• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

2.2. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính – Kế hoạch

2.2.2. Thực trạng công tác lập dự toán thu ngân sách huyện

2.2.1.1.Phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch

Cơ sở phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách ở huyện Bố Trạch thực hiện theo Nghị quyết số10/2016/NQ-HĐND ngày08/12/2016 của Hội đồngNhân dân tỉnh Quảng Bình về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách tỉnh Quảng Bình và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.1. Tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa NS tỉnh, huyệnthời kỳ 2017-2020 Đơn vị tính: %

Số thứ

tự

Các khoản thu Tổng

số

Chia ra ngân sách các cấp Cấp tỉnh Cấp huyện Quỹ

phát triển đất

Ngân sách

cấp tỉnh

Ngân sách huyện,

thị xã, t.phố

Ngân sách xã, phường

, thị trấn 1 Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp của

doanh nghiệp nhà nước

100 80 20

2 Tiền thuê mặt nước trên địa bàn huyện 100 50 50 3 Tiền thuê đất

-Trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố 100 10 50 40 -Trên địa bàn các xã thuộc huyện, thị xã,

thành phố

100 10 10 80

4 Thu tiền sử dụng đất

4.1 Các xã chưa hoàn thành xây dựng nông thôn mới thuộc huyện, thịxã, thành phố

100 10 10 80

4.2 Các xãđã hoàn thành xây dựng nông thôn mới trước 2016thuộc huyện, thị xãđược hưởng trong 2 năm 2017, 2018

100 10 10 80

4.3 Các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới từ 2016 trở đi thuộc huyện, thị xã được hưởng thêm 2 năm sau năm hoàn thành

100 10 10 80

4.4 Sau 2 năm được hưởng theo tỷ lệ ở Điểm 4.3 và 4.4, các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới thuộc huyện, thị xã được hưởng theo tỷ lệ

100 10 20 10 60

Nguồn:Quyết định của UBND tỉnh QuảngBình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.2. Tỷlệphân chia nguồnthu NS huyệnthờikỳ2017-2020 Đơn vị tính: %

Số thứ

tự

Các khoản thu Tổng

số

Ngân sách huyện,

thị xã, t.phố

Ngân sách xã, phường, thị trấn

1 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

- Trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã, thành phố

100 30 70

2 Thuế tài nguyên của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã

- Trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố do Chi cục Thuế thu

100 50 50

3 Lệ phí môn bài từ cá nhân, hộ kinh doanh

- Trên địa bàn xã, phường thuộc thị xã; xã, thị trấn thuộc huyện; xã thuộc thành phố

100 30 70

4 Lệ phí trước bạ nhà, đất và các tài sản khác

- Trên địa bàn xã, thị trấn thuộc huyện; xã, phường thuộc thị xã; xã thuộc thành phố

100 30 70

5 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ hộ gia đình 100 30 70 Nguồn: Quyết định của UBND tỉnh QuảngBình Dựa vào bảng 2.1 và bảng2.2 ta thấy công tác phân cấp còn một số hạn chế:

Quy định về phân cấp nguồn thu được áp dụng chung cho tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn trong khi trình độ phát triển KT-XH cũng như đặc thù của mỗi xã,

Trường Đại học Kinh tế Huế

thị trấn là khác nhau. Vì vậy, áp dụng quy định theo Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND là chưa đảm bảo được yêu cầu cho từng xã, thị trấn cụ thể, có nơi thiếu nguồn thu, có nơi có nguồn thu dồi dào trong khi ngân sách của toàn huyện vẫn chưa đảm bảo nhiệm vụ chi hàng năm.

Phân cấp thu ngân sách hiện nay chưa đảm bảo số thu ngân sách hàng năm của ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xãđủ lớn để chủ động nguồn ngân sách cho chi tiêu hàng năm cũng như khuyến khích các địa phương trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách.

