• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG

2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao

lực nhằm tối đa hóa năng lực làm việc của họ, giữ chân nhân tài, gắn kết mối quan hệ bền chặt giữa người lao động và công ty.

2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động

+ Vào ngày nghỉ lễ, ít nhất bằng 300%

+ Đối với nhân viên làm thêm giờ vào ban đêm còn được trả thêm 20% tiền lương.

Hình thức trả lương: Chuyển vào tài khoản ATM cá nhân của người lao động.

Thời điểm thanh toán lương: Vào ngày cuối cùng của tháng.

2.2.1.2. Chính sách thưởng

Ngoài tiền lương phải trả cho nhân viên công ty luôn chú trọng quan tâm đến công tác khen thưởng để khuyến khích cả về mặt vật chất và tinh thần nhằm tạo động lực cho người lao động. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm các trưởng phòng và ban giám đốc công ty tiến hành họp và đánh giá, xét thành tích thi đua của các cá nhân và các phòng ban trong công ty để tiến hành khen thưởng.

Hiện nay hình thức thưởng công ty đang áp dụng chủ yếu là thưởng tiền cho người lao động với các hình thức như sau:

Khen thưởng đối với hoàn thành nhiệm vụ: Áp dụng đối với các phòng thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra, thưởng cho tập thể các phòng hoàn thành công việc trước thời hạn được giao, những cá nhân người lao động khi có những sáng kiến đóng góp mới tích cực và áp dụng được trong thực tiễn sẽ được thưởng với mức tiền thưởng quy định như sau:

+ Thưởng hoàn thành tốt với vị trí lãnh đạo trong công ty: 5.000.000/người/năm.

+ Thưởng thêm trách nhiệm điều hành: 500.000 đồng/ người/ năm.

+ Thưởng tập thể phòng, ban hoàn hành nhiệm vụ trước thời hạn được giao:

2.000.000 đồng/ tập thể.

+ Thưởng cho người lao động có phát kiến đóng góp mới tích cực, mang lại giá trị lớn cho công ty: 1.000.000 đồng/1 phát kiến áp dụng được trong thực tiễn.

+ Thưởng vào các dịp lễ, tết, và thưởng lương tháng thứ 13 cho nhân viên.

+ Thưởng cho cá nhân và tập thể làm việc xuất sắc hay có những đóng góp cải thiện môi trường làm việc, thưởng đối với những công nhân đạt năng suất cao trong làm việc, khen thưởng những nhóm chuyền có thành tích xuất sắc.

+ Thưởng cuối năm khi công ty đạt kết quả kinh doanh cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhìn chung quy chế khen thưởng của công ty đã kích thích người lao động và các tập thể phòng ban tích cực làm việc để đạt kết quả tốt nhất trong công việc.

2.2.2. Chính sách về phúc lợi

Công ty đảm bảo việc thực hiện các khoản phúc lợi bắt buộc theo quy định của pháp luật. Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động được ký hợp đồng lao động chính thức và được hưởng đầy đủ các chế độ do Nhà nước quy định. Công ty thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

+ Bảo hiểm xã hội: Công ty đóng 17% vào quỹ BHXH ( trong đó 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất), người lao động đóng 8% tiền lương cơ bản/ tháng.

+ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Công ty đóng 0,5%.

+ Bảo hiểm y tế: Công ty đóng 3% của tổng quỹ lương cơ bản của những người lao động tham gia bảo hiểm trong công ty, người lao động đóng 1,5% tiền lương cơ bản/ tháng để tham gia chế độ bảo hiểm.

+ Bảo hiểm thất nghiệp: Công ty đóng 1% và người lao động đóng 1%.

 Hoạt động công đoàn

+ Vào các ngày quốc tế phụ nữ công ty sẽ tặng hoa và quà cho lao động nữ.

+ Ngày sinh nhật của người lao động công ty sẽ gửi lời chức mừng và tặng quà.

+ Ngày quốc tế thiếu nhi công ty cũng có các phần quà dành tặng cho con của cán bộ, công nhân viên.

+ Bên cạnh những phúc lợi cơ bản dành cho công nhân, công ty còn đưa ra những chương trình và chính sách thể hiện sự quan tâm đến công nhân và gia đình của họ nhằm tạo động lực làm việc như: Cấp học bổng cho con em công nhân có thành tích học tập xuất sắc trong năm, khám sức khỏe định kỳ cho công nhân, tổ chức giải “Bóng đá Vinatex Phú Hưng”, tổ chức chương trình bốc thăm may mắn hay ngày hội “Gia đình”. Cùng với đó có các chương trình hỗ trợ cộng đồng, giúp đỡ nhân viên có hoàn cảnh khó khăn.

