• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI

2.4. Liên kết ngang

Theo bảng 2.13,HTX lại đóng vai trò liên kết quan trọng nhất so với cácchủ thể khác, tiếp đến là vai trò của đại lý đầu vào và chính quyền, trong khi đó doanh nghiệp và trường/viện nghiên cứu đóng vaitrò liên kết kém nhất.

Người nuôi tôm đánh giá cao vai trò HTX, THT đem lại lợi ích mua sản phẩm đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, dịch vụ kỹ thuật và các yêu cầu về kỹ thuật. Doanh nghiệp lại có mối liên kết yếu vì theo chuỗi cung sản phẩm hiện tại doanh nghiệp ít làm việc trực tiếp với hộ nuôi mà phần lớn thông qua nhà thu gom lớn. Mặc dù theo quan điểm của Bộ Trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh trụ cột của 4 nhà là Doanh nghiệp, nhưng vai trò của doanh nghiệp trongchuỗi mờ nhạt và không chủ động.

năm 2016 là 260 người, trong đó có 35 thành viên mới gia nhập, không có thành viên xin rút khỏiTHT.

Trong 50 HTX và 31 THT trên địa bàn thì có 3 HTX và 9 THT được thành lập có liên quan đến hoạt động nuôi tôm. Ngoài ra các hộ nuôi còn tự góp vốn tạo nên những nhóm hộ nuôi tôm, mỗi nhóm sẽ bao gồm 2-3 hộ nuôi thường là những hộ ở gần nhau; theo ước tính đến năm 2016 có khoảng 40 nhóm hộ nuôi trên địa bàn toàn huyện.

Theo bảng 2.8, trong 70 hộ được điều tra có 27,2% tham gia HTX nuôi tôm, 38,6% tham gia THT, 25,7% tham gia các nhóm nuôi tôm không chính thức và 8,6% không tham gia hình thức liên kết nào giữa các hộ nuôi. Trong 8,5% (6 hộ nuôi) không tham gia liên kết có 4 hộ không biết đến sự tồn tại của các HTX, THT…. liên quan đến hoạt động nuôi tôm. Mặc dù các ý kiến trên chiếm một tỉ lệ không cao nhưng nó cũng cho thấy mức độ nhận thức vềsựliên kết cũng như công tác tuyên truyền, vận động các hộ nuôi tham gia HTX, THT… nuôi tôm chưa cao cũng như chưa thật đầy đủ và rõ ràng.

Bảng 2.12: Tình hình tham gia liên kết ngang của các hộnuôi

TT Hình thức liên kết

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Hình thức liên kết (%)

Hợp đồng giấy

Văn bản thỏa thuận

Hợp đồng miệng

1 HTX 19 27,2 10,5 89,5

-2 THT 27 38,6 - 92,6 7,4

3 Nhóm nuôi tôm 18 25,7 - - 100

4 Không tham gia 6 8,5

Nguồn:Số liệu khảo sát

Theo kết quả khảo sát, mối liên kết ngang giữa các hộ nuôi khá đơn giản và thiếu chặt chẽ. 91,5% các hộ nuôicam kết tham gia liên kết hầu hết được thực hiện bằng văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng miệng. Chỉ có 10,5% các hộ nuôi tham gia

Trường Đại học Kinh tế Huế

HTX ký hợp đồng giấy, tuy nhiên hình thức hợp đồng tương đối sơ sài, gần như là văn bản thỏa thuận. Trong khi đó các nhóm nuôi tôm được hình thành do 2-3 hộ nuôi ở gần nhau tự góp vốn (hoặc tài sản) để thành lập, không có chứng thực của các cơ quan thẩm quyền, không có các ràng buộc pháp lý, đó là lý do 100% các hộ tham gia nhóm chỉ cam kết bằng hợp đồng miệng, dựa trên sự tin tưởng giữa các thành viên là chính.