2.2.1.2. Thực trạng công tác lập dự toánthu ngân sách huyện

Hàng năm vào đầu quý 3, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chủ trì, phối hợp với Chi cục Thuế huyện và các cơ quan liên quan, trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, phân cấp của tỉnh, số ước thực hiện thu năm trước và các chỉ tiêu liên quan thực hiện xây dựng dự toánthu ngân sách. Việc lập dự toán thu ngân sách cấp huyện có thảo luận với các đơn vị dự toán thuộc cấp huyện quản lý và các xã, thị trấn vào năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách. Dự toán thu cấp huyện sau khi lập xong báo cáo Thường trực HĐND huyện,đồng thời gửi sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh quyết định phân bổ. Sau khi có quyết định phân bổ dự toán của UBND tỉnh, Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện quyết định dự toán thu NSNN huyện. Khi dự toán đãđược HĐND phê chuẩn, UBND huyện sẽ quyết định phân bổ dự toán thu ngân sách cho từng đơn vị dự toán và từng xã, thị trấn đảm bảo đúng thời gian.

Việc phân bổ và giao dự toán thu ngân sách hàng năm phải trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện thu ngân sách năm trước; căn cứ các Luật thuế, các chế độ thu, khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, trốn thuế, lậu thuế và gian lận thương mại, tăng cường đôn đốc thu nợthuế và cưỡng chế nợ thuế, hạn chế nợ mới phát sinh, thu hồi kịp thời số tiền thuế, tiền phạt phát hiện, ghi thu sau thanh tra, kiểm tra.... nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.3. Tình hình dự toánthu ngân sách nhà nướchuyệnBố Trạch qua 3 năm2015 -2017

TT Chỉ tiêu

Năm 2015 (Tr.đ)

Năm 2016 (Tr.đ)

Năm 2017 (Tr.đ)

So sánh (%) 2016/

2015

2017/

2016 TỔNG THU NSNN 601.044 624.731 807.519 103,94 129,26 PHÂN THEO CẤP

1 Cấp tỉnh 456.839 444.743 619.161 97,35 139,22 2 Cấp huyện 48.314 60.260 65.436 124,73 108,59 3 Cấp xã 95.891 119.728 122.922 124,86 102,67

PHÂN THEO LOẠI

A THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN 144.205 179.988 188.358 124,81 104,65 I Thu trong cân đối ngân sách 116.782 144.038 153.625 123,34 106,66

* Thu từ thuế, phí, lệ phí 55.080 72.002 75.411 130,72 104,73 1 Thu khu vực CTN- NQD 32.652 36.056 36.371 110,43 100,87 2 Thuế thu nhập cá nhân 2.856 9.326 7.800 326,54 83,64 3 Lệ phí trước bạ 13.677 19.855 24.500 145,17 123,39 4 Phí và lệ phí 5.895 6.765 6.740 114,76 99,63

* Các khoản thu từ đất 52.837 64.236 71.661 121,57 111,56

1 Thuế SD đất phi NN 106 151 71 142,45 47,02

2 Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước 150 1.800 1.800 1.200,00 100,00 3 Thu tiền sử dụng đất 51.100 60.500 67.300 118,40 111,24 4

Thu tiền cấp quyền khai thác

khoáng sản 100 200 420 200,00 210,00

5

Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi

công sản 1.381 1.585 2.070 114,77 130,60

* Thu khác (bao gồm thu phạt

ATGT) 8.865 7.800 6.553 87,99 84,01

II Thu, chi quản lý qua NSNN 27.423 35.950 34.733 131,09 96,61

1 Học phí 3.563 3.500 4.183 98,23 119,51

2 Các khoản đóng góp 20.860 28.700 24.050 137,58 83,80 3 Phí phong nha 3.000 3.750 6.500 125,00 173,33 B NS CẤP TRÊN BỔ SUNG 456.839 444.743 619.161 97,35 139,22

