• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

điểm này rất phù hợp để phát triển nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm nước lợ dọc theo sông Nhật Lệ khu vực các xã như Võ Ninh, Hàm Ninh, Hiền Ninh.

2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

Trong đó cơ cấu giá trị của ngành thủy sản trong tổng giá trị sản xuất chung của huyện thấp hơn nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ du lịch, và giảm dần từ 224.217 triệu vào năm 2014 xuốn còn 183.975 triệu đồng năm 2016. Điều này được lý giải do Sự cố môi trường biển Formosa năm 2015 và trận lụt lịch sử năm 2016 ảnh hưởng đến sản lượng khai thác cũng như nuôi trồng của người dân nơi đây.

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2016 của huyện Quảng Ninh thể hiện tại Bảng 2.2, toàn huyện có 119.148,19 ha đất tự nhiên. Trong đó: đất nông nghiệp có 108.697,93 ha chiếm 91,02%; đất phinông nghiệp có 7.472,55 ha chiếm 6,26%; đất chưa sử dụng 3247,70 ha chiếm 2,72%.

Bảng 2.2. Thống kế tình hình sử dụng đất đai năm 2016

Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

Tỷ trọng (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 119.418,19 100

1. Đất nông nghiệp 108.697,93 91,02

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 8.334,57 6,97

1.2. Đất lâm nghiệp 99.835,86 83,60

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 462,22 0,39

1.4. Đất nông nghiệp khác 65,28 0,05

2. Đất phi nông nghiệp 7.472,55 6,26

3. Đất chưa sử dụng 3.247,70 2,72

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Ninh, 2016

Đất nông - lâm - thủy sản có 108.697,19 ha, chiếm 91,02% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 8.334,57 ha, chiếm 6,97%;

Đất lâm nghiệp có 99.835,86 ha, chiếm 83,60%; Đất nuôi trồng thủy sản có 462,22 ha, chiếm 0,39%; Đất nông nghiệp khác có 65,28 ha, chiếm 0,05%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Quảng Ninh là huyện có diện tích đất nông – lâm –thủy sản chiếm tỷ trọng đến 91,01% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nuôi trồng thủy sản chiếm 0,34% với diện tích là 408,86 ha, cho thấy đây là diện tích tương đối nhỏ so với đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Do đó cần phải có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại các vùng theo hệ thống sông suối, khu vực ven biển để mở rộng đất nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm.

2.1.2.3. Tình hình phát triển xã hội a) Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu tại Bảng 2.3 cho thấy, dân số trung bình của huyện năm 2016 có 90.389 người, chiếm khoảng 10,30% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số của huyện năm 2016 đạt 75 người/km2.

Số người trong độ tuổi lao động là 56.776 người chiếm 62,81% dân số. Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế là 47.487 người, chiếm 62,81% trong độ tuổi lao động. Trong đó: Ngành Nông - Lâm - Thủy sản: 29.849 người, chiếm 62,86%; Ngành Công nghiệp - Xây dựng: 6.273 người, chiếm 13,21%; Ngành Thương mại-Dịch vụ: 11.356 người, chiếm 23,93%.

Bảng 2.3: Dân số và lao động trên địa bàn huyện Quảng Ninh 2014 –2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2014 2015 2016

1. Dân số trung bình Người 89.462 89.908 90.389

2. Dân số trong độ tuổi lao động Người 56.103 56.447 56.776

3. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi % 62,71 62,78 62,81

4. Lao động trong các ngành kinh tế Người 46.627 47.139 47.487 4.1 Tỷ trọng nông –lâm –thủy sản % 65,43 64,39 62,86 4.2. Tỷ trọng công nghiệp – xây

dựng % 12,28 12,31 13,21

4.3. Tỷ trọng dịch vụ % 22,29 23,30 23,93

5. Mật độ dân số ng/km2 75 75 76

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Ninh, 2016

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với số liệu phản ánh trên cho thấy nguồn nhân lực lao động của địa phương khá dồi dào và tập trung nhiều trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản và chủ yếu là nguồn lao động ở nông thôn. Như vậy việc tạo điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy nói riêng và phát triển về lĩnh vực nông nghiệp là cần thiết để giải quyết việc làm và thu nhập cho người dân ở địa phương.

b. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Về cơ bản những năm trở lại đây, cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội huyện Quảng Ninh đã có những thay đổi đáng kể. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng từ 44 tỷ đồng năm 2014 lên 60,5 tỷ đồng năm 2016, hệ thống Điện - Đường - Trường -Trạm phát triển đến hầu khắp các xã và đã góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

- Hệ thống giao thông: Hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ và giao thông nông thôn trên địa bàn huyện được đầu tư theo hướng kiên cố, đảm bảo giao thông đi lại khá thuận lợi. Đến nay, 100% số xã cóđường ô tô về đến các trung tâm xã trong huyện.Về giao thông các tuyến đường tỉnh lộ 10, tỉnh lộ 11, đường Hiền Ninh– Xuân Ninh– An Ninh - Vạn Ninh và đường Dinh Mười - Hải Ninh đã được nâng cấp kiên cố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại và vận chuyển hàng hóa cho người dân ở đây và góp phần phát triển sản xuất tại vùng khó khăn như Hải Ninh, Hiền Ninh.

- Hệ thống điện lưới: Tính đến năm 2016 toàn huyện có 15 trên 15 xã, thị trấn có điện lưới Quốc gia, với 23.390 hộ sử dụng và chiếm 96,02% số hộ toàn huyện. Huyện Quảng Ninh có 92 trạm biến áp với tổng công suất 18.400 KVA đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn.

- Bưu chính viễn thông: Trên địa bàn huyện có 2 tổng đài, 3 bưu cục, và có 13 trên 15 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã. Ngoài ra, một số doanh nghiệp bưu chính đã bắt đầu triển khai các dịch vụ chuyển phát bằng nhiều hình thức, phương thức mới, mang lại nhiều cơ hội sử dụng dịch vụ cho xã hội, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ, nâng cao chất lượng phục vụvà giảm giá cước phục vụ. Về lĩnh vực viễn thông với 15 trên 15 xã, thị trấn có điện thoại, trên 80% lưu vực không gian của huyện được phủ sóng thông tin di động, truy cập và kết nối Internet

Trường Đại học Kinh tế Huế

băng thông rộng và ngày càng phát triển, mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được nâng cao.

2.2. Tổng quan nuôi trồng thủy sản tại huyện Quảng Ninh