• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA

1.3. Cơ sở thực tiễn

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu, các hiệp định thương mại somg phương, đa phương đã ký kết và việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới làm cho lượng giao thương hàng hóa tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh ngày càng tinh giảm bộ máy tổ chức làm cho áp lực công việc của ngành hải quan trong đó việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh ngày càng lớn, đòi hỏi cần đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ trong quá trình thông quan hàng hóa.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin là phương thức tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính rút ngắn thời gian thông quan.

Đặc điểm của công tác kiểm tra, giám sát hải quan là phải kiểm tra, giám sát trực tiếp từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, số lượng tờ khai, lớn, công tác quản lý phức tạp. Do vậy, nếu chỉ thực hiện thủ công thì cần rất nhiều nhân lực, chi phí cao.

Nếu được trang bị trang thiết bị hiện đại như máy soi container, máy kiểm tra độ sâu, máy đọc mã vạch, máy tính, các hệ thống CNTT thì quá trình kiểm tra, giám sát hải quan sẽ được tự động hóa cao giúp thông quan hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi hoạt động XNK mà vẫn quản lý chặt chẻ và hiệu quả.

Sự hợp tác của các lực lượng tham gia quá trình kiểm tra, giám sát.

Công tác quản lý nhà nước về hải quan muốn thực hiện hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp rất nhiều lực lượng cùng tham gia cả gtrong và ngoài ngành như: Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Khoa học công nghệ, nông – lâm nghệp, kiểm dịch... chính vì vậy công tác phối kết hợp giữa cơ quan hải quan với các ngành liên quan là hết sức quan trọng. Nếu công tác phối hợp chặt chẻ, đúng chức năng và quyền hạn thì làm giảm thời gian thông quan, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan. Cơ chế quản lý nhà nước về hải quan hiện nay cũng đòi hỏi sự hợp tác, cung cấp thông tin doanh nghiệp của các ngân hàng.

1.3.1.1 Kinh nghiệm của hải quan trong nước

Kinh nghiệm của Cục hải quan Đà nẵng

Cục Hải quan Đà Nẵng đẩy mạnh triển khai có hiệu quả công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, ứng dụng CNTT, thủ tục hải quan điện tử, đẩy mạnh triển khai cơ chế Một cửa quốc gia đường biển, đường hàng không, hệ thống Giám sát hải quan tự động. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế sai sót xảy ra, thực hiện đúng quy trình thủ tục hải quan, đồng thời không làm chậm trễ, gây khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp. Phối hợp các cơ quan đơn vị chức năng trong và ngoài ngành trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát ma túy, văn hóa phẩm cấm nhập khẩu, các mặt hàng trọng điểm, nhạy cảm… Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có tâm, có tầm, lưu ý thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp, khách xuất nhập cảnh đường biển và đường hàng không.

Kinh nghiệm của Cục hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu

Phát triển hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và năng lực trình độ, đảm bảo đủ điều kiện để thực thi nhiệm vụ được giao. Qua đó, đơn vị cũng đã tiến hành xây dựng nhiều kế hoạch tuần tra kiểm soát để tạo thế chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; hỗ trợ cung cấp thông tin phục vụ kiểm tra, kiểm hóa, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan; góp phần thực hiện tốt cải cách, hiện đại hoá thủ tục hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong hoạt động kinh doanh XNK hàng hóa của doanh nghiệp.

Kinh nghiệm của Cục hải quan TP.HCM

Với quyết tâm tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng, trong sạch, Cục Hải quan TPHCM quyết tâm đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Theo đó Cục Hải quan TP sẽ tập trung đánh giá cũng như phân loại những doanh nghiệp tiềm tàng về gian lận để có những biện pháp tập trung kiểm soát chuyển luồng kiểm tra. Bên cạnh đó, Cục cũng nâng cao nghiệp vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

kiểm tra sau thông quan tại các đơn vị để phát hiện và truy thu những gian lận mà doanh nghiệp cố tình khai báo sai trong khâu thông quan.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của hải quan nước ngoài

Kinh nghiệm quản lý hải quan của Hải quan Trung quốc - Hải quan thông minh.

Áp dụng công nghệ hiện đại: truy xuất nguồn gốc, robot, máy bay không người lái, công nghệ Big Data, chia sẽ dưc liệu,..

Tíc hợp quản lý thông ming, tối ưu quản lý nguồn nhân lực.

Cảnh báo sớm, quản lý chuỗi logistic, xác định trọng điểm.

- Biên giới thông minh

Thu thập sữ liệu tự động, truyền dữ liệu theo thời gian thực, chia sẽ thông tin, hợp tác phòng ngừa giữa các cơ quan quản lý biên giới.

Sử dụng cơ chế một cửa; Ứng dụng dữ liệu lớn biên giới; Hợp tác xuyên biên giới.

- Kết nối thông minh

Kết nối mạng lưới hải quan điện tử toàn cầu; Hợp tác toàn cầu trong xây dựng chuỗi cung ứng thông minh; Điều chỉnh hải quan quản trị thông minh.

Kinh nghiệm quản lý hải quan của Hải quan Hàn Quốc

Năm 2018, hải quan hàn quốc phát động nghiên cứu HQ thông minh, áp dụng Al, Blockchain, Big Data.

Thiết lập nền tảng mới của hệ thống UNI-PASS dựa trên công nghệ Blockchain.

Trao đổi dữ liệu về thương mại xuyên biên giới và các luồng Logistic ( vd: trao đổi dữ liệu C/O Việt Nam – Hàn Quốc).

Kết nối, chia sẽ thông tin tin cậy theo thời gian thực (e-vommerce).

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.3.1.3 Bài học kinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu đối với Chi cục Hải quan CK cảng Chân Mây

Chú trọng công tác cán bộ thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao năng lực chuyên môn, phân công cán bộ hợp lý, đúng chuyên môn, có kinh nghiệm trong kiểm tra, giám sát hàng hóa về hải quan.

Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật nhà nước về hải quan và hỗ trợ, giải đáp kịp thời cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Các bộ phận, các bộ được phân công phải thực hiện đúng quy trình về kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo đúng quy định của pháp luật và của ngành ban hành.

Báo cáo kịp thời các phát sinh vướng mắc với cấp trên để có hướng xử lý ngay nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu mà vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ tránh lợi dụng của một số doanh nghiệp làm ăn không chân chính.

Phối hợp chặt chẻ với các cơ quan chức năng liên quan đến quá trình kiểm tra, giám sát thủ tục hải quan nhằm thực hiện kiểm tra giám sát hiệu quả, tránh chồng chéo.

Thường xuyên nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, xây dựng kế hoạch, tổng hợp, theo dõi, phân tích dự báo tình hình để có sự chuẩn bị, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế (như chuẩn bị về con người, cơ sở hạ tầng, triển khai các ứng dụng CNTT, chế độ quản lý kiểm tra, giám sát phù hợp,...) nhằm ổn định hoạt động XNK và hoàn thành tốt nghĩa vụ thu thuế được giao.

Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính qyền, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT HÀNG HÓA