• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI

2.3. Liên kết dọc

2.3.2. Các tác nhân tham gia liên kết

a) Thông tin chung về hộ nuôi tôm

Tính đến năm 2016 toàn huyện Quảng Ninh có 8 xã nuôi tôm với 205 cơ sở nuôi 2 loại tôm là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

Bảng 2.6:Đặc điểm các hộ nuôi tôm huyện Quảng Ninh

Thông tin Số lượng (hộ) Phần trăm (%)

1. Số lao động chính

-Dưới 3 người 36 51,4

- Từ 3 đến 5 người 32 45,7

-Trên 5 người 2 2,9

2. Trìnhđộ

-Đại học – Cao đẳng 2 2,9

- Cấp 3 32 45,7

- Cấp 2 30 42,9

- Cấp 1 6 8,5

3. Kinh nghiệm nuôi tôm

- Từ 1 đến 5 năm 15 21,4

- Từ >5 năm đến – 10 năm 30 42,9

-> 10 năm 25 35,7

4. Hình thức nuôitôm

- Thâm canh 51 72,4

- Bán thâm canh 19 27,1

Tổng mẫu khảo sát 70

Nguồn: Số liệu khảo sát Theo kết quả điều tra tại 70 hộ nuôi, về quy mô nuôi thì thực tế trung bình mỗi hộ có khoảng 3 ao nuôi với diện tích bình quân là 3000m2/ao. Mỗi năm có 2 vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

chính (vụ hè và vụ đông), có thể có thêm 1 vụ phụ. Mỗi vụ kéo dài trung bình 3,5 tháng. Thời gian nuôi trong mộtvụ người dân có thể kéo dài 1-2 tháng mục đích để điều chỉnh cỡ tôm và chờ giá tăng để bán. Tuy nhiên thời gian nuôi kéo dài có thể gặp nhiều rủi ro do dịch bệnh, tôm chết dần làm giảm sản lượng và biến động giảm của giá cả đầu vào. Trung bình mỗi vụ, hộ nuôi tôm thu hoạch được 7,45 tấn/ 1 ao nuôi. Sản lượng cao nhất đạt được là 12,5 tấn.

Về nhân công: lao động thường là người nhà và nuôi theo hình thức vừa làm vừa học, việc thuê lao động bên ngoài cũng ít hơn. Nuôi tôm đòi hỏi đầu tư lớn cho nên những người nuôi này cũng đồng thời trực tiếp tham gia lao động hoặc đưa người nhà cùng tham gia để giảm bớt chi phí thuê nhân công cũng như đảm bảo cho việc tính cam kết và tính trách nhiệm của nhân công cao hơn, góp phần hạn chế các rủi ro trong quá trình nuôi do các nguyên nhân xuất phát từ người lao động. Hiện nay tại các địa bàn khảo sát thì gần 20% số hộ nuôi sử dụng lao động thuê ngoài, tập trung đối với các hộ có số ao từ 3 ao trở lên. Số lao động phải đi thuê ngoài thông thường là 1 lao động và số lao động thuê ngoài nhiều nhất là 6 lao động..

Nhân công nuôi tôm chủ yếu là người ở địa phương với tuổi trung bình của lao động chính là 45 tuổi, đa phần rơi vào độ tuổi từ 40-50; trình độ học vấn từ cấp 2 đến cấp 3, chỉ2/70 hộ được điều tra có lao động chính trình độ cao đẳng/đại học. Số nămkinh nghiệm từ 1-5 năm chiếm 21,4%. Như vậy số năm kinh nghiệm lớn hơn 5 năm chiếm đến 78,6% trong khi đó số năm kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm chiếm 42,9%, và có kinh nghiệm trên 10 năm chiếm 35,7%. (Bảng 2.6)

Về hình thức nuôi tôm: Các hộ nuôi khảo sát chỉ tập trung chủ yếu 2 hình thức nuôi là thâm canh và bán thâm canh. Cả hai hình thức này sử dụng giống và thức ăn công nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ. Nuôi tôm theo hình thức thâm canh và bán thâm canh đòi hỏi các yêu cầu về kỹ thuật, môi trường nước và lượng oxy hòa tan … Hình thức nuôi này đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị, cơ cở vật chất kỹ thuật hiện đại và nguồn vốn đầu tư lớn. Trong đó hình thức nuôi thâm canh chiếm 72,9% và bán thâm canh chiếm 27,1%. Hiện nay, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn đang xúc tiến

Trường Đại học Kinh tế Huế

phát triển ngành nuôi tôm bền vững, chuyển dần từ nuôi bán thâm canh qua hình thức nuôi thâm canh có hiệu quả hơn.

