• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ý kiến đánh giá và nhận định của các đối tượng được điều tra

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

2.3. Đánh giá của các đối tượng đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại

2.3.2. Ý kiến đánh giá và nhận định của các đối tượng được điều tra

2.3.2.1. Về công tác lập và giao dự toán

Ý kiến đánh giá về việc dựa trên các căn cứ theo quy định để thực hiện lập và giao dự toán được thể hiện ở bảng 2.10 sau đây:

Bảng 2.10. Đánh giácủacác cán bộquảnlý thu ngân sách về một số căn cứ trong việc lập và giao dự toán

Nội dung

Ý kiến đánh giá

Có % Không % Tổngcộng

1.Chế độ chính sách thu hiện hành 78 78 22 22 100

2.Tính đến sự biến động của giá cả 67 67 33 33 100

3.Tỷ lệ phân chia các khoản thu NS 71 71 29 29 100

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nội dung

Ý kiến đánh giá

Có % Không % Tổngcộng 4.Tình hình thực hiện dự toán năm trước 81 81 19 19 100

5. Dự toán cấp trên giao 95 95 5 5 100

6.Kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương 79 79 21 21 100 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tracủa tác giả Qua điều tra 100 người được phỏng vấn cho thấy phần lớn các ý kiến đều đánh giá cao với việc dựa vào các căn cứ theo quy định để lập và giao dự toán thu hàng năm.

Tuy vậy, vẫn còn một số ý kiến cho rằng khi lập và giao dự toán hàng năm các cơ quan có thẩm quyền chưa dựa vào đầy đủ các căn cứ nêu trên mà đôi lúc còn mang tínhđịnh tính, tỷ lệ ý kiến đánh giá thấp nhất là 5,0% và cao nhất là 33,0% cho từng căn cứ trên tổng phiếu điều tra. Do việc tổ chức quản lý ngân sách theo mô hình “lồng ghép” nên việc quyết định dự toán ngân sách của địa phương chỉ mang tính hình thức và quyết định những chỉ tiêu mà cấp trên đã quyết định rồi, không phát huy được vai trò của HĐND ở địa phương. Do đó, chu trình ngân sách kéo dài, thời gian dành cho mỗi khâu ngắn, không đủ để chắc chắn các khoản thu được giao là chính xác.

Dự toán ngân sách Nhà nước chỉ là kế hoạch năm, chưa có kế hoạch dài hạn, việc lập dự toán không được định hướng chiến lược,dẫn đến:

- Kế hoạch tài chính đôi khi không đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Các dự án, công trình thường kéo dài nhiều năm nhưng kế hoạch tài chính thường là một năm, do đó các quyết định thiếu tầm chiến lược.

- Bố trí kế hoạch tài chính khó phù hợp với kếhoạch phát triển kinh tế xã hội.

Ở bảng 2.11, Kết quả đánh giá mức độ rõ ràng,đầy đủ, sự phù hợp với thực tế địa phương của các căn cứ phục vụ công tác lập dự toán cho thấy tỷ lệ ý kiến đánh giá đồng ý đối với các mức độ chiếm tỷ lệ khá cao trên tổng sốquan sát. Tuy nhiên vẫn còn có ý kiến đánh giá chưa đồng ý với các căn cứ để thực hiện lập dự toán, điều này cho thấy cần xem xét kỹ lưỡng các căn cứ trong quá trình lập dự toán nhằm nâng cao chất lượng dự toán phù hợp với luật định và thực tiễn của địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.11. Đánh giácủa cán bộ quản lý thu ngân sách về mức độ rõ ràng, đầy đủ, phù hợp với thực tế địa phương trong công tác lập dự toán

Ý kiến đánh giá

Tần suất đánh giá Mức độ rõ

ràng Mức độ đầy đủ Phù hợp với thực tế địa phương

Phiếu % Phiếu % Phiếu %

Rất không đồng ý 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Không đồng ý 4 4,0 8 8,0 12 12,0

Bình thường 25 25,0 26 26,0 33 33,0

Đồng ý 35 35,0 37 37,0 42 42,0

Rất đồng ý 36 36,0 29 29,0 13 13,0

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả 2.3.2.2. Chức năng giám sát của HĐND các cấp đối với công tác thu ngân sách

Chức năng giám sát của HĐND các cấp đối với công tác thu ngân sách được đánh giá bởi các cán bộ trong cơ quan quản lý nhà nước và đối tượng nộp ngânsách được thể hiện qua bảng 2.12 sau đây:

