• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế."

Copied!
117
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG

VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

Niêm khóa: 2017 - 2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG

VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Thu Hằng TS. Phan Thanh Hoàn Mã SV: 17K4041022

Lớp: K51B KDTM

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cám Ơn

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Phan Thanh Hoàn đã tận tình hướng dẫn và theo sát trong quá trình hoàn thành khóa luận của mình.

Tôi cũng gửi lời cám ơn chân thành đến ban giám hiệu nhà Trường Đại học Kinh tếHuếnói chung và thầy cô khoa Quản trị kinh doanh nói riêng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại Trường.

Trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tại Ngân hàng thương mại cổphần Kỹ Thương Việt Nam –Chi nhánh Huế, tôi xin chân thành cám ơn ban giám đốc và toàn thểnhân viên làm việc tại Ngân hàng đã nhiệt tình giúpđỡ, cung cấp tài liệu cần thiết và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có thể hoàn thành tốt khóa tốt nghiệp này.

Do vốn kiến thức cũng như khoảng thời gian có hạn, những khó khăn khi áp dụng lý thuyết vào thực tế nên bài luận không tránh khỏi những sai sót. Vậy kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của Hội đồng Ban giám khảo cũng như thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn thành tốt hơn.

Tôi xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 10 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn ThịThu Hằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN ... i

MỤC LỤC... ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ... vi

DANH MỤC BẢNG ... vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ... viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu... 2

2.1. Mục tiêu tổng quát... 2

2.2. Mục tiêu cụ thể... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu... 2

3.1.Đối tượng nghiên cứu... 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu... 2

3.2.1. Phạm vi không gian... 2

3.2.2. Phạm vi thời gian... 2

3.2.3. Phạm vi nội dung... 3

4. Phương pháp nghiên cứu... 3

4.1.Phương pháp thu thập thông tin... 3

4.2.Phương pháp chọn mẫu... 3

4.3.Phương pháp phân tích... 4

4.4.Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu... 5

5. Kết cấu đề tài ... 5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI... 6

1.1. Tổng quan về dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại... 6

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ... 6

1.1.2. Khái niệm và phân loại thẻ... 7

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường thẻ... 11

1.1.3.1. Ngân hàng phát hành... 11

1.1.3.2. Ngân hàng thanh toán thẻ... 11

1.1.3.3. Tổ chức thẻ quốc tế... 12

1.1.3.4. Chủ thẻ... 12

1.1.3.5. Đơn vị chấp nhận thẻ... 12

1.1.4. Tiện ích của dịch vụ thẻ và rủi ro thường gặptrong thanh toán thẻ... 13

1.1.4.1. Những tiện ích của dịch vụ thẻ... 13

1.1.4.2. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán thẻ... 16

1.2. Phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại... 17

1.2.1. Quan điểm về phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại... 17

1.2.1.1. Gia tăng quy mô dịch vụ thẻ... 17

1.2.1.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ... 18

1.2.1.3. Kiểm soát rủi ro... 18

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại.... 18

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thẻ tại ngân hàng thương mại... 21

1.3.1. Các nhân tố chủ quan ... 21

1.3.1.1. Trìnhđộ đội ngũ cán bộ công tác làm thẻ... 21

1.3.1.2. Năng lực tài chính và trìnhđộ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng ... 21

1.3.1.3. Định hướng phát triển của ngân hàng ... 22

1.3.1.4. Hoạt động quản trị rủi ro... 22

1.3.2. Các nhân tố khách quan... 23

1.3.2.1. Trìnhđộ dân trí và thói quen của người dân... 23

1.3.2.2. Môi trường pháp lý... 23

1.3.2.3. Môi trường công nghệ... 23

1.3.2.4. Môi trường cạnh tranh... 23

1.4.Cơ sở thực tiễn về phát triển dịch vụ thẻ của một số ngân hàng tại Việt Nam.. 24

1.4.1. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mạitại Việt Nam... 24

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.4.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển thẻ của ngân hàng đới với Techcombank –

Chi nhánh Huế... 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ ... 28

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Ba Huế... 28

2.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam... 28

2.1.1.1. Giới thiệu chung... 28

2.1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi ... 29

2.1.2. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam –Chi nhánh Huế... 30

2.1.2.1. Lịch sử hình thành... 30

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức... 31

2.1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh... 33

2.1.2.3.1.Khái quát tình hình tài sản –nguồn vốn... 33

2.1.2.3.2.Tình hình laođộng... 36

2.1.2.3.3.Kết quả kinh doanh... 37

2.2. Thực trạng về phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)–Chi nhánh Huế... 40

2.2.1. Hoạt động phát hành thẻ tại Techcombank... 40

2.2.2. Qui trình phát hành thẻ tại Techcombank... 41

2.2.3. Mạng lưới ATM, các đơn vị chấp nhận thẻ của Techcombank... 42

2.2.4. Tình hình phát triển thẻ tại Techcombank- Chi nhánh Huế... 43

2.2.4.1. Số lượng thẻ phát hành tại Techcombank –Chi nhánh Huế... 43

2.2.4.2. Tỷ lệ thẻ không hoạt động trên tổng số thẻ phát hành ... 46

2.2.4.3. Doanh số sử dụng thẻ... 47

2.3.Đánh giá dịch vụ phát triển thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế... 48

2.3.1. Thống kê, mô tả mẫu điều tra... 48

2.3.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha các thang đo... 55

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA... 57

2.3.4. Phân tích tương quan và hồi quy... 63

2.3.4.1. Phân tích tương quan Pearson... 63

2.3.4.2. Phân tích hồi quy... 63

2.4. Đánh giá về tình hình phát triển dịch vụ thẻ tại Techcombank Chi nhánh Huế 70 2.4.1. Điểm mạnh... 70

2.4.2. Điểm yếu... 71

2.4.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế... 72

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG BA HUẾ... 73

3.1.Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam –Chi nhánh Huế... 73

3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển chung của Techcombank... 73

3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam –Chi nhánh Huế... 74

3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế... 75

3.2.1. Giải pháp về sự tin cậy... 75

3.2.2. Giải pháp về khả năng đáp ứng nhu cầu... 76

3.2.3. Giải pháp về nâng cao sự cảm thông... 76

3.2.4. Giải pháp về nâng cao nguồn lực... 77

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 78

1. Kết luận... 78

2. Kiến nghị... 79

2.1. Kiến nghị với chính phủ... 79

2.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước... 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO... 83

PHỤ LỤC ... 85

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TMCP : Thương mại cổphần NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước ATM : Automated Teller Machine ĐVCNT : Đơn vịchấp nhận thẻ NHTW : Ngân hàng trung ương POS : Point of Sale

DVKH : Dịch vụkhách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Phân tích tình hình tài sản- nguồn vốn tại Techcombank Huế qua 3 năm

2017–2019... 34

Bảng 2.2 : Tình hình laođộng tại Techcombank –Chi nhánh Huế trong 3 năm 2017 –2019 ... 36

Bảng 2.3: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Techcombank –Chi nhánh Huế qua 3 năm 2017 –2019 ... 38

Bảng 2.4: Danh sách ATM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế... 43

Bảng 2.5 Số lượng thẻ phát hành tại Techcombank –Chi nhánh Huế... 44

Bảng 2.6:Tỷ lệ thẻ không hoạt động trên tổng số thẻ phát hành ... 46

Bảng 2.7: Doanh số sử dụng thẻ tại Techcombank –Huế qua 3 năm 2017 – 2019 . 47 Bảng 2.8: Thông tin chung về đồi tượng điều tra khảo sát... 49

