• Không có kết quả nào được tìm thấy

Những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát Hải Quan tại Chi cục

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT HÀNG HÓA

2.4. Đánh giá chung về những kết quả đạt được và hạn chế về công tác kiểm tra giám

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát Hải Quan tại Chi cục

Qua phân tích ý kiến đánh giá của CBCC hải quan và DN cùng với kinh nghiệm làm việc, sự hiểu biết và quá trình quan sát thực tế tại Chi cục hải quan CK cảng Chân Mây, Tác giả đã nhìn nhận và rút ra được các điểm còn hạn chế về hoạt động kiểm tra, giám sát như sau:

Thứ nhất, Chế độ chính sách pháp luật của nước ta về quản lý hải quan cũng như các quy định, văn bản liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát hải quan chưa ổn định, thường xuyên thay đổi và có một số văn bản còn mang tính chung chung.

Thứ hai, hạn chế về kết nối trao đổi thông tin. Thời gian qua, ngành Hải quan đã đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa hải quan, trong đó ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các khâu nghiệp vụ. Kết quả cải cách hiện đại hóa hải quan đã mang

Trường Đại học Kinh tế Huế

đến nhiều thuận lợi cho DN trong quá trình làm thủ tục XNK. Tuy nhiên trong lĩnh vực quản lý, kiểm tra, giám sát hàng hóa tại cảng biển vẫn chưa thực sự hiệu quả, sự kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan với doanh nghiệp kinh doanh vẫn còn hạn chế. Điều này dẫn đến việc kiểm tra, theo dõi quản lý hàng tại cảng của cơ quan hải quan gặp nhiều khó khăn

Ba là, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu còn hạn chế. Chất lượng, số lượng trang thiết bị kiểm tra giám sát của Chi cục chưa thực sự đáp ứng, phần lớn là kiểm tra, giám sát thủ công do CBCC hải quan thực hiện.

Bốn là, một số CBCC chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, chưa có ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỹ luật; Một số CBCC chưa có đủ năng lực do công tác đào tạo, phát triển chưa hợp lý, không sát với thực tế.

Năm là, công tác tuyên truyền chưa đổi mới, nội dung chưa đầy đủ, thông tin mới đến với doanh nghiệp chưa kịp thời. Bên cạnh đội ngủ CBCC còn thiếu kỹ năng, chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác tuyên truyền, làm việc theo chế độ kiêm nghiệm,... Vì vậy, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hải quan hiệu quả mang lại chưa cao.

Sáu là, Công tác phối kết hợp giữa cơ quan Hải quan và các lực lượng khác chưa thực sự hiệu quả như: tốc độ xử lý công việc của các bên liên quan còn chậm, không đáp ứng kịp thời; Chưa có hệ thống thông tin đồng bộ hóa giữa cơ quan hải quan và các lực lượng liên quan dẫn đến tình trạng thông tin truyền đi chậm gây khó khăn trong việc trao đổi và tiếp nhận thông tin.

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh đến thủ tục hải quan, công tác kiểm tra, giám sát hải quan quá nhiều và thường xuyên thay đổi, nhiều khi văn bản sau phủ định lên văn bản trước đó, nhiều nội dung quy định chưa rõ nên cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc thực hiện đúng quy định.

Thứ hai, sự thay đổi trong phương pháp quản lý của cơ quan hải quan

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngành Hải quan nói chung và Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây nói riêng đã chuyển từ phương pháp quản lý truyền thống sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại ( Với phương pháp này Cơ quan hải quan hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp hành chính vào hoạt động xuất nhập khẩu và nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp). Do đó, nhiều doanh nghiệp sẽ lợi dụng khe hở pháp luật nhằm trục lợi, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế với những thủ đoạn, hình thức tinh vi mà cơ quan hải quan khó phát hiện. Chỉ một số ít trường hợp có thông tin, nghi vấn, các cơ quan kiểm tra đột xuất mới phát hiện vi phạm, điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho môi trường cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh tế nói chung.

Ba là, Chưa có một tổ chuyên phụ trách về kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khâu giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm. Một số cán bộ làm công tác trực tiếp kiểm tra, giám sát hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu chưa chủ động nghiên cứu để nắm vững yêu cầu của luật, triển khai còn lúng túng, nhiều vấn đề thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết của cơ sở nhưng vẫn chuyển lên cấp trên, khi báo cáo vụ việc ít có đề xuất biện pháp giải quyết.

Bốn là, Tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp chưa cao

Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn chân chính, một số doanh nghiệp do chạy theo lợi nhuận nên sử dụng bất cứ phương thức, thủ đoạn bất chính nào để gian lận thương mại, trốn thuế nhằm mục đích lợi nhuận. Điều này làm cho công tác quản lý hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp không nắm vững pháp luật, trình độ nhân viên làm công tác xuất nhập khẩu còn hạn chế, thường xuyên thay đổi nhân viên, do vậy cơ quan hải quan phải tốn rất nhiều thời gian và công sức trong việc hướng dẫn doanh nghiệp và thủ tục hải quan.

Năm là, ngành hải quan đang triển khai thủ tục hải quan điện tử nhưng hạ tầng CNTT chưa đủ mạnh, thường xuyên có các sự cố, các phần mềm ứng dụng CNTT trong quản lý còn nhiều bất cập chưa tương thích với các quy định của các văn bản pháp luật làm cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan đều gặp nhiều khó khăn trong

tổ chức thực hiện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HÓA XNK TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CK

CHÂN MÂY