+ Công ty hỗ trợ xe đưa đón cán bộ, công nhân viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Những ngày nghỉ được hưởng lương:

+ Tết Dương lịch (ngày 01/01Dương lịch): 01 ngày + Tết Âm lịch: 05 ngày

+ Ngày Giải phóng miền Nam (ngày 30/04 Dương lịch): 01 ngày + Ngày Quốc tế lao động (ngày 01/05 Dương lịch): 01 ngày + Ngày Quốc khánh (ngày 02/09 Dương lịch): 01 ngày + Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10/03 Âm lịch): 01 ngày + Bản thân kết hôn: Nghỉ 03 ngày

+ Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày

+ Cha, mẹ chết (kể cả bên chồng, bên vợ), vợ hoặc chồng, con chết được nghỉ 03 ngày.

 Chế độ thai sản

+ Công ty áp dụng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH 2014.

Với những chính sách về phúc lợi mà công ty đang thực hiện đã làm cho người lao động hài lòng, cảm thấy mình được quan tâm, được coi khi làm việc tại công ty. Sự cảm kích của người lao động dành cho công ty khiến cho họ gắn bó lâu dài và tận tâm cống hiến hết mình với công việc.

2.2.3. Môi trường và điều kiện làm việc

 Thời gian làm việc

Làm việc 6 ngày trong tuần, mỗi ngày làm việc 8 tiếng, giờ làm việc theo ca như sau:

Bảng 2.9 Thời gian làm việc theo ca

Buổi Thời gian làm việc

Sáng 6h – 14h

Chiều 14h – 22h

Tối 22h – 6h

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Với đặc thù là nhà máy sản xuất với khối lượng công việc lớn liên quan tới chỉ, sợi vải nên không khí làm việc thường xuyên có nhiều bụi vải, bụi chỉ và những bụi

Trường Đại học Kinh tế Huế

này bám không ít vào áo quần, cũng như ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người lao động, cùng với đó là do tính chất công việc nên khó tránh khỏi tiếng ồn phát từ móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất. Đây là một vấn đề mà ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm và tạo không ít điều kiện để cải thiện môi trường làm việc một cách tốt nhất. Điển hình như những công tác sau như : Trang bị khẩu trang tránh bụi cho công nhân sản xuất trực tiếp, trang bị áo quần bảo hộ khi làm việc cho công nhân, mũ bảo hộ chống bụi,… Lên lịch phát sóng những chương trình liên quan tới vệ sinh nơi làm việc và an toàn lao động dành cho công nhân theo giờ hoặc theo ngày. Bố trí phòng y tế và những dụng cụ cấp cứu ngay tại nhà máy.

2.2.4. Chính sách đào tạo và thăng tiến

 Đánh giá hiệu quả công việc

Hoạt động đánh giá thực hiện công việc có ảnh hưởng quan trọng đến động lực làm việc của người lao động bởi vì thông qua đó thành tích, kết quả thực hiện công việc của người lao động được ghi nhận.

Quy trình thực hiện đánh giá như sau:

+ Trưởng các bộ phận chuyên môn đánh giá trực tiếp về kết quả thực hiện công việc của người lao động căn cứ vào các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá.

+ Phòng Tổ chức hành chính sẽ đánh giá về thái độ, ý thức và sự cống hiến của người lao động thông qua kết quả thực tế.

+ Ban giám đốc đánh giá cuối cùng dựa trên tổng hợp của phòng Tổ chức – Hành chính.

Việc đánh giá hiệu quả công việc được thực hiện thường xuyên nhằm đưa ra quyết định trong việc ký kết hợp đồng lao động, khen thưởng, đưa ra những cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến phù hợp đối với từng nhóm đối tượng. Đây cũng là cách thức để các nhà quản lý có được các nhìn toàn diện về chất lượng công nhân hiện tại, tìm ra và khắc phục được những thiếu sót, đưa ra những cách thức đào tạo phù hợp. Đồng thời, kết quả đánh giá cũng giúp công nhân nhìn nhận lại thành quả của mình là đạt hay không đạt yêu cầu, từ đó không ngừng nỗ lực cố gắng hoàn thiện tay nghề và kỹ năng nhiều hơn nữa để đáp ứng được những đòi hỏi của công việc, tìm ra

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Đào tạo

Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hoạt động có ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động bởi vì nó đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người lao động. Trước tình hình đó, công ty quan tâm đến vấn đề chất lượng nhân lực, làm sao để có đội ngũ người lao động đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó, số lao động mới được tuyển dụng, làm cho chất lượng cũng bị ảnh hưởng do Công ty chưa đủ nguồn lực để đào tạo kịp thời. Đánh giá được tình hình trên, công ty quan tâm đến vấn đề đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực, đào tạo các kỹ năng hỗ trợ nghiệp vụ cho người lao động để phù hợp với yêu cầu của công việc.

Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên các căn cứ sau:

+ Từ nhiệm vụ được giao, tình hình lao động tại công ty và khả năng biến động về lao động như chuyển công tác, nghỉ việc, thai sản,... Căn cứ vào đó công ty sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo khi cần thiết.

