• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUNGÂN SÁCH

1.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước huyện

1.2.5. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước huyện

Là việc quản lý toàn bộ các khoản thu NSNN huyện hàng năm qua các khâu:

Lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra, thanh tra thu NSNN huyện.

1.2.5.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN cấp huyện

Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ

Trường Đại học Kinh tế Huế

chức bộ máy và các mối quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu ngân sách.

Nếu bộ máy hoạt động phân cấp, phân nhiệm không rõ ràng thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu, chi ngân sách.

1.2.5.2. Lập dự toán thu ngân sách huyện

Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán thu ngân sách là nhằm tính toán đúng đắn thu ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các chỉ tiêu thu của ngân sách trong kỳ kế hoạch.

- Yêu cầu đối với lập dự toán thu ngân sách huyện:

Phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêu cầu của Luật NSNN.

Dự toán thu phải tổng hợp theo từng lĩnh vực và chi tiết đến từng sắc thuế, từng khoản thu.

Dự toán phải lập đúng nội dung, biểu mẫu, thời gian quy định

Dự toán thu ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh, giải trình cụ thể.

Dự toán thu phải đảm báo cân bằng với dự toán chi

-Căn cứ lập dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm của huyện

Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh hàng năm của huyện; Chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch, của các ngành, đơn vị khác có liên quan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Lập dự toán thu ngân sách phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong năm kế hoạch. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là cơ sở, căn cứ để đảm bảo các nguồn thu cho ngân sách.

Lập dự toán thu NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách các năm trước, đặc biệt là năm báo cáo.

Lập dự toán thu ngân sách phải dựa trên các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu ngân sách; Các quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý thu ngân sách.

Phân cấp nguồn thu (đối với dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định (đối với dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định).

Số kiểm tra về dự toán thu ngân sách do Sở Tài chính (Cục thuế) thông báo.

- Quy trình lập dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Được thực hiện qua ba giai đoạn sau:

Giai đoạn 1:Hướng dẫn lập dự toán thu NS và thông báo số kiểm tra:

Trước ngày 31/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau; Trước ngày 10/6 Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán thu NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán thu NSNN cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TW và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; UBND cấp tỉnh tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán thu NS cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện; UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra vềdự toán NS cho các đơn vị trực thuộc và UBND các xã, thị trấn.

Giai đoạn 2:Lập và thảo luận dự toán thu Ngân sách:

Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập dự toán thu NS trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư cùng cấp trước ngày 20/7 kèm theo bản thuyết

Trường Đại học Kinh tế Huế

minh chi tiết căn cứ tính toán từng khoản thu; Cơ quan Tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán NS với các cơ quan, đơn vị cùng cấp và UBND các xã, thị trấn, cơ quan tài chính cấp dưới (đối với năm đầu của thời kỳ ổn định NS);cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các đơn vị dựtoán NS trực thuộc trong quá trình lập dựtoán.

Giai đoạn 3:Quyết định phân bổ, giao dự toán thuNSNN:

Quốc hội quyết định dự toán thu NSNN, phân bổ NS Trung ương (TW) năm sau trước ngày 15/11 năm trước; Trước ngày 20/11 căn cứ vào các nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu NS cho từng lĩnh vực, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Trung ương theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP; Trước ngày 10/12 HĐND cấp tỉnh quyết định giao dự toán thu NSĐP.

Căn cứ Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu cho từng cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP và giữaNS các cấp chính quyền địa phương chotừnghuyện.

Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu NS của UBND cấp trên, UBND huyện trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu NSĐP và giao nhiệm vụ thu ngân sách cho cấp xã, đảm bảo dự toán thu NS cấp xãđược quyết định trước ngày 31/12 năm trước.

1.2.5.3. Chấphành dự toán thu ngân sách nhà nước huyện

Là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu trong kế họach NSNN trở thành hiện thực[12]. Nội dung cụ thể như sau:

Chỉ có cơ quan tài chính, cơ quan thuế và cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu NSNN.

Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Phối hợp với các cơ quan nhà nước khác tổ chức thu đúng Pháp luật; Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của UBND và sự giám sát của HĐND về công tác thu ngân sách tại địa phương; Phối hợp với Mặt trận

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định.

Cơ quan thu các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức quản lý, thực hiện thu thuế và các khoản thu khác phải nộp NSNN do tổ chức, cá nhân nộp; đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách phải nộp đầy đủ, kịp thời vào NSNN; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

1.2.5.4. Công tác quyết toán thu ngân sách nhà nước huyện

Là phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành thu NSNN.

Quyết toán thu NSNN được thực hiện tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận lại quá trình chấp hành thu ngân sách qua một năm, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, bổ sung cho công tác lập ngân sách cũng như chấp hành ngân sáchở những chu trình tiếp theo[36].

Quyết toán thu NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý thu NSNN, thông qua quyết toán thu NSNN có thể cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh tế, xã hội trong từng thời gian, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong quản lý thu NSNN. Quyết toán thu NSNN phải đảm bảo tính chính xác, trung thực và kịp thời.

Theo Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, quyết toán thu ngân sách và báo cáo quyết toán thu ngân sách phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Số liệu quyết toán là số liệu đã thực hạch toán thu NSNN tại KBNN.

- Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ.

- Báo cáo quyết toán năm của cấp có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước huyện về tổng số và chi tiết.

- Báo cáo quyết toán phải kèm thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu so với dự toán.

- Trình tự lập, gửi, xét duyệt báo cáo thu NSNN năm đối với đơn vị dự toán.

- Trình tự lập, thẩm định, phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán thu NSNN năm của ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.2.5.5. Công tác thanh tra, kiểm tra thu ngân sách nhà nước huyện

Kiểm tra, thanh tra là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý thu NSNN. Nó đảm bảo cho việc thực hiện thu NS đúng pháp luật. Công tác kiểm tra, thanh tra được thực hiện bởi nhiều cơ quan. Trong đó, chịu trách nhiệm chính và trước hết là thủ trưởng đơn vị dự toán, chủ tịch UBND các xã, thị trấn phải trường xuyên kiểm tra, đối chiếu với chính sách, chế độ về quản lý thu NS để đảm bảo việc thu NS đúngquyđịnh.

Các Bộ, các đơn vị dự toán cấp trên chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các chế độ thu và quản lý thu của các đơn vị trực thuộc và hướng dẫn các đơn vị này thực hiện.

Cơ quan tài chính, cơ quan thu NS, cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ thu, nộp NS.

Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành thu NSNN và quản lý thu NSNN. Thanh tra tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra của mình.

Nhiệm vụ, quyềnhạn và trách nhiệm của Thanh tra tài chính trong việc thanh tra quản lý thu ngân sách được quy định trong văn bản riêng của Chính phủ.

Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách. Việc khiếu nại, khởi kiện, tố cáo và việc giải quyết được thực hiện theo quy định của pháp luật.