẻ cũng như các lĩnh vực kinh tế khác phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của nền kinh tế. Nề

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sau quá trình tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp thu thập được từ điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng bảng hỏi, nghiên cứu đã thu được những kết

Cùng với sự tiến bộ của công nghệ thông tin về sự phổ biến của internet, ATM không chỉ đơn thuần chỉ để rút tiền mà còn hơn thế nữa, nó có thể cung cấp một cách hiệu

Tuy nhiên để dịch vụ NHĐT thực sự đi vào cuộc sống của người dân thì Agribank cần có những kế hoạch, chiến lược cụ thể nhằm khuyến khích, đào tạo nhân viên, giúp nhân

phép giao dịch đối với các thẻ quốc tế và cung cấp một số dịch vụ khách cho chủ thẻ ghi nợ nội địa như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, … Thông qua việc phát

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các NHTM, nhờ việc khai thác và sử dụng linh hoạt nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các tổ

Là một chi nhánh của Techcombank, Techcombank – Chi nhánh Huế cần nỗ lực hết mình trong việc đảm bảo chỉ tiêu do Hội sở chính đặt ra về số lượng phát hành thẻ, doanh

Ngân hàng thường xuyên quan tâm và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại, nhằm tạo mối quan hệ tốt, lâu bền để kích thích gia tăng nhu cầu

+ Đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ thẻ: Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, phổ biến hoạt động dịch vụ thẻ đến với quần chúng nhân dân đã được cơ quan nhà nước , cơ