Nguồn:Phòng Tài chính–KH huyện

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dựa vào bảng số liệu 2.3 ta thấy, dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ công tác lập dự toán đã có sự phân tích các yếu tố tác động, phần nào phản ánh tình hình phát triển KT –XH của huyện. Công tác lập dự toán đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh nhằm thu đúng và đầy đủ các khoản thu, tránh thu sai. Tuy nhiên, dự toán thu hàng năm lập còn thấp, chưa tích cực, chưa đảm bảo mức tăng tối thiểu từ 14% - 16% theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách hàng năm và Thông tư của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do: Số thu ước thực hiện năm trước có một số khoản thu không ổn định và biến động qua các năm, như: Thu tiền cấp quyền sử dụng đất, thu đóng góp của nhân dân, thu khác (thu đấu giá ki ốt chợ).

Mặt khác, việc không đánh giá đúng khả năng thu, nhất là các nguồn thu tiềm năng nên xây dựng dự toán thu không sát thực tế. Quá trình thực hiện một số khoản thu tăng cao so với dự toán, ngược lại một số khoản thu không đạt dự toán giao. Do vậy, cần xem xét các căn cứ khi tiến hành lập dựtoán thu NSNN cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ phân tích các chỉ tiêu, các cơ sở tính toán để lập dự toán thu NSNN huyện hàng năm.

2.2.3. Chấp hành dự toán thu ngân sách huyện

Trong những năm qua công tác quản lý thu ngân sách được huyện quan tâm đúng mức, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Huyện uỷ, Thường trực HĐND, UBND huyện, của các Ban, ngành cấp tỉnh cùng với sự phối hợp có hiệu quả của các ban ngành; các xã, thị trấn nên thu NS trên địa bàn huyện không ngừng được tăng lên, công tác tạo lập và nuôi dưỡng nguồn thu được coi trọng.

2.2.3.1. Kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước huyện giai đoạn 2015–2017

Kết quả thực hiện thu NSNN tại huyện Bố Trạch thể hiện ở mức độ hoàn thành từng khoản thu, từng sắc thuế so với dự toán tỉnh và huyện giao. Trong đó, chúng ta cần quan tâm đến thu NSNN trên địa bàn huyện, đặc biệt là các khoản thu trong cân đối ngân sách. Kết quả cụ thể như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4. Kết quả thu NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2015-2017

TT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dự toán (Tr.đ)

Thực hiện (Tr.đ)

So sánh TH/DT

(%)

Dự toán (Tr.đ)

Thực hiện (Tr.đ)

So sánh TH/DT

(%)

Dự toán (Tr.đ)

Thực hiện (Tr.đ)

So sánh TH/DT

(%) TỔNG NSNN 601.044 854.175 142,12 624.731 866.694 138,73 807.519 1.035.678 128,25 A THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN 144.205 195.962 135,89 179.988 226.591 125,89 188.358 241.270 128,09 I Thu trongcân đối ngân sách 116.782 160.090 137,08 144.038 187.622 130,26 153.625 208.660 135,82

* Thu từ thuế, phí, lệ phí 55.080 65.395 118,73 72.002 73.903 102,64 75.411 69.650 92,36

1 Thu khu vực CTN- NQD 32.652 33.049 101,22 36.056 37.462 103,90 36.371 38.280 105,25

2 Thuế thu nhập cá nhân 2.856 6.758 236,63 9.326 6.769 72,58 7.800 7.100 91,03

3 Lệ phí trước bạ 13.677 16.755 122,50 19.855 22.558 113,61 24.500 17.220 70,29

4 Phí và lệ phí 5.895 8.833 149,85 6.765 7.115 105,17 6.740 7.050 104,60

* Các khoảnthu từ đất 52.837 81.180 153,64 64.236 109.119 169,87 71.661 132.570 185,00

1 Thuế SD đất phi NN 106 109 103,28 151 70 46,29 71 0,00

2 Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước 150 947 631,22 1.800 1.990 110,54 1.800 4.300 238,89