Theo kết quả khảo sát, các thành viên tham gia các liên kết ngang (bao gồm tất cả hình thức liên kết) đều thường phải góp vốn vào các liên kết để đảm bảo cho sự tham gia của mình, do diện tích đất đai của mỗi hộ nuôi tôm đều tương đối nhỏ và manh mún trong khi hoạt động nuôi tôm ngày càng yêu cầu đầu tư lớn và bài bản. Theo đó, 92,8% các hộ nuôi được điều tra tham gia góp tiền; 7,2% còn lại góp đất hoặc công lao động. Phí tham gia hội là 500.000 đồng/ao nuôi diện tích 3.000 m2, như vậy nếu diện tích càng lớn thì phí tham gia hội càng cao. Chính vì chi phí tham gia hội thấp đồng thời những ràng buộc về góp vốn thực sự không có ý nghĩa quyết định sự gắn kết giữa các thành viên. Sự gắn kết hay lỏng lẻo của các thành viên khi tham gia mối liên kết tùy thuộc vào năng lực của từng thành viên hay đặc điểm hộ.

Như vậy, trước mắt, các liên kết ngang này đãđạt được mục tiêu đầu tiên là tăng quy mô sản xuất làm nền tảng cho việc thực hiện các mục tiêu tiếp theo như giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm.

2.4.2. Lợi ích tham gia liên kết ngang giữa các hộ nuôi tôm huyện Quảng Ninh

Nhìn chung, những hộ nuôi tôm có tham gia liên kết ngang đều thu được những lợi ích nhất định. Đặc biệt, các hộ nuôi tham gia HTX và THTđược tổ chức chặt chẽ hơn do đó đạt được nhiều lợi ích và được hỗ trợ tốt hơn so với hình thức nhóm hộnuôi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

a)Trao đổi thông tin, kinh nghiệm

Bảng 2.13: Các lợi ích được chia sẻthông tin khi tham gia liên kết ngang

TT Chỉ tiêu Đánh giá hiệu quả

1 Được chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất tôm 4.2 2 Được chia sẻ thông tin cập nhật về thị trườngtôm 4.1 3 Được chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ phòng chống dịch bệnh

hại tôm 4.0

4 Được chia sẻ kinh nghiệm phòng chống rủi ro thiên tai 4.5 5 Được tiếp cận tốt hơn với các kỹ thuật nuôi tôm hiện đại

trên thế giới 3.1

Nguồn: Số liệu khảo sát

Theo kết quả khảo sát, hầu hết các hộ nuôi tham gia vào các liên kết đều được chia sẻ thông tin về thị trường tôm mới nhất, các kinh nghiệm trong quá trình sản xuất tôm, kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh hại tôm và các hình thức hỗ trợ quản lý dịch bệnh, kinh nghiệm phòng chống rủi ro thiên tai, kể cả liên kết theo hình thứcHTX hay những hình thức khác. Đây được xem là lợi ích lớn nhất mà các hộ nuôi đạt được khi tham gia liên kết ngang. Trong đó, ngoàiviệc các hộ nuôi đều đạt được lợi ích là chia sẻ kinh nghiệm trọng quá trình sản xuất thì hoạt động quản lý dịch bệnh cũng thu được nhiều lợi ích lớn. Theođó, các hộ nuôi được chia sẻ thông tin cũng như hỗ trợ trong quản lý dịch bệnh, từ đó giảm chi phí quản lý dịch bệnh, tăng tỷ lệ sống cho tôm so với khi sản xuất cá thể.

Tuy nhiên, chỉ 75% hộ nuôi được tiếp cận tốt hơn với các kỹ thuật nuôi tôm hiện đại trên thế giới. Trong đó,tất cảcác hộ nuôi tham gia HTX và hầu hết các hộ nuôi tham gia THT đạt đều được các nhà khoa học, viện nghiên cứu trực tiếp tập huấn và hướng dẫn về các kỹ thuật nuôi tôm mới nhất nhằm gia tăng đối đa giá trị thu được mỗi mùa vụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

b) Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Theo kết quả khảo sát, chỉ các thành viên HTX và THTđược hỗ trợ khi mua các nguyên vật liệu đầu vào; các thành viên nhóm nuôi tôm chỉ được hưởng giá chiết khấu (không đáng kể)khi mua với số lượng lớn hơn so với mua từng hộ cá thể.