Bảng 2.9: Loại thẻ khách hàngđang sử dụng... 50

Bảng 2.10: Mức độ tiếp cận của khách hàng qua các nguồn thông tin... 51

Bảng 2.11: Thị phần thẻ qua phiếu khảo sát... 52

Bảng 2.12: Sự cố khách hàng thường gặp nhất khi sử dụng thẻ... 53

Bảng 2.13: Tiêu chí lựa chọn dịch vụ thẻ... 54

Bảng 2.14: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo Cronbach’s Alpha... 55

Bảng 2.15: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test... 58

Bảng 2.16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập... 59

Bảng 2.17: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc... 62

Bảng 2.18: Phân tích tương quan Pearson... 63

Bảng 2.19: Tóm tắt mô hình ... 65

Bảng 2.20: Phân tích phương sai ANOVA... 65

Bảng 2.21:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết quả phân tích hồi quy đa biến... 66
(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức... 31 Sơ đồ 2.2: Quy trình phát hành thẻ tại Techcombank... 41 Biểu đồ 2.1: Số lượng thẻ phát hành tại Techcombank –Chi nhánh Huế... 45

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài

Khi kinh tếxã hội càng phát triển, đồng nghĩa với nó là các mối quan hệmua bán, trao đổi giao thương ngày càng nhiều. Các mối quan hệ không chỉ thu hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trên khắp thế giới, liên kết với các quốc gia, các khu vực, các vùng và thế giới. Chính vì vậy nhu cầu thanh toán diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn, phức tạp hơn đòi hỏi các phương pháp thanh toán khác nhau cũng cần đa dạng hơn để hỗ trợ, giải quyết nhanh chóng và bảo đảm an toàn cho các lần giao dịch.

Hiện nay trên thế giới, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến và chiếm tỷ lệ cao. Mỗi hình thức đều có công dụng riêng, thích hợp với từng đối tượng và loại hình giao dịch. Nhưng nhìn chung trên thế giới phương pháp thanh toán không sử dụng tiền mặt thông qua hình thức thanh toán thẻ được ưa chuộng hơn cả. Nó góp phần đẩy nhanh nhịp độphát triển kinh tế, giảm chi phí in tiền, vận chuyển, bảo quản, lưu trữ,…rút ngắn thời gian, thuận tiện đối với khách hàngởmọi lúc–mọi nơi và đảm bảo tính an toàn cho tài khoản.

Tuy nhiên, hiện nay dịch vụthẻ chưa thực sự phát triểnở Việt Nam. Số lượng phát hành thẻ còn thấp, chất lượng còn hạn chế. Cơ sở hạtầng chưa cao, thói quen dùng tiền mặt của người dân vẫn còn phổ biến. Không những thế, sự cạnh tranh giữa ngân hàng thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thẻcũng tác động không nhỏ đến thị trường thẻ Việt Nam, mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức.

Nhận thức được những vấn đề đó, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) –Chi nhánh Huế đã tích cực triển khai sản phẩm dịch vụthẻ nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mang lại tiện ích cho khách hàng và bước đầu gặt hái được nhiều thành công. Tuy vậy, hoạt động phát triển thẻ của Techcombank vẫn còn nhiều bất cập. Những vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào để hoạt động kinh doanh thẻ thực sự trở thành lợi thế cạnh tranh của Techcombank.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Xuất phát từnhững vấn đề đó tôi xin chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt NamChi nhánh Huế”

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng dịch vụ thẻ từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụthẻtại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam–Chi nhánh Huếtrong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệthống hóa cơ sởlý luận và thực tiễn vềphát triển dịch vụthẻcủa NHTM Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam–Chi nhánh Huế.

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thẻNgân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam–Chi nhánh Huế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ và hoạt động phát triển thẻ của ngân hàng thương mại.

Thực tiễn hoạt động phát triển thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam–Chi nhánh Huế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu.

3.2.1. Phm vi không gian

Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế

3.2.2. Phm vi thi gian

Đánh giá vềdịch vụthẻcủa Techcombank–Chi nhánh Huếtừ năm 2017 –2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

3.2.3. Phạm vi nội dung

Đối tượng của đề tài: Phát triển dịch vụthẻtại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam–Chi nhánh Huếtừ năm 2017-2019.

4. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin - Dữliệu thứcấp:

+ Thu thập qua các tài liệu, thông tin liên quan đến ngân hàng thông qua các website, sách báo, tạp chí, giáo trình,…

+ Thu thập được các sốliệu do phòng ban cung cấp.

+ Khóa luận tốt nghiệp của các anh/chị khóa trước và các nghiên cứu khoa học đãđược thực hiện.

- Dữliệu sơ cấp:

+ Dùng bảng hỏi để điều tra, trực tiếp phỏng vấn khách hàng tại phòng chờ giao dịch tại Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế nhằm nắm bắt được ý kiến đánh giá liên quan đến dịch vụ thẻ. Từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp phù hợp hơn vềphát triển dịch vụthẻtại Ngân hàng.

4.2. Phương pháp chọn mẫu

- Nghiên cứu chủ yếu được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng tại phòng giao dịch của Ngân hàng Techcombank- Chi nhánh Huế thông qua việc trảlời bảng hỏi. Cỡmẫu được chọn theo công thức của Cochran (1997):

n = / ∗ ∗

-Để cỡ mẫu có tính đại diện cao nhất, chọn p=q=0.5

/ = 1.96; ε = 10%; với độ tin cậy 1-α = 95% thì ta tínhđược cỡ mẫu là:

n = . ∗ . ∗ .

. = 96 KH

- Số lượng bảng hỏi cần thu thập trên thực tế với hy vọng tỷ lệ trả lời là r = 90%

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

n

ự ế

=

%

=

=

106,67 KH

- Cách thức chọn mẫu: Chọn mẫu phi ngẫu nhiên

+ Trong quá trình thực tập tại ngân hàng và tiếp xúc với kháchhàng, tác giả sẽ tiếp cận với những khách hàng để phỏng vấn, trong lúc khách hàng chờ đợi được phục vụ thì nhanh chóng thực hiện khảo sát. Ngoài ra có thể phóng vấn qua bạn bè, người thân có sử dụng dịch vụ thẻ của Techcombank. Thực hiện 120 bảng hỏi trong đó có 110 bảng hợp lệ, thỏa mãnđiều kiện lớn hơn n = 96 khách hàng. Số bảng này được sử dụng để phân tích.

4.3. Phương pháp phân tích

-Phương pháp thông kê mô tả: Thông kê mô tả tần suất đánh giá của khách hàng về các thuộc tính giới tính, độ tuổi, thu nhập,…

-Phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s + Độtin cậy thang đo sẽ được đánh giá bằng hệsố tin cậy Cronbach’s Alpha.

Với Cronbach’s Alpha sẽ giúp loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu cho quá trình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệsố tương quan biến tổng (item total correclation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để thang đo đạt yêu cầu khi Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 trở lên (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2004). Các nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến 1 thì thangđo lường này tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Tuy nhiên nhiều tác giảcho rằng Cronbach’s Alpha từ0,6 trở lên là có thểsửdụng được trong trường hợp các khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời (Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

-Phương pháp phân tích nhân tố:

+ Phân tích nhân tố (Factor Analyis) là một phương pháp để làm giảm các câu hỏi chi tiết trong phiếu điểu tra mà các câu hỏi này được đưa ra để có đượcthông tin chung về các mặt của vấn đề cần nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố Factor Analyis này sẽ giúp cho việc nghiên cứu có được một bộ các biến số có ý nghĩa.