3 Thu tiền sử dụng đất 51.100 76.905 150,50 60.500 103.691 171,39 67.300 125.000 185,74

4 Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 100 1.056 1056,05 200 408 203,99 420 540 128,57 5 Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản 1.381 2.163 156,62 1.585 2.960 186,75 2.070 2.730 131,88

* Thu khác (bao gồm thu phạt ATGT) 8.865 13.514 152,45 7.800 4.600 58,98 6.553 6.440 98,28 II Thu, chi quản lý qua NSNN 27.423 35.872 130,81 35.950 38.969 108,40 34.733 32.610 93,89

1 Học phí 3.563 3.628 101,83 3.500 3.152 90,05 4.183 0,00

2 Các khoản đónggóp 20.860 25.874 124,04 28.700 29.227 101,84 24.050 25.500 106,03

3 Phí phong nha 3.000 6.369 212,31 3.750 6.590 175,74 6.500 7.110 109,38

B NS CẤP TRÊN BỔ SUNG 456.839 609.287 133,37 444.743 591.180 132,93 619.161 758.942 122,58

1 Bổ sung cân đối 255.105 255.105 100,00 255.105 255.105 100,00 614.161 600.161 97,72

2 Bổ sung có mục tiêu 201.734 354.182 175,57 189.638 336.075 177,22 5.000 158.781 3175,62

C KẾT DƯ NS NĂM TRƯỚC - 13.522 - - 10.727 - - 6.119

-D CHUYỂN NGUỒN

Trường Đại học Kinh tế Huế

- 35.404 - - 37.547 - - 29.347

-Bảng 2.5. Kết quả thu NSNN của các xã, thị trấnthuộc huyệnBốTrạch giai đoạn 2015 -2017

TT Tên xã

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dự toán (Trđ)

Thực hiện (Trđ)

So sánh TH/DT

(%)

Dự toán (Trđ)

Thực hiện (Trđ)

So sánh TH/DT

(%)

Dự toán (Trđ)

Thực hiện (Trđ)

So sánh TH/DT

(%)

1 Phúc Trạch 2.786 8.869 318,35 4.267 8.080 189,36 4.465 8.402 188,18

2 Lâm Trạch 1.081 707 65,42 864 749 86,74 786 633 80,55

3 Xuân Trạch 1.431 2.058 143,81 1.614 1.654 102,48 1.336 2.787 208,62

4 Sơn Trạch 6.342 10.330 162,88 10.951 9.171 83,74 11.167 3.278 29,36

5 Hưng Trạch 1.934 2.462 127,31 3.057 3.214 105,15 2.909 2.253 77,46

6 Liên Trạch 1.096 836 76,30 604 741 122,73 796 608 76,38

7 Cự Nẩm 1.681 2.001 119,08 1.984 887 44,70 1.765 5.737 325,05

8 Phù Định 1.196 1.294 108,23 1.393 883 63,41 1.177 1.192 101,29

9 Sơn Lộc 1.091 1.131 103,64 1.192 995 83,43 1.201 1.197 99,68

10 Mỹ Trạch 746 1.055 141,38 742 604 81,40 586 972 165,80

11 Hạ Trạch 2.221 2.075 93,41 1.899 2.808 147,89 1.737 2.846 163,82

12 Bắc Trạch 4.760 5.473 114,99 4.714 3.383 71,77 4.795 6.839 142,62

13 Thanh Trạch 8.048 10.767 133,79 10.510 5.630 53,57 10.257 13.313 129,79

14 Đức Trạch 1.826 2.874 157,37 2.607 8.337 319,76 3.471 8.149 234,78

15 Đồng Trạch

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.123 3.563 114,10 4.177 3.543 84,81 3.489 6.062 173,75

TT Tên xã

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dự toán (Trđ)

Thực hiện (Trđ)

So sánh TH/DT

(%)

Dự toán (Trđ)

Thực hiện (Trđ)

So sánh TH/DT

(%)