b) Sự khác biệtvề thu nhậpgiữa hộ nuôicó và không có liên kết

Nghiên cứu khảo sát vào thời điểm hoạt động nuôi trồng thủy sản không bị tác động của ô nhiễm môi trường và không có rủi ro về dịch bệnh vì vậy các tính toán ở đây chưa tính toán những rủi ro trong nuôi tôm. Dựa trên kết quả thu thập được từ các hộ nuôi,tiến hành phân tích thu nhập và chi phí đối với 2 nhóm hộ: nhóm hộ 1 có mối liên kếttrực tiếp với doanh nghiệp chế biến và là đại lý cấp 1 cung cấp đầu vào và bán trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến; nhóm hộ 2 không có liên kết.

Bảng 2.7: So sánh chi phí và thu nhập bình quân 1 vụ/1 hồ 3000m2của hộ nuôi tôm có liên kết và không có liên kết

ĐVT: triệu đòng

Khoản mục Nhóm 1

Cơ cấu chi phí

(%)

Nhóm 2

Cơ cấu chi phí

(%)

Chênh lệch

+/-I.Tổng chi phí 737.4 100 836 100 98,6

Chi phí tôm giống 71,3 9,7 69,8 8,3 1.5

Chi phí thức ăn 400,9 54,4 463,3 55,4 -62.4

Chi phí thuốc, hóa chất 67,8 9,2 77,3 9,2 -9.5

Chi phí kỹ thuật 14,1 1,9 11,9 1,4 2.2

Chi phí nhân công 9,3 1,3 8,7 1,0 0.6

Chi phí điện 75,3 10,2 85,6 10,2 -10.3

Lãi vay 25,8 3,5 31,9 3,8 -6.1

Chi phí thuê đất 14,3 19 20,1 2,4 -5.8

Khấu hao tài sản cố định 31,1 4,1 28,4 3,4 1.7

Chi phí khác 28,5 3,9 39 4,7 -10.5

II. Doanh thu bình quân 1413 1150,5 262,5

III. Lợi nhuận 675,6 314,5 361,1

Nguồn: Số liệu khảo sát

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo bảng 2.7, tổng chi phí nhóm hộ 1 thấp hơn nhóm hộ 2 là 98,6 triệu đồng. Nhóm hộ 1 tiết kiệm được các khoản chi phí gồm thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh, tiền điện, tiền thuê đất, do hộ nhóm 1 được hỗ trợ về đầu vào khi tham gia liên kết. Cơ cấu chi phí thức ăn của nhóm hộ 1 chiếm đến 54,4% và của nhóm hộ 2 chiếm 55,4% sự chênh lệch của 2 nhóm hộ này do nhóm hộ 1 có chi phí đầu vào thấp. Ngược lại, nhóm hộ 1 có những khoản chi phí đầu tư cao hơn như giống, thuê nhân công và chi phí kỹ thuật.. Nhóm hộ 1 tiết kiệm được điện năng và sử dụng hiệu quả thức ăn thông qua máy cho ăn tự động. Tỷ lệ vay vốn của nhóm hộ 1 thấp hơn so với nhóm hộ 2 vì vậy chi phí lãi vay thấp hơn6,1 triệu đồng.

Doanh thu bình quân nhóm 1 cao hơn nhóm 2 đến 22,8% (tương đương 262,5 triệu đồng), chi phí thấp hơn 11,8% (tương đương 98,6 triệu đồng). Điều này dẫn đến thu nhập của hộ nuôi có liên kết cao hơn không có liên kết đến 361,1 triệu đồng.

Sự khác biệt về hiệu quả nuôi tôm của 2 nhóm hộ là động cơ thúc đẩy hoạt động liên kết trong sản xuất, rút ngắn đường đi của chuỗi cung ứng và tăng giá trị đối với hộ nuôi tôm và doanh nghiệp chế biến.

2.3.2.2. Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào a) Nhà cung cấp tôm giống

Trong hoạt động nuôi tôm nước lợ, con giống là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của một vụ tôm. Chỉ cần chọn được tôm giống chất lượng thì tỷ lệ có một vụ mùa thành công đạt được 50%. Do đó, việc chọn địa điểm để mua tôm giống đúng quy cách được hộ nuôi tôm quan tâm hàng đầu để đảm bảo vụ tôm thắng lợi.