+ Phân tích nhân tố đòi hỏi nhà nghiên cứu phải quyết định trước một số vấn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

và phương pháp sử dụng để đảo trục yếu tố. Theo kết quả nghiên cứu thì số lượng các nhân tố đưa ra cần phải được tính toán tùy thuộc vào phạm vi và quy mô nghiên cứu để đưa các câu hỏi cụ thể. Các nhân tố đưa ra phải thỏa mãn tiêu chuẩn Kaiser – với KMO (Kaise –Meyer– Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (nằm giữa 0,5 và 1) có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

- Phân tích hồi quy đa biến: Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy tuyến đa biến để phân tích sự tác động của các yếu tố.

+ Cụthểmô hình hồi quy xây dựng như sau:

Phattrien = β +β Tincay +β Dapung + β NanglucPV +β Camthong + β Hinhanh + e

4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

-Phương pháp thống kê mô tả được dùng để tập hợp các số liệu và thông tin đãđược thu thập được, chọn lọc và thống kê những thông tin cần thiết như giới tính, độtuổi, thu nhập,…

-Phương pháp so sánh số liệu qua các năm để phân tích sựbiến động kết quả kinh doanh, lao động,…từ đó giúp ích cho quá trình phân tích.

-Phương pháp tổng hợp: tổng hợp những thông tin đã thu thập đểrút ra được kết luận và đánh giá.

5. Kết cấu đề tài

Chương 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn vềphát triển dịch vụ thẻcủa ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam–Chi nhánh Huế

Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụthẻtại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam–Chi nhánh Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển thẻ

Năm 1946 chiếc thẻ ngân hàng đầu tiên xuất hiện và mang tến “ Charg-I ”, do John Bigginsở Brooklyn (New York) nghĩ ra. Khi khách hàng mua sắm, hóa đơn sẽ được chuyển đến ngân hàng của Biggins. Ngân hàng trảtiền cho nhà kinh doanh và sau đó khách hàng trả tiền cho ngân hàng. Điểm trừ là loại thẻ này chỉ sử dụng trong phạm vi địa phương và dành riêng cho khách của ngân hàng.

Năm 1949, tiền thân của thẻ tín dụng ra đời. Một ngày, người đàn ông tên Frank McNamara đi ăn nhà hàng ởNew York. Khi thanh toán, Frank nhận ra mình không mang tiền theo và phải gọi vợ đến trả. Sau bữa tối đó, ông nghĩ ra một cách thanh toàn không dùng tiền mặt. Cùng với đối tác, ông lập ra Công ty Diners Club, phát hành loại thẻ chuyên dùng để thanh toán tại các nhà hàng. Chỉ trong năm đầu tiên, có hàng chục nhà hàng ở New York chấp nhận loại thẻ này, và người dùng thẻ lên đến hàng chục nghìn. Dần dần, thẻ được sử dụng thêm ở cả các điểm du lịch, giải trí ngoài lĩnh vực ăn uống.

Năm 1958, ngân hàng Bank of America thành lập Công ty dịch vụ BankAmericard, nhằm kinh doanh nhượng quyền thương hiệu và phát hành thẻ với các ngân hàng thẻ trên thế giới. Công ty này nhanh chóng phát triển và trở thành nhà phát hành thẻtín dụng độc lập VISA vào những năm 1970 và phát hành thẻghi nợ (debit) vào năm 1975.

Năm 1966, tiền thân của MasterCard ra đời. Khi đó, Hiệp hội thẻ Liên ngân hàng Mỹ (ICA) được thành lập bởi một nhóm ngân hàng phát hành thẻ. Họ cùng thiết kếhệthống thẻtín dụng quốc gia. Tổchức này có nhiệm vụ phát triển một hệ thống mạng lưới thanh toán được chấp nhận rộng rãi. Ngày nay, VISA và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

MasterCard là hai tổchức thẻlớn nhất thếgiới. Ngoài ra, còn nhiều nhà tổchức thẻ khác là American Express, Diners Club... cũng tham gia thị trường nhưng ở quy mô nhỏ hơn.

Cũng trong năm này, chiếc thẻghi nợ (debit) đầu tiên xuất hiện trên thị trường ngân hàng Mỹ, do Ngân hàng Delaware phát hành. Đến những năm 1970, có nhiều ngân hàng cũng đưa raý tưởng tương tự.

Tại Việt Nam, năm 1933 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai dịch vụthanh toán thẻ đầu tiên tại Việt Nam, đặt viên gạch đầu tiên xây dựng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung, sử dụng thẻthanh toán nói riêng tại Việt Nam. Khi đó, chiếc thẻ nội địa đầu tiên cũng được Vietcombank phát hành nhưng không được triển khai rộng rãi. Đến năm 2002, chiếc thẻ ghi nợ nội địa (hay được biết đến với tên gọi là thẻ ATM) mới được Vietcombank chính thức ra mắt. Tại lễ ra mắt, đích thân nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy và nguyên Tổng giám đốc Vietcombank, nay là Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - Vũ Viết Ngoạn đã giới thiệu vềchiếc thẻnày. Nhờ nó, các giao dịch ngân hàng như lưu giữ tiền, rút tiền… của các cá nhân trở nên tiện dụng và thân thiện hơn.

1.1.2. Khái niệm và phân loại thẻ

Khái niệm

Khái niện vềdịch vụ: Theo Philip Kotler, dịch vụlà bất kỳhoạt động hay lợi ích nào mà chủthểnày cung cấp cho chủthể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thểhoặc không có thểgắn liền với một sản phẩm vật chất nào.

Dịch vụ ngân hàng: là toàn bộcác hoạt động nghiệp vụcủa ngân hàng, gồm các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vì mục tiêu lợi nhuận (Nguồn: https://www.sbv.gov.vn/)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Khái niệm vềthẻngân hàng, có nhiều cách nhìn nhận. Tùy từng góc độnghiên cứu, phân tích, người ta đưa ra các khái niệm về thẻ ngân hàng khác nhau. Song điểm chung nhất là thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán, chi trả nhà người sở hữu thẻ có thể dùng để thỏa mãn nhu cầu về tiêu dùng của mình, kể cả rút tiền mặt hoặc sửdụng nó làm công cụthực hiện các dịch vụtự động do ngân hàng hoặc các tổ chức khác cung cấp. Thẻ không hoàn toàn là tiển tệ, nó là biểu tượng về sự cam kết của ngân hàng hoặc tổ chức phát hành đảm bảo thanh toán những khoản tiền do chủ thẻ sử dụng bằng tiền của ngân hàng cho chủ thẻ vay hoặc tiền của chính chủthẻ đã gửi tại ngân hàng. Như vậy, trêm từng góc độcó những khái niệm khác nhau:

Từ góc độ phát hành thẻ: thẻ là một phương tiện do ngân hàng, các định chế tài chính hoặc các công ty phát hành dùng đểgiao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt.

Từ góc độ công nghệ thanh toán: thẻ là phương thức thanh toán ghi sổ điện tử số tiền của các giao dịch cần thanh toán, thực hiện trên các hệ thống thanh toán được kết nối giữa các chủthể tham gia dựa trên nền tảng công nghệngân hàng và tin học viễn thông.

Theo quyết định 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước và xét theo mục đích sử dụng: thẻngân hàng là một phương tiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ không dùng tiền mặt hoặc có thểrút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM: Automated Teller Machine), các ngân hàng đại lý, các điểm chấp nhận thẻ.

Từ đó, khái niệm thẻngân hàng có thểhiểu là: thẻngân hàng có chức năng sử dụng đa năng. Chủthẻcó thể kết nối với các chủ thể khác nhau tham gia hệ thống thanh toán thẻphục vụquá trình lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ được thỏa thuận trước nhằm thực hiện các dịch vụthỏa mãn nhu cầu của mình.