Dự toán (Trđ)

Thực hiện (Trđ)

So sánh TH/DT

(%)

17 Hải Trạch 4.251 4.205 98,92 4.082 2.107 51,62 4.791 1.720 35,90

18 Hoà Trạch 2.308 2.501 108,38 2.581 2.838 109,94 2.145 2.549 118,83

19 Tây Trạch 1.535 1.137 74,09 1.850 1.881 101,67 1.963 3.279 167,04

20 Hoàn Trạch 1.873 3.089 164,93 2.191 3.520 160,65 1.899 3.382 178,07

21 Vạn Trạch 1.645 1.992 121,08 1.752 3.404 194,26 2.640 2.514 95,24

22 Trung Trạch 5.211 2.483 47,65 7.083 6.733 95,05 7.071 8.565 121,13

23 Thị trấn Hoàn Lão 11.670 8.097 69,38 15.046 5.868 39,00 14.646 8.473 57,85

24 Đại Trạch 8.070 11.255 139,46 8.794 13.525 153,80 13.944 19.560 140,27

25 Nam Trạch 3.097 2.429 78,44 2.888 1.857 64,30 2.201 3.049 138,53

26 Nhân Trạch 4.960 6.836 137,83 9.460 10.811 114,29 9.089 15.318 168,54

27 Lý Trạch 3.120 3.400 108,98 3.413 3.053 89,44 3.351 7.802 232,81

28 TT Nông Trường VT 7.177 1.547 21,55 8.002 1.639 - 7.630 2.613 34,25

29 Tân Trạch 45 30 66,67 - 33 - - -

-30 Thượng Trạch - 56 - - 121 - - -

-Cộng 95.891 107.867 112,49 119.728 110.929 92,65 122.922 146.508 119,19

Nguồn:Phòng Tài chính–Kế hoạch huyện

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo số liệu so sánh về tình hình thực hiện và dự toán thu hàng năm của bảng 2.3 và 2.4thu ngân sách trên địa bàn từ năm 2015 đến năm 2017đều vượt dự toán đề ra, cụ thể: năm2015vượt35,9% , 2016vượt25,9%, 2017vượt28,1%.

Sở dĩ, tổng thu ngân sách đạt cao bởi vì: Bên cạnh nguồn thu bổ sung từ ngân sách tỉnh để thực hiện các chế độ, chính sách mới ban hành; thì tăng thu ngân sách trên địa bàn hàng năm một số khoản thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thu trong cân đối ngân sách như: Thu khu vực CTN-NQD, nguồn thu tiền cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, thu đóng góp... Cụ thể:

- Thu chuyển giao từ ngân sách tỉnh năm 2015 là 609.287 triệu đồng, năm 2016 là 591.180 triệu đồng, năm 2017 là 758.942 triệu đồng. Thu chuyển giao từ năm 2015 – 2017 đều tăng trên 22% so với dự toán đầu năm để bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu bao gồm: Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

Kinh phí thực hiện chế độ cải cách tiền lương; Kinh phí thực hiện chính sách an sinh xã hội; Kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ khác phát sinh trong năm...

- Thu khu vực CTN-NQD: Năm 2015 là 33.049 triệu đồng, năm 2016 là 37.462 triệu đồng, năm 2017 là 38.280 triệu đồng. Khoản thu tăng đều so dự toán đầu năm do các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hoạt động thương mại trên địa bàn ổn định, biết khai thác tiềm năng, lợi thế từ trong địa bàn huyện.

- Thu tiền cấp quyền sử dụng đất hàng năm tăng cao so dự toán đề ra, năm 2015 là 76.905 triệu đồng (tăng 50,5%), năm 2016 là 103.691 triệu đồng (tăng 71,4%), 2017 là 125.000 triệu đồng (tăng 85,7). Nhờ thực hiện tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, tạo quỹ đất, phát huy lợi thế về đất đai tài nguyên của huyện nên số thu đạt khácao.