Bảng 2.12. Đánh giácủa cán bộ quản lý thu ngân sáchvề chức năng giám sát của HĐND các cấp

Ý kiến đánh giá Số phiếu %

Yếu 5 5,0

Trung bình 30 30,0

Tốt 45 45,0

Rất tốt 20 20,0

Tổng cộng 100 100

(Nguồn: Kết quả xử lýsố liệu điều tracủa tác giả) Qua số liệu điều tra cho thấy, ý kiến đánh giá hoạt động giám sát của HĐND là tốt chiếm45%, rất tốt chiếm 20,0% trên tổng sốphiếu điều tra. Ý kiến đánh giá cho là trung bình chiếm 30,0%, và yếu là 5,0% trong tổng số phiếu điều tra. Điều này cho thấy, phần lớn ý kiến đánh giá cao hoạt động giám sát của HĐND. Tuy vậy, vẫn còn

Trường Đại học Kinh tế Huế

có ý kiến chưa đồng tình do việc giám sát đối với dự toán chỉ tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ chi ngân sách là chủ yếu. Cán bộ chuyên trách số lượng còn ít, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, thời gian giám sát còn ít vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giám sát.

2.3.2.3. Đánh giá mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thu ngân sách tạiPhòng Tài chính–Kế hoạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Bảng 2.13. Đánh giácủa cán bộ quản lý thu ngân sách và đối tượng nộp ngân sách vềmức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

công tác thu ngân sách

Chỉ tiêu Mức đánh giá (%) Điểm

TB

1 2 3 4 5

Thúc đẩy và phát triển sản xuất, kinh

doanhtrên địa bàn 3,3 6,7 24,7 40,7 24,7 3,77

Chất lượng cán bộ 1,3 2,0 24,7 52,0 20,0 3,87

Mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện

1,3 6,0 30,0 44,7 18,0 3,72

Khai thác các nguồn thu 1,3 3,3 23,3 43,3 28,7 3,95

Chất lượng công tác lập dự toán thu ngân

sách 2,0 1,3 23,3 52,0 21,3 3,89

Chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước 0,7 2,0 20,0 56,0 21,3 3,95

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng

nộp thuế 2,0 2,7 17,3 52,0 26,0 3,97

Ứng dụng tin học trong quản lýthu 0,7 0,7 14,7 54,0 30,0 4,12

Công tác quyết toán thu ngân sách nhà nước 1,3 3,3 14,0 52,7 28,7 4,04

Công tác thanh, kiểm tra 1,3 3,3 13,3 51,3 30,7 4,07

Công khai, minh bạch tài chính các cấp 0,7 1,3 20,7 56,0 21,3 3,96

Khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm

trong quản lý thu ngân sách nhà nước 2,0 3,3 14,7 59,3 20,7 3,93 Đánh giá chung công tác thu ngân sách 0,7 3,3 16,7 54,7 24,7 3,99

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thông qua tổng hợp 150 phiếu điều tra thu thập được ta có kết quả đánh giá mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thu ngân sách thể hiện qua bảng số liệu 2.13. Qua phân tích số liệu điều tra ta thấy các ý kiến đánh giá về các biện pháp đã thực hiện dao động xung quanh mức trunh bình nhưng chưa đạt đến mức độ đánh giá tốt. Vấn đề được đánh giá cao nhất đạt giá trị trung bình 4,12 điểm-Ứng dụng trong quản lý thu. Đây là một trong những chủ trương được huyện đề ra và mang lại hiệu quả thiết thực nhằm nêu cao hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách. Vấn đề được đánh giá thấp điểm nhất là mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện (3,72 điểm) và Thúc đẩy và phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn (3,77 điểm). Điều này cho thấy sự phối hợp trong công tác quản lý thu chưa tốt, bên cạnh đó việc thúc đẩy và phát triển kinh doanh trên địa bàn chưa thực sự mang lại hiệu quả để tăng thu ngân sách.

Đây chính là một trong những hạn chế lớn nhất, do vậy trong thời gian tới cần có nhiều giải pháp hơn nữa để nâng cao mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan bộ máy quản lý thu ngân sách cũng như thúc đẩy và phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện ngày càng tốt hơn.

2.4. Đánh giá chung về quản lý thu ngân sách nhà nước tạiPhòng Tài chính–