Phân loại thẻ

- Phân loại theo nguồn tài chính đảm bảo việc sửdụng trong thẻ:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

+ Thẻ tín dụng (Credit card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đãđược cấp theo thoảthuận với tổchức phát hành thẻ.

Thông thường, thẻtín dụng được ngân hàng cấp cho chủthẻvới một hạn mức nhất định dựa trên cơ sở đánh giá và thẩm định uy tín tín dụng, mức lương hàng tháng của chủthẻhoặc sốtiền ký quỹhay tài sản mà chủthẻ đảm bảo tại ngân hàng.

Với đặc điểm là “chi tiêu trước, trảtiền sau”, thẻtín dụng hỗtrợ đắc lực cho chủthẻ thực hiện nhanh chóng các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay trên các website thương mại điện tử. Định kỳ đến một ngày nhất định theo quy định của từng ngân hàng, ngân hàng gửi một bảng kê cụ thể các khoản chi tiêu trong tháng trước đó của chủ thẻ tín dụng và yêu cầu chủthẻthanh toán. Chủthẻcó thểchọn thanh toán sốtiền trước thời hạn ghi trong thông báo, khi đó chủ thẻ không phải trả lãi. Nếu không, chủ thẻ có thể lựa chọn trả số tiền tối thiểu, phần còn lại có thểtrảtừtừvà sẽbịtính lãi theo quyđịnh của ngân hàng.

+ Thẻ ghi nợ (Debit card): Là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủthẻmở tại một tổchức cungứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳhạn

+ Thẻ trả trước (prepaid card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻtrong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủthẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Điều đó có nghĩa là, khi chủ thẻ có một chiếc thẻ trả trước thì có thể “nạp tiền” vào thẻ qua các kênh của ngân hàng và chi tiêu trên sốtiền đã nạp đó.

- Phân loại thẻtheo công nghệsản xuất:

+ Thẻkhắc chữ nổi (Embossing Card): Là loại thẻ mà bề mặt ther được khắc nổi các thông tin cần thiết: sốthẻ, tên chủthẻ, thời hạn sửdụng,... Ngày nay, người ta không còn sửdụng thẻnày nữa vì kỹthuật quá thô sơ, dễbịlợi dụng, làm giả.

+ Thẻ băng từ(Magnetic Card): Dựa trên kỹthuật thư tín với hai băng từchứa thông tin đằng sau mặt thẻ, toàn bộ thông tin liên quan đến chủthẻvà thẻ đều được mã hóa trong băng từ. Loại thẻnày phổthông nhất trên thếgiới được ra đời ngày từ thời kì đầu của ngành công nghiệp thẻ. Cùng với kỹ thuật in hình chìm nhiều lớp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

biểu tượng và hologram, cộng thêm in ảnh và chữ ký khách hàng trên thẻ, các nhà phát hành thẻ đã làm cho loại thẻ này tăng thêm tính bảo mật và an toàn trong sử dụng và thanh toán thẻ. Thẻnày bộc lộmột sốnhững nhược điểm: thông tin ghi trên thẻ không tựmã hóa được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứ dữ liệu ít, không áp dụng được kỹthuật mã hóa, bảo mật thông tin,…

+ Thẻthông minh (Smart Card):Đây là thếhệmới của thẻthanh toán. Là loại thẻ có đặt một chíp điện tử tương tự như một máy tính cực nhỏtrên thẻ trong đó lưu trữtất cảnhững thông tin vềthẻ, chủthẻ như thẻtừ. Thêm vào đó, chip này còn lưu trữsố dư tài khoản thẻhoặc hạn mức thẻtín dụng của loại thẻnày là tính an toàn và bảo mật rất cao.

- Phân loại thẻtheo chủthểphát hành:

+ Thẻ do ngân hàng phát hành: Đây là loại thẻ do ngân hàng cung cấp cho khách hàng, giúp khách hàng sửdụng linh hoạt tài khoản của mình hoặc sửdụng số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Loại thẻ này sử dụng khá phổ biến, nó không chỉ lưu hành trong một quốc gia mà còn có thể lưu hành trên toàn cầu như thẻ VISA, MasterCard.

+ Thẻdo tổchức phi ngân hàng phát hành: Là loại thẻdu lịch hoặc giải trí do các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành như Diners Club, Amex và được lưu hành trên toàn cầu.

- Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:

+ Thẻtrong nước: Là loại thẻ được giới hạn sửdụng trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền được sửdụng trong giao dịch là đồng bản tệ của quốc gia đó.

Các ngân hàng phát hành và các đơn vị chấp nhận thẻ này cũng được đặt trong nước, loại thẻnày cũng chỉ lưu hành tại nước đó.

+ Thẻ quốc tế: Là loại thẻ được chấp nhận thanh toán trên toàn cầu, sử dụng ngoại tệmạnh đểthanh toán. Thẻ này được phát hành bởi các ngân hàng trong nước và ngân hàng quốc tế, các tổ chức tài chính là thành viên của các hiệp hội thẻquốc tế. Loại thẻ này có thể được sử dụng khắp nơi trên thế giới giống như thẻ VISA, MasterCard,…được khách hàng ưu chuộng do tính thuận lợi và an toàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

- Phân loại theo đối tượng sửdụng:

+ Thẻ cá nhân: Là thẻ được phát hành cho tất cả các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng được đủ các điều kiện phát hành thẻ. Chủthẻchịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu thẻ bằng nguồn tiền của bản thân mình. Thẻcá nhân có hai loại thẻchính và thẻphụ:

Thẻ chính: Do cá nhân đứng tên xin phát hành thẻ cho chính mình sử dụng và cá nhân đó là chủthẻchính

Thẻ phụ: Chủ thẻ chính xin phát hành thẻ cho người khác sử dụng (chủ thẻ phụ). Chủthẻchính chịu trách nhiệm toàn bộchi tiêu của chủthẻphụ.

+ Thẻ công ty: Là loại thẻ tín dụng dùng cho công ty thanh toán trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty đứng tên ký hợp đồng sửdụng thẻvàủy quyền cho người đứng tên trong thẻ tín dụng để sử dụng, đồng thời mọi thanh toán liên quan đến thẻ đều do công ty thanh toán với ngân hàng phát hành.

1.1.3. Các chththam gia thị trường th 1.1.3.1. Ngân hàng phát hành

Ngân hàng phát hành: Là ngân hàng cung cấp thẻcho khách hàng. Ngân hàng chịu trách nhiệm nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xửlý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối cùng với chủthẻ.

Ngân hàng phát hành quy định các điều khoản, điều kiện sửdụng thẻcho chủ thẻtuân thủ. Ngân hàng phát hành có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ ba, là một ngân hàng hay tổ chức tài chính - tín dụng nào khác trong việc thanh toán hoặc phát hành thẻtín dụng .

1.1.3.2. Ngân hàng thanh toán thẻ

Ngân hàng thanh toán thẻ: Là ngân hàng được ngân hàng phát hành thẻ ủy quyền thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng, hoặc là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết của một Tổchức thẻ quốc tế, thực hiện dịch vụthanh toán theo thỏa ước ký kết với Tổchức thẻ quốc tế đó. Ngân hàng thanh toán thẻký hợp đồng trực tiếp với các đơn vịchấp hành thẻ để tiếp nhận và xửlý các giao dịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, hướng dẫn cho đơn vị chấp nhận thẻ.