Hiện nay toàn tỉnh có 18 cơ sở sản xuất giống thủy sản gồm 7 trại tôm giống và 11 trại cá giống. Số lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh chủ yếu từ Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Quảng Bình, chủ yếu là tôm chân trắng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.8: Tình hình mua tôm giốngcủa cáchộ nuôi

Tiêu chí Số lượng (hộ) Phần trăm (%)

1. Nguồn mua tôm giống

- Trong tỉnh 21 30,0

- Ngoại tỉnh 49 70,0

2. Mua từ các nhà cung cấp

- 1 nhà cung cấp 53 75,7

- 2 nhà cung cấp 14 20

- từ3 nhà cung cấptrở lên 3 4,3

3. Hình thứcvận chuyển

- Mua tại nơi bán 22 32,9

- Chở đến ao nuôi 48 67,1

Tổng mẫu khảo sát 70

Nguồn: Số liệu khảo sát

Qua kết quả khảo sát, hộ nuôi tôm tại địa bàn huyện Quảng Ninh không tự sản xuất giống mà mua ngoài. Có 2 nguồn mua tôm giống chủ yếu: (1) Giống mua trong tỉnh; (2) Giống mua ngoại tỉnh (như Ninh Thuận, Bình Thuận, BìnhĐịnh và một số tỉnh khác). Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, tỷ lệ tôm giống được mua trong tỉnh chỉ chiếm 30%, trong khi đó tỷ lệ tôm giống được nhập từ các tỉnh, thành khác về chiếm đến 70%. Hằng năm lượng tôm giống nhập tỉnh khá lớn lên đến hơn 500 triệu con tôm sú, tôm chân trắng từ các tỉnh BìnhĐịnh, Bình Thuận, Ninh Thuận,…

Việc mua giống ở các đơn vị ngoài tỉnh khiến người dân phải bỏ ra nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Mặt khác, do khác nhau về nguồn nước, điều kiện thời thiết và vận chuyển xa, trong thời gian dài, những điều này làm ảnh hưởng đến sức tôm. Tuy nhiên, những hộ nuôi tôm, đặc biệt là những hộ có quy mô lớn vẫn tin tưởng các trại giống tại các tỉnh BìnhĐịnh, Bình Thuận, Ninh Thuận…

Hầu hết các hộ nuôi (75,7%) đều lấy từ 1 nhà cung cấp, 20% hộ nuôi được

Trường Đại học Kinh tế Huế

hộ nuôi lấy từ 3 nhà cung cấp có khả năng thương thảo giá và trả chậm 2 tháng không lãi suất. Thông thường, tín dụng không đi kèm với hoạt động cung cấp tôm giống.

Tùy theo sự thỏa thuận của 2 bên, bên bán có thể cung cấp phương tiện vận chuyển hoặc tự thuê xe, nhưng theo ý kiến của người mua 2 phương án đều đem đến sự thỏa mãn tạo thuận lợi cho người mua. Có đến 67,1% hộ nuôi tôm yêu cầu phía cơ sở sản xuất chở đến ao nuôi.

b) Nhà cung cấp thức ănvà thuốc, hóa chất

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, tính đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh không có cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, thuốc thú ý và hóa chất xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Theo đó, toàn tỉnh có 05 doanh nghiệp và 16đại lý kinh doanh bao gồm cả kinh doanh thức ăn công nghiệp, thuốc, hóa chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

Quá trình nuôi tôm đòi hỏi phải cần một lượng lớn thức ăn cho tôm và sử dụng nhiều hóa chất, thuốc. Trong đó hóa chất chủ yếu dùng để xử lý nước ao nuôi, nước thải, vệ sinh phòng dịch môi trường xung quanh ao. Các chế phẩm sinh học sử dụng để gây màu nước, tức là phát triển các loại thực vật như tảo, sinh vật phù du làm thức ăn cũng như tạo môi trường sống cho tôm. Ngoài ra qua quá trình tìm hiểu cho thấy, người dân hiện nay đang sử dụng nhiều loại thuốc cho tôm, bên cạnh các nhóm thuốc cần thiết cho tôm như men tiêu hóa, thuốc bổ gan .v.v. đang sử dụng một lượng lớn các loại thuốc kháng sinh để nhằm tăng cường khả năng chống chịu của tôm trước các loại dịch bệnh gây hại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.9: Tình hình mua thức ăn và thuốc, hóa chất của các hộ nuôi

TT Nguồn cung cấp Số hộ Tỷ lệ (%)