-Thu đóng góp trong các khoản thu, chi quản lý qua NSNN, trên địa bàn chủ yếu là đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, năm 2015 là 25.874 triệu đồng, năm 2016 là 29.227 triệu đồng, năm 2017 là 25.500 triệu đồng. Việc huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp đã đẩy nguồn thu này tăng cao so với dự toán đầu năm là do việc đẩy mạnh huy động để quyết liệt thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo yêu cầu, chỉ đạo của cấp trên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tuy nhiên, bên cạnh một số khoản thu tăng kể trên thì các khoản thu còn lại tăng không đáng kể, một số nguồn thu có xu hướng chững lại và giảm như: Lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, thu khác ngân sách...

- Lệ phí trước bạ năm 2015 đạt 16.755 triệu đồng (tăng 22,5%), năm 2016 22.558 triệu đồng (tăng 13,6%), 2017 là 17.220 triệu đồng (giảm 29,7%).

- Thu khác ngân sách năm 2015 đạt 13.514 triệu đồng, năm 2016 đạt 4.600 triệu đồng, 2017 là 6.440 triệu đồng.

Ta thấy, giai đoạn năm 2015 –2017, thu NSNN liên tục tăng lên, bên cạnh nguồn thu bổ sung của ngân sách tỉnh để thực hiện các chế độ, chính sách mới ban hành thì nguồn thu trên địa bàn có xu hướng chững lại và giảm, mặt khác tăng thu trên địa hàng năm chủyếu làtăng thu từnguồn thu tiền cấp quyền sửdụng đất, nguồn thu đóng góp, các khoản thu còn lại tăng không đáng kể. Chứng tỏ, công tác quản lý thu NSNN của huyện hiệu quả chưa cao và các nguồn thu trên địa bàn thiếu tính bền vững.

c. Cơ cấu thu ngân sách nhànước huyện Bố Trạch giai đoạn 2015–2017 Cơ cấu thu NSNN huyện dược thể huyện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.6. Kết quả thu NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2015-2017

TT Nội dung

Kết quả thực hiện (Tr.đ) Tỷ trọng (%) các khoản thu Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017 TỔNG NSNN 854.175 866.695 1.035.678100,00 100,00 100,00 A THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN 195.962 226.592 241.270 22,94 26,14 23,30 I Thu trong cân đối ngân sách 160.090 187.622 208.660 81,69 82,80 86,48 1 Thu khu vực CTN- NQD 33.049 37.462 38.280 16,86 16,53 15,87

2 Thuế thu nhập cá nhân 6.758 6.769 7.100 3,45 2,99 2,94

3 Lệ phí trước bạ 16.755 22.558 17.220 8,55 9,96 7,14

4 Phí và lệ phí 8.833 7.115 7.050 4,51 3,14 2,92

5 Thuế SD đất phi NN 109 70 - 0,06 0,03 0,00

6 Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước 947 1.990 4.300 0,48 0,88 1,78

Trường Đại học Kinh tế Huế

TT Nội dung

Kết quả thực hiện (Tr.đ) Tỷ trọng (%) các khoản thu Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017 7 Thu tiền sử dụng đất 76.905 103.691 125.000 39,24 45,76 51,81 8 Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 1.056 408 540 0,54 0,18 0,22 9 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản 2.163 2.960 2.730 1,10 1,31 1,13 10 Thu khác (bao gồm thu phạt ATGT) 13.514 4.600 6.440 6,90 2,03 2,67 II Thu, chi quản lý qua NSNN 35.872 38.969 32.610 18,31 17,20 13,52