1.1.3.3. Tổchức thẻquốc tế

Tổ chức thẻ quốc tế là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh toán thẻtrong mạng lưới của mình.Đây là Hiệp hội các tổchức tài chính, tín dụng lớn có mạng lưới hoạt động rộng khắp và đạt được sựnổi tiếng với thương hiệu và các sản phẩm đa dạng: Tổ chức thẻ Visa, Tổ chức thẻ MasterCard, Công ty thẻ American Express, Công ty thẻ JCB, Công ty thẻ Diners Club, Công ty Mondex…. Tổ chức thẻquốc tế đưa ra những quy định cơ bản vềhoạt động phát hành, sửdụng và thanh toán thẻ, đóng vai trò trung gian giữa các tổ chức và các công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lượng tiền thanh toán giữa các công ty thành viên.

1.1.3.4. Chủthẻ

Chủ thẻ là người được ngân hàng phát hành thẻ cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủthẻchính và chủthẻphụ

Chủ thẻ chính: Là người được in tên trên thẻ, đã đứng ra xin ngân hàng cấp phát thẻ đểsửdụng

Chủthểphụ: Là người được chủthẻ chính đề nghị ngân hàng cấp thẻ để dùng chung một tài khoản với chủthẻchính. Chủ thẻchính chịu trách nhiệm toàn bộchi tiêu của chủthẻphụ.

1.1.3.5. Đơn vịchấp nhận thẻ

Đơn vị chấp nhận thẻ là các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ như một phương tiện thanh toán. Các ngành kinh doanh của các đơn vị chấp nhận thẻtrải rộng từ những cửa hiệu bán lẻ, những nhà hàng ăn uống, khách sạn, sân bay… Tại nhiều nước trên thếgiới, khi thẻ ngân hàng đã trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng, chúng ta có thểnhìn thấy những biểu trưng của thẻ xuất hiện thường tại các cửa hàng. Ở Việt Nam, các đơn vị chấp nhận thẻ tập trung chủyếu tại những ngành hàng, dịch vụcó thu hút nhiều khách nước ngoài

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

như những cửa hàng bán đồ thủ công mỹnghệ, lưu niệm tại các trung tâm thương mại, những nhà hàng, khách sạn lớn, các đại lý bán vé máy bay…

1.1.4. Tin ích ca dch vthvà rủi ro thường gp trong thanh toán th 1.1.4.1. Những tiện ích của dịch vụthẻ

Đối với chủthẻ

- Nhanh chóng và thuận tiện

Với việc sử dụng thẻ thanh toán, người sử dụng có thể cảm nhận được sự lợi của nó hơn hẳn các phương tiện thanh toán khác.

Trước hết, thẻ có kích thước nhỏgọn, do đó người sửdụng thẻcó thểdễdàng mang theo khi đi du lịch hay công tác xa. Với việc sử dụng thẻ, khách hàng tránh được phải mang theo một khối lượng tiền mặt, cồng kềnh, bất tiện. Khi thực hiện mua bán hàng hóa, dịch vụ, chủ thẻ chỉ cần xuất trình thẻ và ký vào hóa đơn là có thể thực hiện xong một giao dịch. Đặc biệt, đối với một số quốc gia không cho mang quá nhiều tiền mặt qua biên giới thì việc sửdụng thẻtrong thanh toán là càng trở nên hữu ích vì mạng lưới thanh toán trên thẻ là rất rộng. Điều này có nghĩa khi ra nước ngoài, thay vì phải chuẩn bịmột lượng ngoại tệhay séc du lịch, chủthẻchỉ cần mang thẻ thanh toán đểthanh toán cho mọi nhu cầu chi tiêu của minh.

Ngoài ra, khách hàng còn có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt nhanh chóng và thuận tiện bằng các máy rút tiền tự động 24/24 mà không cần đến ngân hàng để thực hiện giao dịch như một số phương tiện khác.

- An toàn và hiệu quảtrong sửdụng

Thẻ thanh toán được chế tạo bằng công nghệ hiện đại, hết sức tinh vi và khó làm giả. Thẻ được bảo vệ bằng số PIN và các thông tin được mã hóa đằng sau thẻ, tránh được nguy cơ bị người khác lạm dụng hay mất tiền trong tài khoản. Khi bị lộ sốPIN hay mất thẻ, chủthẻcó thẻ báo ngay cho ngân hàng đểkhóa thẻ.

- Tiết kiệm và kiểm soát được chi tiêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Khi sửdụng thẻ, chủthẻsẽtiết kiệm được thời gian, chi phí vận chuyển, kiểm đếm tiền. Khi có nhu cầu sử dụng tiền mặt, khách hàng có thể rút tại các máy rút tiền tự động tại mọi thời điểm trong ngày không cần đến ngân hàng hay căn cứ vào thời gian làm việc

Hơn nữa, với bản sao kê hàng tháng ngân hàng gửi đến, hoặc căn cứ vào hóa đơn rút tiền hay thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, chủthẻhoàn toàn kiểm soát được chi tiêu của mình trong tháng,đồng thời tính toán được phí và lãi phải trảnếu thanh toán chậm cho mỗi khoản giao dịch.

Đối với ngân hàng phát hành

Với khoản lệ phí hàng năm mà chủ thẻ phải nộp để hưởng dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp, chủ thẻ đã tạo nên một nguồn thu đều đặn cho ngân hàng phát hành.

Ngoài ra, việc chủ thẻ nạp tiền vào tài khoản để sử dụng thẻ, ngân hàng cũng có thêm một nguồn huy động từ tiền gửi không kì hạn của khách hàng. Để có thể sở hữu thẻ, thông thường chủ thẻ phải có thế chấp hoặc có số dư tài khoản ở mức nhất định theo quy định của ngân hàng. Điều này đã làm số dư tiền gửi của ngân hàng tăng một cách đáng kể.

Việc đặt các máy ATM hay liên hệ với các cơ sở chấp nhận thẻ mới cũng góp phần mở rộng địa bàn hoạt động của ngân hàng, điều này rất có ích ở những nơi mà việc mở chi nhánh là tốn kém.

Đối vớingân hàng thanh toán

Trong quy trình thanh toán thẻ, các cơ sở phát hành thường mở tài khoản tại các ngân hàng thanh toán cho tiện việc thanh toán. Điều này đã làm tăng lượng số dư tiền gửi và nguồn huy động cho ngân hàng thanh toán.

Với các loại phí như: chiết khấu thương mại, phí rút tiền mặt, phí đại lí thanh toán, ngân hàng thanh toán sẽ có được một khoản thu tương đối ổn định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Một trong những nguyên nhân khiến thẻ ra đời chính là sự canh tranh của các doanh nghiệp làm mở rộng thị trường, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng thì họ phải chấp nhận thanh toán chậm trả, bán hàng ghi sổ hay thu tiền sau một thời gian đã thỏa thuận. Vì vậy khi tham gia thanh toán thẻ, lợi ích mà các ĐVCNT thu đượcsẽ lớn hơn nhiều lần chi phí mà họ bỏ ra, cụ thể:

Tăng doanh số bán từ đó sẽ làm gia tăng lợi nhuận

Đa dạng phương thức thanh toán, do đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh so với các đơn vị không chấp nhận thẻ.

Giảm tình trạng chậm trả của khách hàng

Giảm chi phí kiểm đếm, thu giữ và bảo quản tiền của bộ phận ngân quỹ, chi phí quản lý chứng từ, hóa đơn.

Thu hút khách hàng trong nước và quốc tế

Đơn vị chấp nhận thẻ sẽ được ngân hàng kí kếp hợp đồng tiếp nhận thẻ, cung cấp các máy móc thiết bị cần thiết cho việc thanh toán thẻ, đồng thời cũng được hưởng những ưu đãi trong các quan hệ tín dụng của ngân hàng.

Đối với việc phát triển kinh tế xã hội

Việc thanh toán thẻ tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ một cách an toàn, hiệu quả, chính xác, tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, thanh toán bằng thẻ giúp giảm nhu cầu giữ tiền mặt, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, qua đó giúp giảm các chi phí vận chuyển, phát hành tiền, chống việc sử dụng tiền giả trong nền kinh tế.