Bảng 2.14: Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ khi tham gia liên kết ngang

TT Chỉ tiêu Đánh giá

hiệu quả

1 Được hỗ trợ về giống 4.1

2 Được hỗ trợ thức ăn 4.5

3 Được hỗ trợ về thuốc, hóa chất 4.0

4 Được hỗ trợ vay vốn 3.8

5 Liên kết góp phần cải thiện giá bán tôm 3.7

6 Thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất 3.5 Nguồn: Số liệu khảo sát

Theo bảng 2.14, các hộ nuôi tôm đạt đượclợi ích lớn trong quá trình sản xuất, đặc biệt là được hỗ trợ chi phí đầu vào (giống, thức ăn, thuốc, hóa chất…). Trong đó, lợi ích cao nhất mà các hộ nuôi tham gia liên kết đạt được là được hỗ trợ về thức ăn, tiếp theo là giống, thuốc và hóa chất.

Theo kết quả khảo sát, các hộ tham gia liên kết ngang được giảm chi phí mua tôm giống so với khi còn hoạt động sản xuất cá thể, bình quân mỗi hộ nuôi được giảm gần 11 triệu/ao/vụ. Chi phí tôm giống cao thường do chất lượng tôm thấp và người nuôi tôm phải tăng lượng giống thả hoặc thả bù sau một thời gian do tỷ lệ sống của tôm giống quá thấp. Như vậy, giảm chi phí sử dụng giống còn có một ý nghĩa lớn nữa vì chi phí tôm giống thấp cũng đồng nghĩa với tỷ lệ sống cao, tôm khỏe và khả năng nhiễm bệnh sẽ thấp. Nói cách khác, chi phí tôm giống thấp cũng có thể giúp giảm các loại chi phí khác có liên quan như chi phí thuốc, hóa chất… đồng thời tạo điều kiện để có lượng tôm thương phẩm có chất lượng cao hơn. Chi phí thức ăn

Trường Đại học Kinh tế Huế

thường chiếm hơn 50% tổng chi phí sản xuất trong nuôi tôm và có thể cao hơn tùy thuộc trìnhđộ của người nuôi, điều kiện tự nhiên hay các rủi ro về giá… Số liệu khảo sát cho thấy các hộ nuôi được giảm chi phí thức ăn khoảng 13% tương đương với hơn 62 triệu đồng/ao/vụ khi tham gia liên kết ngang so với không liên kết. Các hộ nuôi tôm tham gia liên kết ngang có mức tiết kiệm chi phí sử dụng thuốc, hóa chất bình quân khoảng 7,2 triệu đồng/ao/vụ. Mức giảm như vậy là chưa đáng kể nhưng ít nhất cũng góp phần đẩy mạnh xu hướng giảm chi phí sản xuất trong nuôi tôm.

Khi tham gia vào các HTX, THT, các hội nuôi tôm còn được gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Các hỗ trợ vay nhiều nguồn vốn với thủ tục đơn giản, mức cho vay lớn và lãi suất cho vay ưu đãi. Các hỗ trợ này đã góp phần đáng kể phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của các HTX, THT và giúp các HTX, THT này thu hút được thêm nhiều thành viên tham gia. Các kết quả khảo sát thực địa cũng cho thấy việc tham gia các HTX, THT đều đã mang lại những lợi ích đáng kể cho những người nuôi tôm ở huyện Quảng Ninh. Rõ ràng, việc liên kết và tham gia vào các tổ chức đại diện có những lợi ích đáng kể, giúp người nuôi tôm giảm được nhiều chi phí sản xuất.

Nhìn chung khi tham gia các liên kết ngang cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất được xây dựng thuận lợi và tiết kiệm chi phí hơn so với khi sản xuất cá thể, chủ yếu là chi phí điện và nước.

Về tiêu thụ sản phẩm, những người nuôi tôm có tham gia liên kết ngang đều cho thấy có giá bán tốt hơn so với khi không tham gia liên. Giá bán tăng chính là một trong những động lực chính để người nuôi tôm tích cực tham gia vào các liên kết này do tôm là đối tượng sản xuất có giá trị cao, sản lượng lớn nên giá bán chỉ tăng 1 khoảng nhỏ cũng có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong lợi nhuận thu về. Ngoài ra, các thành viên của HTX cònđượcgiới thiệu các nguồn tiêu thụ sản phẩm uy tín và có giá bán cao hơn so với các hình thức liên kết khác.

2.5. Những vấn đề còn tồn tại trong liên kết ngành hàng tôm nuôi