1 Học phí 3.628 3.152 1,85 1,39 0,00

2 Các khoản đóng góp 25.874 29.227 25.500 13,20 12,90 10,57

3 Phí phong nha 6.369 6.590 7.110 3,25 2,91 2,95

B NS CẤP TRÊN BỔ SUNG 609.287 591.180 758.942 71,33 68,21 73,28

1 Bổ sung cân đối 255.105 255.105 600.161 29,87 29,43 57,95

2 Bổ sung có mục tiêu 354.182 336.075 158.781 41,46 38,78 15,33

C KẾT DƯ NS NĂM TRƯỚC 13.522 10.727 6.119 1,58 1,24 0,59

D CHUYỂN NGUỒN 35.404 37.547 29.347 4,14 4,33 2,83

E NS CẤP DƯỚI NỘP LÊN - 649 - 0,00 0,07 0,00

Nguồn:Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy: Tỷ trọng thu NSNN trên địa bàn tăng không đồng đều, năm 2015 chiếm 22,9%, năm 2016 tăng chiếm 26,2%, nhưng đến năm 2017 giảm xuống còn 23,3%, nguyên nhân là do thu bổ sung từ ngân sách tỉnh để thực hiện các chế độ chính sách mới tăng lên. Tuy nhiên, tỷ trọng thu trong cân đối năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là các khoản thu từ CTN – NQD, đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ tình hình SXKD, dịch vụ trên địa bàn huyện đang trên đà phát triển, đây là cơ sở tạo nguồn thu bền vững trong tương lai; cơ cấu nguồn thu cũng thay đổi theo định hướng phát triểnKT–XH của huyện theo từng năm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.3.2. Đánh giá kết quả thu ngân sách nhà nước huyện giai đoạn 2015 –2017 Qua các bảng số liệu2.4; 2.5; 2.6 cho thấy:

Mặc dù giai đoạn 2015 - 2017 là những năm vẫn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực từ những năm trước song thu NS của huyện vẫn đảm bảo dự toán và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thu NSNN. Nền kinh tế huyện trong giai đoạn 2015 - 2017 có những bước chuyển biến tích cực và cơ bản ổn định, các chỉ tiêu kinh tế, xã hội hàng năm đầu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đề đạt và vượt dự toán giao, đặc biệt tốc độ tăng các khoản thu trong cân đối ngân sách ổn định qua các năm. Tuy nhiên, để đánh giá đúng thực trạng tình hình thu NSNN của huyện giai đoạn 2015 – 2017 cần đi vào đánh giá cụ thể các khoản thu trong cân đối ngân sách, đặc biệt là các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn để từ đó có đánh giá chính xác hơn, khách quan hơn về công tác quản lý thu NSNN của huyện, cụ thể:

- Nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổn thu ngân sách trên địa bàn của huyện qua các năm là thu tiền cấp quyền sử dụng đất, cụ thể: Năm 2015 chiếm 39,2%, năm 2016 chiếm 45,8%, năm 2017 chiếm 51,8%. Giai đoạn 2015 –2017 công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện cơ bản đãđược các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành việc triển khai nhiều giải pháp, trong đó giải pháp được xem là thành công nhất đó là

“Cho phép hợp thức hóa có thu tiền sử dụng đất các lô đất sửdụng từ năm 1994 trở về trước, đúng quy hoạch mà không có tranh chấp”. Việc ứng dụng tin học vào quản lý đất đai đã giúp các phòng chức năng rút ngắn một bước về thời gian và việc tiếp cận, cũng như giải quyết các thủ tục liên quan đến đất đai một cách nhanh chóng, góp phần tích cực trong việc tăng nguồn thu từ đất đai. Đồng thời hàng năm do huyện đẩy mạnh thực hiện công tác quy hoạch, công tác tạo quỹ đất để đưa vào đấu giá, nhiều khu đất có lợi thế nên giá đấu tăng cao so với giá khởi điểm. Là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn thu đưa vào cân đối chi đầu tư phát triển của huyện nên đây là một khó khăn lâu dài vì quỹ đất có hạn, nhu cầu chuyển nhượng không đồng đều giữa các năm do đó dễ dẫn đến tình trạng thu NS không bền vững, điều hành NS sẽ bị động, dễ sinh

Trường Đại học Kinh tế Huế