Thức ăn

1 Đại lýcấp 1 11 15,7

2 Hộ nuôi tôm – Đại lý cấp 1 8 11,4

3 Đại lý cấp 2 45 64,3

4 Người bán lẻ 6 8,5

5 Tổng 70 100

Thuốc/hóa chất

1 Đại lý cấp 1 11 15,8

2 Hộ nuôi tôm-Đại lý cấp 1 6 8,5

3 Đại lý cấp 2 39 55,7

4 Cơ sởthú y, thuốc tây 5 7,1

5 Người bán lẻ 9 12,9

6 Tổng 70 100

Nguồn:Số liệu khảo sát

Bình quân hộ nuôi tômphải dùng đến 21,2 tấn thức ăn/1 ao nuôi cho tổng hai vụ nuôi trong năm.Theo bảng 2.7, thức ăn tôm chủ yếu được lấy từ đại lý cấp 2 với tỷ lệ 68.6%, 15,7% lấy từ đại lý cấp 1, 8,5% mua từ người bán lẻ và đặc biệt 11,4%

hộ nuôi đồng thời là đại lý cấp 1. Khách hàng lấy từ đại lý cấp 2 được tạo điều kiện thuận tiện trong vấn đề vận chuyển trực tiếp đến ao nuôi và nợ trả chậm theo kỳ hạn thỏa thuận trước thường trong vòng . Mức giá ở đại lý cấp 2 thường cao hơn đại lý cấp 1 thường là 10-15% nhưng người mua vẫn chấp nhận vì muaở đại lý cấp 2 giao thông thuận tiện, đặc biệt đa phần các hộ nuôi tôm đều nằm ở vùng đi lại khó khăn do đó việc tiếp cận đại lý cấp 2 dễ dàng hơn đại lý cấp 1, đồng thời phương án thanh toán cũng thuận lợi hơn. 87,5% hộ nuôi chủ yếu lấy thức ăn từ một nhà cung cấp, 12,5% hộ nuôi lấy thức ăn của 2 nhà cung cấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thuốc và hóa chất được cung cấp phổ biến thông qua nhiều hình thức, bao gồm: qua đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, qua cơ sở thú y, tiệm thuốc, người bán lẻ...

Trong đó, hình thức mua bán thông qua đại lý cấp 2 chiếm cao nhất với 55,7%;

24,3% mua tại các đại lý cấp 1(bao gồm đại lý cấp 1 và đại lý cấp 1 là các hộ nuôi) và đặc biệt khác với mua thức ăn, hộ nuôi tôm còn có thể mua thuốc, hóa chất tại các cơ sở thú y,tiệmthuốc tây, tỷ lệ hộ nuôi tôm mua tại các cơ sở thú y, tiệm thuốc tây chiếm 7,1%. Hình thức vận chuyển thuốc và hóa chất cũng khá thuận lợi đối với người nuôi và thông qua hình thức trực tiếp đến tại cơ sở cung ứng và các đại lý cung cấp tận cơ sở nuôi tôm của hộ gia đình. Theo kết quả khảo sát cho thấy chiếm 38,9% người dân tự đến mua và vận chuyển và còn lại khoảng 61,1% do đại lý chuyên chở tới tận nơi nuôi tôm.

Hiện nay, có một số lượng lớn thuốc, hóa chất do các đại lý thức ăn cung cấp. Điều này cho thấy xu hướng đang hình thành cácđại lý tổng hợp cho nghề nuôi tôm trên địa bàn với khả năng cung ứng nhiều đầu vào thiết yếu cho quá trình nuôi.

Điều này giúp chongười nuôi có thể thuận tiện trong việc lấy đầu vào cũng như lựa chọn được các loại đầu vào tốt để phục vụ cho qua trình sản xuấ

Tuy nhiên cũng theo kết quả điều tra, hiên nay, người nuôi tôm cảm thấy khá lo lắng về chất lượng của các loại thuốc, hóa chất trên thị trường. Việc cần thiết nhất là cần có những chuyên gia am hiểu về cách dùng cũng như chất lượng các loại thuốc, hóa chất trên thị trường hỗ trợ người dân trong quá trình nuôi tôm. Cùng với đó, giá thuốc và hóa chất cao, gây khó khăn cho đầu ra, giá bán tôm không được ổn định.