Tăng cường hoạt động lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế, tăng vòng quay vốn, dễ dàng kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán của dân cư và của cả nền kinh tế, tạo tiền cho việc tính toán lượng tiền cung ứng và điều hành, thực thi các chính sách tiền tệ của NHTW một cách có hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Hạn chế hoạt động kinh tế ngầm: rửa tiền, kiếm soát các hoạt động giao dịch kinh tế, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách kinh tế tài nguyên quốc gia.

Việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng thông qua việc sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thông qua các tổ chức thẻ quốc tế lớn trên thế giới trong lĩnh vực hoạt động tài chính ngân hàng – một lĩnh vực hết sức quan trọng và luôn đi đầu.

1.1.4.2. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán thẻ

Thẻgiả

Thẻ giả loại rủi ro lớn nhất và nguy hiểm nhất hiện nay mà các tổ chức thẻ phải quan tâm. Với trình độ công nghệngày càng hiện đại, các tổ chức tội phạm ăn cắp thông tin trên thẻbằng cách sửdụng máy móc chuyên dụng đểmã hóa thông tin khách hàng rồi in băng từ lên thẻ mới. Đây là loại rủi ro vừa nguy hiểm, vừa khó quản lý vì nguồn thông tin nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng. Trường hợp này đặt ra cho ngân hàng phát hành thẻ phải có biện pháp bảo mật thông tin trên thẻcũng như các ràng buộc kiểm tra.

Thẻbịmất cấp hay thất lạc

Trong trường hợp bị mất cấp hay thất lạc thẻ không kịp thông báo cho ngân hàng phát hành thẻ để có những biện pháp hạn chếsửdụng hoặc thu hồi thẻ đó mà thẻ đó bịsửdụng, rủi ro xảy ra thì chủthẻphải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Lộmã PIN

Mã số bí mật cá nhân (PIN) được giao cho chủ thẻ và chỉ chủthẻ được phép biết cũng như thay đổi để đảm bảo yếu tốcá nhân và bí mật. PIN được sửdụng khi thực hiện các giao dịch tự động như máy ATM,… Giao dịch rút tiền mặt qua ATM thực hiện hoàn toàn do sốpin mà không cần quan tâm chủ thẻ là ai. Do đó, khi chủ thẻvô tình làm lộmã PIN và làm mất thẻ, người khác có thểthực hiện việc rút tiền

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

qua ATM. Trong trường hợp này, chủthẻ phải chịu mọi rủi ro về số tiền mất trong thẻbị mất.

Rủi ro về đạo đức

Đây là rủi ro xảy ra khi nhân viên cơ sởchấp nhận thanh toán thẻcốtình in ra nhiều bộ hóa đơn thanh toán thẻ nhưng chỉgiao một bộcho khách hàng, các bộhóa đơn còn lại sẽ được giả mạo chữ ký của khách hàng đưa đến ngân hàng thanh toán để yêu cầu ngân hàng chi trả. Thiệt hại của rủi ro có thểlàm ảnh hưởng đến cảngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán.

Rủi ro vềkỹthuật

Đây là rủi ro phát sinh khi hệ thống quản lý thẻ có sựcố liên quan đến xử lý dữliệu hoặc kết nối bảo mật hệthống cơ sởdữliệu và an ninh. Do hoạt động thẻcó tính chất liên tục và online 24/24 nên bất kỳmột sựcố nào cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao dịch, đến tính chính xác trong công tác thanh toán, đến các đơn vị chấp nhận thẻ cũng như quyền lợi của khách hàng. Sự cố xảy ra có tác động dây chuyền: khi hệ thống có sự cố nó không chỉ ảnh hưởng đến riêng một khách hàng, một ngân hàng hay tổ chức tài chính mà ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ của toàn bộtổchức thẻquốc tếvà các khách hàng tham gia hoạt động thẻ.

1.2. Phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại

1.2.1. Quan điểm vphát trin dch vthcủa ngân hàng thương mại Phát triển dịch vụthẻlà mởrộng quy mô cungứng dịch vụthẻ, nâng cao chất lượng dịch vụnhằm tăng doanh số, thu nhập từ các dịch vụ này trên tổng thu nhập của ngân hàng, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụbảo đảm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng trên cơ sởkiểm soát rủi ro và gia tăng hiệu quảkinh doanh phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.

1.2.1.1. Gia tăng quy mô dịch vụthẻ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Phát triển quy mô dịch vụ thẻ là phát triển quy mô dịch vụ thẻ ngân hàng thương mại tổng thể thị trường trên cả thị trường hiện tại và thị trường mới, có thể tăng doanh số, thị phần, số lượng giao dịch, thu nhập, số lượng khách hàng bằng cách thu hút khách hàng chưa sử dụng dịch vụthẻ của ngân hàng thông qua nỗlực marketing.

Mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng theo độ tuổi giới tính, trình độ, thu nhập

Mở rộng phạm vi không chỉ người dân ở thành phố mà đến các quận, huyện ven thành phố. Hiện nay, chú trọng đến các khách hàng là cán bộ nhân viên tại các công ty để trả lương hàng tháng thông qua thẻ, liên kết với các trường đại học cao đẳng tiếp cận khối lượng lớn khách hàng là các bạn sinh viên. Vì vậy trong thời gian đến cần tiếp cận và thu hút thêm nhiều khách hàng khác.

1.2.1.2. Nâng cao chất lượng dịch vụthẻ

Chất lượng dịch vụ thẻ sẽ có tác động rất lớn đến phát triển dịch vụ thẻ. Nếu chất lượng dịch vụ thẻ tốt như bảo mật cao, tiện ích, công nghệ hiện đại,…thì sẽ góp phần giữ chân khách hàng cũ đồng thời nâng cao uy tín thu hút thêm nhiều khách hàng mới sử dụng thẻ. Và ngược lại nếu công nghệ ngân hàng không tiên tiến, hiện đại thì chất lượng dịch vụ không thể nâng cao. Do đó các ngân hàng thương mại phải đầu tư thêm công nghệ hiện đại, tiên tiến đầu tư thêm cơ sở vật chất nhằm cung cấp dịch vụnhanh chóng tiện lợi, chính xác, an toàn.

1.2.1.3. Kiểm soát rủi ro

Rủi ro là vấn đề không thểtránh khỏi, đó có thể là những tốt thất về vật chất hoặc phi vật chất có liên quan đến việc kinh doanh thẻ. Cách tốt nhất đểngân hàng kinh doanh thẻ đối mặt với rủi ro là nhận thức và đưa ra những giải pháp phù hợp đểkhắc phục các tổn thất khi có rủi ro xảy ra.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sựphát triển dịch vụthẻtại ngân hàng thương mại

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Chỉ tiêu định tính

Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng: thểhiệnởtính nhanh chóng, thuận tiện và tính an toàn, bảo mật cao, cho thấy khả năng phát triển dịch vụthẻcủa ngân hàng thương mại so với các ngân hàng khác

o Tính nhanh chóng: đánh giá dựa vào thời gian cần thiết để hoàn thành một giao dịch. Thời gian thực hiện giao dịch càng ngắn càng tiết kiệm được thời gian cho khách hàng, cũng chứng tỏ được công nghệ hiện đại mà ngân hàng đang sử dụng, trìnhđộ chuyên môn của nhân viên ngày càng cao.

o Tính thuận tiện: phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng mọi lúc mọi nơi. Để thực hiện các đều này các NHTM phải tham gia mởrộng phạm vi, mạng lưới thanh toán của mình. Ngoài ra, tính thuận tiện cũng được hiểu là sự đa dạng sản phẩm thẻ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng: tích hợp nhiều chức năng nạp tiền điện thoại, đặt vé máy bay, thanh toán hóa đơn điện, nước…

o Tính an toàn và bảo mật: phản ánh trình độ khoa học công nghệ của ngân hàng từ khâu phát hành cho đến khâu thanh toán, làm tăng mức độ tin cậy của khách hàng khi sửdụng dịch vụthẻthanh toán.

Mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ: chỉ tiêu này được xác định trên tập hợp giá trị đem lại cho khách hàng về tiện ích và lợi ích của dịch vụ thẻcũng như đánh giá của các tổchức chuyên nghiệp vềchất lượng dịch vụthẻcủa ngân hàng và công tác hỗ trợ, chăm sóc khách hàng. Nếu ngân hàng còn có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, càng tạo được sựhài lòng và gâyđược uy tín với khách hàng, chất lượng dịch vụthẻtừ đó được cải thiện.

Khả năng gia tăng uy tín, hìnhảnh dịch vụ thẻ ngân hàng: thểhiện thông qua mức độ nhận biết về sản phẩm dịch vụ thẻ ngân hàng của khách hàng. Nếu ngân hàng càng có khả năng gia tăng uy tín cũng như hìnhảnh dịch vụthẻngân hàng tới khách hàng, càng chứng tỏmức độ nhận biết hìnhảnh ngân hàng, sự gia tăng trong số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng. Như vậy cho thấy khả năng phát triển dịch vụthẻcủa ngân hàng càng tốt và ngược lại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Khả năng nhận biết hìnhảnh: thông qua thiết kế trưng bày màu sắc, thông điệp quảng cáo, khách hàng ghi nhớ, và có dấuấn vềsản phẩm thẻcủa ngân hàng. Đánh giá hiệu quả của các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu ngân hàng tạo được cho khách hàng hình ảnh quen thuộc, khiến khách hàng dễ dàng nhận biết hìnhảnh về thẻcủa ngân hàng thì cũng tăng khả năng phát triển dịch vụthẻ.

Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng: Nếu thái độphục vụcủa nhân viên thân thiện, cởi mở, nhiệt tình, tạo được lòng tin, có khả năng thuyết phục khách hàng thì chất lượng dịch vụ thẻ sẽ phát triển ngày càng tốt. số lượng khách hàng trung thành ngày càng cao.

Khả năng mởrộng thịphần thẻcủa ngân hàng: thông qua quá trình nghiên cứu thị trường, hành vi tiêu dùng của khách hàngởcác thị trường khác nhau để đưa sản phẩm dịch vụ thẻ phù hợp với khách hàng nhất nhằm mở rộng thị phần thẻ ngân hàng. Nếu chiến lược marketing của ngân hàng phát hành hiệu quả cao, càng gia tăng khả năng mởrộng thịphần thẻcủa ngân hàng

Khả năng thu hút khách hàng mới sửdụng dịch vụthẻ: các ngân hàng luôn tìm kiếm, mở rộng thị trường để đưa ra sản phẩm, dịch vụ thẻ tới cộng đồng. Kết hợp chiến dịch gia tăng hình ảnh, uy tín ngân hàng, các ngân hàng sẽvừa giữ chân được những khách hàng trung thành và vừa thu hút thêm được những khách hàng mới sử dụng dịch vụ thẻ thông qua việc quảng bá trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngân hàng.

Như vậy nếu ngân hàng càng làm hài lòng khách hàng, gia tăng uy tín – hình ảnh ngân hàng ở đây, vừa tạo được cho khách hàng hình ảnh quen thuộc, thái độ phục vụtốt thì ngân hàng càng dễdàng tiếp cận được gần hơn với khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, mởrộng thị trường thẻngân hàng.

Chỉ tiêuđịnh lượng

Số lượng thẻ phát hành: Thông qua so sánh số lượng thẻ phát hành qua các năm cũng có thể đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ có phát triển hay không. Số lượng thẻ ngày càng gia tăng có nghĩa là hoạt động phát hành của ngân hàng đã được phát huy hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Mạng lưới ATM, đơn vị chấp nhận thẻ: Sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻcủa NHTM cũng được thểhiện qua sự gia tăng sô lượng máy ATM, ĐVCTN và ngoài ra còn thể hiện ở sự gia tăng số lượng các giao dịch và tổng doanh số giao dịch thực hiện qua máy ATM.

Doanh sốthanh toán thẻ: Dịch vụthanh toán thẻquốc tếvẫn là một nguồn thu chính từ hoạt động thẻ của ngân hàng. Vì vậy doanh số thanh toán thẻ tăng sẽ tăng thu cho ngân hàng và đẩy mạnh sựphát triển hoạt động kinh doanh thẻ.

Lợi nhuận: Thu nhập mà ngân hàng có được gồm: Phí cơ sở chấp nhận thẻ, phí thường niên, phí phát hành thẻ, lãi suất cho khoản tín dụng mà chủ thẻ chậm thanh toán và phí rút tiền mặt với thẻtín dụng.

Thịphần: Thịphần của các ngân hàng trên thị trường thẻ ngày càng tăng nghĩa là đã có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ thẻ của ngân hàng, doanh số thanh toán lớn hơn các ngân hàng khác,…như vậy hoạt động kinh doanh thẻ càng có hiệu quả.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thẻ tại ngân hàng thương mại

1.3.1. Các nhân tchquan

1.3.1.1. Trìnhđộ đội ngũ cán bộcông tác làm thẻ

Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán hiện đại, thẻ thanh toán mang tính tiêu chuẩn hóa cao độvà có quy trình vận hành thóng nhất. Do đó đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ nhân lực có năng lực, trình độ và khả năng tiếp cận, đảm bảo cho quy trình phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ diễn ra một cách thông suốt, an toàn, hiệu quả và phát huy được những tiện ích vốn có của thẻ ngân hàng. Ngân hàng thực sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo nhân lực, thu hút nhân tài thì ngân hàng sẽchiếm được lợi thếtrong kinh doanh thẻ.

1.3.1.2. Năng lực tài chính và trìnhđộkỹthuật công nghệcủa ngân hàng Dịch vụ thẻ là một dịch vụ ngân hàng hiện đại, nó gắn liền với sự phát triển của kỹthuật công nghệ. Mọi khâu trong quy trình kinh doanh thẻ đều cần có những

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

công nghệhiện đại, từsản xuất đến việc lắp đặt những thiết bị hiện đại phục vụcho hoạt động thanh toán như các thiết bị đầu cuối, máy ATM, thiết bị thanh toán thẻtự động (POS). Trong ngành kinh doanh thẻ, ngân hàng nào có sản phẩm thẻtốt, nhiều tiện ích và an toàn thì mới được khách hàng ưa chuộng và tin tưởng sửdụng. Và để có những công nghệhiện đại, ngân hàng thực sựcần có nguồn tài chính lớn. Có làm được như vậy thì mới có thểcạnh tranh được trong môi trường khoa học công nghệ phát triển như hiện nay.

1.3.1.3. Định hướng phát triển của ngân hàng

Định hướng của ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng trong phát triển dịch vụ thẻ. Mỗi ngân hàng cần có những chiến lược phát triển, marketing phù với với sản phẩm dịch vụ thẻ. Chiến lược đó được xây dựng dựa trên điều tra, khảo sát các khách hàng mục tiêu, môi trường công nghệ, sự cạnh tranh, nguồn lực của ngân hàng,… Chiến lược của mỗi ngân hàng sẽ tác động đến sự phát triển và mức độ cạnh tranh của thị trường thẻ. Vì vậy ngân hàng muốn phát triển chất lượng dịch vụ thẻthì cần có những chiến lược dài hạn, định hướng lâu dài

1.3.1.4. Hoạt động quản trịrủi ro

Dịch vụthẻrất thuận tiện tuy nhiên nó vẫn tiềmẩn một sốrủi ro như: gian lận, giảmạo thẻ, lộpin, chủthẻbị mất thông tin, sựcó vận hành thanh toán, điều này là cản trởcho sựphát triển của dịch vụthẻbởi khách hàng e ngại khi sửdụng dịch vụ.