+ Căn cứ vào yêu cầu của công việc, lĩnh vực hoạt động của công ty, sự phát triển và đổi mới của công nghệ. Từ đó, công ty xác định mục tiêu cần đào tạo để đáp ứng yêu cầu của công việc.

 Các hình thức đào tạo

+ Đào tạo tại chỗ đây là hình thức đào tạo mang tích chất cơ bản, thường xuyên, lâu dài và ít tốn kém, những người thợ bậc cao đào tạo, truyền đạt kiến thức cho thợ bậc thấp, người nhiều kinh nghiệm truyền đạt cho cán bộ, công nhân viên mới. Về phương pháp triển khai của hình thức đào tạo tại chỗ là triển khai thường xuyên trong từng ca làm việc, hay triển khai theo từng lớp học gắn với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cụ thể.

+ Hình thức đào tạo bên ngoài: Áp dụng chủ yếu cho đối tượng quản lý đi học thêm các khóa học ngắn hạn về lãnh đạo hoặc các khóa học về chuyên môn nghiệp vụ đào tạo chuyên sâu những thợ bậc cao. Việc cử người đi đào tạo và xác định ai cần được đào tạo do trưởng các phòng trực tiếp đề xuất, Giám đốc là người trực tiếp xét duyệt đối với các vị trí từ quản lý trở lên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Để cải thiện hiệu suất làm việc cũng như tạo điều kiện cho công nhân được thử sức ở những công đoạn khác nhau, công ty tạo điều kiện để công nhân được đào tạo và được hướng dẫn ở nhiều công đoạn để giúp họ thích ứng với nhiều vị trí công việc.

+ Một số chương trình đào tạo mà công nhân công ty được tham gia như sau: Đào tạo cách xử dụng công nghệ máy móc, cách phát hiện những lỗi thường gặp ở máy móc và trang thiết bị, từ đó có thể tự sửa được những trục trặc cơ bản mà không phải mất thời gian chờ đợi thợ máy; đào tạo cách bảo vệ máy; đào tạo cách thức ngăn chặn những thương vong, đảm bảo an toàn lao động trong quá trình tham gia làm việc.

 Thăng tiến

Bên cạnh chính sách đào tạo đội ngũ lao động, công ty luôn xem trong công tác đề bạt và thăng tiến trong công việc cho người lao động, nhằm mục tiêu giúp họ nổ lực phấn đấu hơn trong việc, không những nâng cao hiệu quả làm việc mà còn đáp ứng mục tiêu giữ chân người lao động có năng lực.

Tùy vào từng vị trí và từng công việc cụ thể mà công ty đưa ra những cơ hội thăng tiến phù hợp. Cơ hội thăng tiến luôn mở ra đối với tất cả nhân viên và công ty không ngừng khuyến khích, tạo cơ hội thăng tiến trong công việc cho người lao động.

Công ty luôn tạo sự công bằng trong việc đề bạt, thăng tiến đối với tất cả nhiên viên, việc thăng tiến lên vị trí cao đòi hỏi người lao động phải có năng lực, có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng lãnh đạo tốt.

2.2.5. Phong cách của người lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo của người quản lý là một trong những nhân tố có vai trò tất yếu trong công tác khuyến khích tạo động lực cho người lao động. Phong cách lãnh đạo được đánh giá có ảnh hưởng lớn đến tâm lý, thái độ làm việc của nhân viên trong công ty. Đối với Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng, lãnh đạo theo phong cách dân chủ, nhân viên được khuyến khích đóng góp ý kiến, nêu lên quan điểm thông qua các cuộc họp với ban lãnh đạo hay qua hòm thư góp ý của công ty.

Lãnh đạo là những người có năng lực, và có khả năng quản trị tốt để được nhân viên tôn trọng và thừa nhận năng lực của mình. Ban lãnh đạo công ty luôn chú trọng

Trường Đại học Kinh tế Huế

đến công tác động viên nhân viên, luôn tạo ra bầu không khí thoải mái và thân thiện nơi làm việc để động viên, khích lệ tinh thần làm việc của người lao động. Cấp trên đối xử công bằng, không phân biệt đối xử, coi trọng năng lực và công nhận những đóng góp sẽ kích thích được sự nổ lực, và tinh thần làm việc của người lao động.

2.2.6. Đồng nghiệp

Trong Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng, giữa các đồng nghiệp với nhau luôn cho thấy sự hòa đồng, thân thiện, luôn gắn kết cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Trong một môi trường làm việc, mối quan hệ đồng nghiệp hòa đồng, thân thiện sẽ tạo được cảm giác thoải mái, có tinh thần khi làm việc. Ngược lại, nếu các mối quan hệ luôn căng thẳng, sẽ tạo nên áp lực cảm xúc tiêu cực và làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động