• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả phân tích hồi quy và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao

2.3.4. Xác định mức ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến động lực làm việc

2.3.4.4. Kết quả phân tích hồi quy và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm các biến theo từng nhân tố, tác giả tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy đa biến. Tiến hành đo lường xem mức độ tác động của các nhân tố tác động đến động lực làm việc chung của công nhân bằng phân tích hồi quy dựa trên việc đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố được rút trích.

Kết quả phân tích như sau:

Bảng 2.25 Kết quả hồi quy

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa

t Sig.

B Sai số chuẩn Beta

Hệ số chặn -0,657 0,231 -2,847 0,005

LTPL 0,167 0,040 0,197 4,158 0,000

DDCV 0,159 0,040 0,196 3,956 0,000

PCLD 0,232 0,039 0,276 5,895 0,000

VHCT 0,141 0,047 0,147 3,004 0,023

DN 0,092 0,040 0,107 2,301 0,023

DTTT 0,179 0,043 0,192 4,197 0,000

DKLV 0,185 0,040 0,209 4,662 0,000

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu SPSS )

Kết quả hồi quy cho thấy cả 7 nhân tố LTPL, DDCV, PCLD, VHCT, DN, DTTT, DKLV đều có mối tương quan cùng chiều với động lực chung của công nhân vì đều có mức ý nghĩa thống kê Sig. nhỏ hơn 0,05.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ta có mô hình hồi quy bội (theo hệ số hồi quy chuẩn hóa như sau:

DLLV = 0,197*LTPL + 0,196*DDCV + 0,276*PCLD + 0,147*VHCT + 0,107*DN + 0,192*DTTT + 0,209*DKLV

Dựa vào kết quả của mô hình hồi quy theo hệ số hồi quy chuẩn hóa ta thấy rằng, động lực làm việc (DLLV) của người lao động chịu ảnh hưởng của 7 nhân tố:

Nhân tố “Phong cách lãnh đạo” có ảnh hưởng lớn nhất đến động lực làm việc của người lao động vì có hệ số Beta lớn nhất, với hệ số β = 0,276. Nghĩa là khi động lực về phong cách lãnh đạo tăng lên 1 đơn vị thì động lực làm việc chung của người lao động về động lực làm việc tăng lên 0,276 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Tại môi trường làm việc trong Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng, qua quan sát thực tế cùng với quá trình nghiên cứu cho thấy cấp trên luôn biết cách khuyến khích, động viên và đối xử công bằng giữa những người lao động với nhau và điều này tạo nên động lực làm việc đáng kể cho người lao động thể hiện qua năng suất và hiệu quả công việc tăng lên, người lao động hứng thú với công việc.

Nhân tố “Điều kiện làm việc” là yếu tố có ảnh hưởng thứ hai đến động lực làm việc của người lao động sau nhân tố phong cách lãnh đạo, với hệ số β = 0,209. Nghĩa là khi động lực về điều kiện làm việc tăng lên 1 đơn vị thì động lực làm việc chung của người lao động về động lực làm việc tăng lên 0,209 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Nhân tố “Lương, thưởng và phúc lợi” có ảnh hưởng thứ ba với hệ số β = 0,197.

Nghĩa là khi động lực về lương thưởng và phúc lợi tăng lên 1 đơn vị thì động lực làm việc chung của người lao động về động lực làm việc tăng lên 0,197 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Nhân tố “Đặc điểm công việc” có ảnh hưởng thứ tư với hệ số β = 0,196. Nghĩa là khi động lực về đặc điểm công việc tăng lên 1 đơn vị thì động lực làm việc chung của người lao động về động lực làm việc tăng lên 0,196 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Nhân tố “Đào tạo và thăng tiến” có ảnh hưởng thứ năm với hệ số β = 0,192.

Nghĩa là khi động lực về đào tạo và thăng tiến tăng lên 1 đơn vị thì động lực làm việc chung của người lao động về động lực làm việc tăng lên 0,192 đơn vị, trong điều kiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

các yếu tố khác không đổi.

Nhân tố “Văn hóa công ty” có ảnh hưởng thứ sáu với hệ số β = 0,147. Nghĩa là khi động lực về văn hóa công ty tăng lên 1 đơn vị thì động lực làm việc chung của người lao động về động lực làm việc tăng lên 0,147 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Nhân tố “Đồng nghiệp” có ảnh hưởng ít nhất đến động lực làm việc, với hệ số β = 0,107. Nghĩa là khi động lực về đồng nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì động lực làm việc chung của người lao động về động lực làm việc tăng lên 0,107 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Sau khi thực hiện kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tương quan thì có 7 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động giống như mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu: Đặc điểm công việc, Điều kiện làm việc, Chính sách lương, thưởng và phúc lợi, Đào tạo và thăng tiến, Phong cách lãnh đạo, Đồng nghiệp, Văn hóa công ty. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết:

Hình 2.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao Phong cách lãnh đạo

Điều kiện làm việc

Lương thưởng phúc lợi

Đặc điểm công việc

Đào tạo và thăng tiến

Văn hóa công ty

Đồng nghiệp

Động lực làm việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.5. Đánh giá của người lao động về các yếu tố tạo động lực làm việc tại Công