2.3.2.3. Tác nhân tiêu thụ

Tùy từng hộ nuôi tôm và tình hình thu hoạch mỗi mùa vụ mà tỷ lệ bán cho từng đối tác là khác nhau. Tuy nhiên, các nhà thu gom lớn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong sản lượngbán của các nhà nuôi tôm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thu gom lớn 63%

Thu gom nhỏ 25%

Doanh nghiệp chế biến

7%

Người tiêu dùng 5%

Hình 2.3: Sản lượng bán qua các kênh

Nguồn:Số liệu khảo sát

a) Nhà thu gom

Các nhà thu gom lớn mua tôm trực tiếp từ hộ nuôi chiếm 63% sản lượng tôm. Theo các chuyên gia và kết quả phỏng vấn nhà thu gom cho thấy các nhà thu gom lớn nắm thông tin của các hộ nuôi quy mô lớn với chất lượng tốt (tôm không có kháng sinh) liên lạc trước với các hộ nuôi và trao đổi giá cũng như thỏa thuận trước. Các nhà thu gom thường bán những loại tôm đạt chuẩn này cho các nhà máy trong và ngoài tỉnh phục vụ thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó các nhà thu gom lớn vẫn thu mua tôm kém chất lượng hơn bán cho các nhà máy và bán buôn phục vụ thị trường trong nước hay các thị trường xuất khẩu như Trung Quốc. Giao dịch mua bán của đối tượng này chủ yếu là qua điện thoại và trao đổi trực tiếp tại hồ nuôi, sau đó tiến hành lấy mẫu tôm, ngã giá nếu được chủ hộ chấp thuận là có thể thu hoạch.

Thu gom lớn thường mua sản phẩm với số lượng lớn, thu hoạch nhanh chóng. Phần lớn người nuôi thích bán cho đối tượng này, bởi chi phí thu hoạch thấp và thanh toán bằng hình thức chuyển khoản ngay tại thời điểm bán. Tuy nhiên, không phải hộ nuôi nào cũng có thể bán cho đối tượng này, vì những thu gom lớn chỉ mua tôm

Trường Đại học Kinh tế Huế

ở những hồ có điều kiện đi lại thuận tiện và ô tô có thể vào tận hồ để vận chuyển sản phẩm dễ dàng, đồng thời chỉ thu mua tôm có chất lượng tốt.

Người thu gom nhỏ là những người thường mua với lượng tôm ít hơn và chất lượng kém hơn, chiếm khoảng chiếm 24,4% tổng sản lượng tôm nuôi.Những người này thường sinh sống trên địa bàn huyện và có nhiều năm kinh nghiệm mua bán tôm, có được các quan hệ lâu dài với những người bán lẻ các chợ trên địa bàn huyện. Họ thường mua với số lượng ít. Đây là lực lượng rất linh động, họ thuê một nhóm người sử dụng phương tiện chủ yếu là xe gắn máy, thùng chứa, máy sục khí để mua tôm tại những ao nuôi có quy mô nhỏ,sản lượng ít, giao thông khó khăn ô tô không thể vào được.Thông thường với một thùng chứa với lượng tôm khoảng từ 30-40kg/chuyến nhưng thường tôm sẽ bị chết vì vậy phải bán rẻ hơn tới 20-30%.

Người thu gom nhỏ mang tôm về nhà tiến hành phân loại để bán cho người bán lẻ và người tiêu dùng. Việc giao dịch bán tôm cho đối tượng này cũng khá nhanh chóng và thoải mái, vì phần lớn họ quen biết nhau. Khi đến vụ thu hoạch các nhà thu gom nhỏ thường tiếp cận trực tiếp với các hộ nuôi tôm để thỏa thuận mua bán.

b) Doanh nghiệp chế biến

Các doanh nghiệp chế biến làm sạch, chế biến hoặc sơ chế và bảo quản và đóng gói để cung cấp cho thị trường sau khi mua trực tiếp từ hộ nuôi và nhà thu gom lớn. Tôm lần đầu tiên được chuyển qua đơn vị kiểm soát chất lượng và được phân loại, sơ chế và chế biến cuối cùng, tùy từng thị trường mà doanh nghiệp chế biến cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng thị trường. Một số thị trường nghiêm ngặt như thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật cần thiết phải tuân thủ quy trình chế biến nghiêm ngặt.

Như vậy, hầu hết hộ nuôi tôm đều bán chonhà thu gom duy chỉ có03 hộ bán trực tiếp chodoanh nghiệpchế biến chiếm tỷ lệ4,3% tổng sản lượng bán ra của các hộ nuôi tôm. Giá bán tôm trực tiếp cho nhà máy thường cao hơn giá bán cho nhà thu gom lớn và nhỏtừ5-10%.

Tuy nhiên, phổ biến nhất là các doanh nghiệp chế biến sẽ mua lại từ những nhà thu gom. Trước hết, các doanh nghiệp chế biến sẽliên lạc với các nhà thu gom

Trường Đại học Kinh tế Huế