Do đó ngân hàng cần có những biện pháp trong việc phòng chống rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ, gia tăng sự tin tưởng cho khách hàng.

Ngoài như rủi ro nên trên, còn có những rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi phát triển dịch vụ này, song song với các hoạt động kinh doanh khác, đó là rủi ro hoạt động như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất,… Khi ngân hàng cung cấp càng nhiều dịch vụthì yêu cầu năng lực quản trị rủi ro càng cao mới có thể đảm bảo sựphát triểnổn định của ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

1.3.2. Các nhân tốkhách quan

1.3.2.1. Trìnhđộdân trí và thói quen của người dân

Trong một xã hội mà trình độ dân trí cao, các phát minh, ứng dụng của khoa học kĩ thuật công nghệ cao sẽ dễ dàng tiếp cận với người dân. Tiêu dùng thông qua thẻ là một cách thức tiêu dùng hiện đại, nó sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triển hơn với những cộng đồng dân trí cao và ngược lại. Cũng như vậy, thói quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của dịch vụ thẻ. Khi người dân quen với việc thanh toán các dịch vụ, hàng hóa bằng tiền mặt họ sẽ ít có nhu cầu về thanh toán thông qua thẻ.

1.3.2.2. Môi trường pháp lý

Việc kinh doanh dịch vụthẻ tại bất kỳquốc gia nào đều được tiến hành trong một khuôn khổpháp lý nhất định. Các quy chế, quy định vềthẻsẽgây raảnh hưởng 2 mặt: có thể theo hướng khuyến khích việc kinh doanh và sử dụng thẻ nếu có những quy chếhợp lý, nhưng mặt khác những quy chế quá chặt chẽ, hoặc quá lỏng lẻo có thểmang lại nhữngảnh hưởng tiêu cực tới việc phát hành và thanh toán thẻ.

1.3.2.3. Môi trường công nghệ

Hoạt động thanh toán thẻchịuảnh hưởng rất nhiều bởi trình độkhoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Đối với một quốc gia có công nghệ khoa học phát triển, các ngân hàng nước này có thểcung cấp dịch vụthẻ với sựnhanh chóng và an toàn cao hơn. Chính vì thế, việc luôn luôn đầu tư nâng cấp công nghệ, nghiên cứu khoa học là những việc làm vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như bảo mật cho hoạt động của ngân hàng.

1.3.2.4. Môi trường cạnh tranh

Đây là yếu tố quyết định đến việc mở rộng và thu hẹp thị phần của một ngân hàng khi tham gia vào thị trường thẻ. Nếu trên thị trường chỉ có một ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ thì ngân hàng đó sẽ có được lợi thế độc quyền nhưng giá phí lại có thể rất cao và thị trường khó trở nên sôi động. Nhưng khi nhiều ngân hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

tham gia vào thị trường, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì sẽ góp phần phát triển đa dạng hóa dịch vụ, giảm phí phát hành và thanh toán thẻ.

1.4. Cơ sở thực tiễn về phát triển dịch vụ thẻ của một số ngân hàng tại Việt Nam.

1.4.1. Kinh nghim ca mt số Ngân hàng thương mại ti Vit Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

Với kinh nghiệm là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên va đứng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻhiệu quả và an toàn, cùng với kỷlục “ Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam ” được Bộsách kỷlục Việt Nam công nhận và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả7 loại thẻngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu American Express, VISA, MaterCard, JCB, Diners Club, Discover, Unionpay. Hiện nay Vietcombank có các sản phẩm thẻghi nợnội địa phổbiến là Vietcombank Connect24, thẻghi nợquốc tế sành điệu: Vietcombank Connect24 Visa, Vietcombank Mastercard, Vietcombank Cashback Plus American Express hoặc các thẻ tín dụng mang các thương hiệu nổi tiếng trên toàn thếgiới Visa, Mastercard, American Express, JCB và Unipay.

Ngân hàng Ngoại thương có mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ khoảng gần 63.000 POS phục vụchủyếu các chủthẻquốc tế. Gần như 100% các thiết bị đều có doanh sốhoạt động và nguồn thu phí lớn từdịch vụthẻthông qua việc thanh toán 5 loại thẻquốc tếthông dụng nhất trên thếgiới và độc quyền thanh toán thẻAmerican Express.

Hệthống máy giao dịch tự động ATM của ngân hàng Ngoại thương cũng phát triển mạnh với gần 2.500 máy ATM phục vụ khách hàng. Ngoài ra, hệ thống thẻ cho phép giao dịch đối với các thẻquốc tếvà cung cấp một sốdịch vụkhác cho chủ thẻghi nợnội địa như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, vấn tin tài khoản,…

Vietcombank luôn phối hợp với các Tổ chức thẻ quốc tế, Tổ chức chuyển mạch, các ngân hàng, các đối tác nhằm mang lại cho khách hàng sự tiện lợi khi sở hữu thẻcủa bất cứngân hàng nào. Ghi nhận những thành tích mà Vietcombank đạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

được và tinh thần hợp tác hướng đến lợi ích của khách hàng, hợp tác góp phần tạo nên một xã hội thông minh và hiện đại hơn. Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam đã trao cho Vietcombank giải thưởng “ Ngân hàng có thanh tích xuất sắc nhất trong hoạt động thẻvà có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thị trường thẻViệt Nam trong lễkỷniệm 15 năm phát triển của Hội thẻ

Ngân hàng Citibank Việt Nam (Citibank)

Hoạt động tại Việt Nam năm 1994, hiện nay Citibank Việt Nam là một trong những ngân hàng nước ngoài hàng đầu với các chi nhánh tại Hà nội và TP Hồ Chí Minh. Tại Việt Nam, Citibank được biết đến là một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng hiện đại với hàng loạt giải thưởng lớn.

Citibank là ngân hàng đầu tiên khởi động hệthống ngân hàng điện tử (1996), Ngân hàng đầu tiên khởi động hệthống ngân hàng trực tuyến (2000), Ngân hàng đầu tiên khởi động cổng thanh toán trực tuyến (2005). Bên cạnh đó Citibank đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế như: Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam n

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ Internet Banking tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Huế, xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến

DongA Bank Huế đi vào hoạt động với 1 phòng giao dịch trực thuộc và 1 Trung tâm giao dịch ngay trong trụ sở Chi nhánh, sẽ đáp ứng đầy đủ những sản phẩm dịch vụ dành

Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế và kết quả nghiên cứu về thực trạng đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Quân Đội

Tuy nhiên, thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ Mobile Banking tại ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) – chi nhánh Thanh Khê, TP Đà Nẵng còn tồn tại những hạn chế như:

Do đó, phát triển TDCN là một bước đi rất cần thiết đối với ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần, phân tán rủi ro trong

Từ những kết quả của nghiên cứu về đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thông qua việc triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, Agrbank- Phước Sơn không những thực hiện chủ trương hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của Chính phủ mà còn tạo điền kiện

Để tạo thuận tiện cho sự phát triển dịch vụ tiền gửi của từng chi nhánh, Hội sở đã thực hiện phân quyền cho chi nhánh để chi nhánh có thể tự xây dựng một số chương trình truyền thông