• Không có kết quả nào được tìm thấy

Những vấn đề còn tồn tại trong liên kết ngành hàng tôm nuôi huyện Quảng Ninh,

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI

2.5. Những vấn đề còn tồn tại trong liên kết ngành hàng tôm nuôi huyện Quảng Ninh,

thường chiếm hơn 50% tổng chi phí sản xuất trong nuôi tôm và có thể cao hơn tùy thuộc trìnhđộ của người nuôi, điều kiện tự nhiên hay các rủi ro về giá… Số liệu khảo sát cho thấy các hộ nuôi được giảm chi phí thức ăn khoảng 13% tương đương với hơn 62 triệu đồng/ao/vụ khi tham gia liên kết ngang so với không liên kết. Các hộ nuôi tôm tham gia liên kết ngang có mức tiết kiệm chi phí sử dụng thuốc, hóa chất bình quân khoảng 7,2 triệu đồng/ao/vụ. Mức giảm như vậy là chưa đáng kể nhưng ít nhất cũng góp phần đẩy mạnh xu hướng giảm chi phí sản xuất trong nuôi tôm.

Khi tham gia vào các HTX, THT, các hội nuôi tôm còn được gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Các hỗ trợ vay nhiều nguồn vốn với thủ tục đơn giản, mức cho vay lớn và lãi suất cho vay ưu đãi. Các hỗ trợ này đã góp phần đáng kể phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của các HTX, THT và giúp các HTX, THT này thu hút được thêm nhiều thành viên tham gia. Các kết quả khảo sát thực địa cũng cho thấy việc tham gia các HTX, THT đều đã mang lại những lợi ích đáng kể cho những người nuôi tôm ở huyện Quảng Ninh. Rõ ràng, việc liên kết và tham gia vào các tổ chức đại diện có những lợi ích đáng kể, giúp người nuôi tôm giảm được nhiều chi phí sản xuất.

Nhìn chung khi tham gia các liên kết ngang cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất được xây dựng thuận lợi và tiết kiệm chi phí hơn so với khi sản xuất cá thể, chủ yếu là chi phí điện và nước.

Về tiêu thụ sản phẩm, những người nuôi tôm có tham gia liên kết ngang đều cho thấy có giá bán tốt hơn so với khi không tham gia liên. Giá bán tăng chính là một trong những động lực chính để người nuôi tôm tích cực tham gia vào các liên kết này do tôm là đối tượng sản xuất có giá trị cao, sản lượng lớn nên giá bán chỉ tăng 1 khoảng nhỏ cũng có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong lợi nhuận thu về. Ngoài ra, các thành viên của HTX cònđượcgiới thiệu các nguồn tiêu thụ sản phẩm uy tín và có giá bán cao hơn so với các hình thức liên kết khác.

2.5. Những vấn đề còn tồn tại trong liên kết ngành hàng tôm nuôi

- Chính phủ chưa có các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển liên kết trong nuôi tôm: Mặc dù Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản liên quan đến hỗ trợ phát triển liên kết trong nông nghiệp, tuy nhiên trên thực tế hầu như chưa có cơ chế chính sách nào thực sự tỏ ra có hiệu quả trong hỗ trợ phát triển liên kết giữa sản xuất và chế biến tôm. Đồng thời, các chính sách về hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm cũng còn vắng bóng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển các mối liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi tôm nuôi. Bên cạnh đó, Chính quyền địa phương chưa phát huy được vai trò của mình trong việc hỗ trợ các hộ nuôi tôm phát triển liên kết với các chủ thể khác.

- Công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các hộ nuôi tôm trong phát triển các mối liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi còn hạn chế: Việc triển khai quán triệt Nghị quyết và Chương trình hành động đối với phát triển liên kết trong ngành tôm nuôi chỉ tập trung trong tổ chức Đảng, cán bộ đảng viên. Các đối tượng tuyên truyền chủ yếu mới đến được cán bộ các đoàn thể ở cơ sở, số đông quần chúng nhân dân chưa được hiểu sâu về liên kết cũng như lợi ích của việc liên kết. Việc phối hợp giữa các cấp, các ngành, phương tiện, thông tin đại chúng, tài liệu trong công tác tuyên truyền còn hạn chế.Trong khi nhận thức của các hộ nuôi tôm về liên kết còn thấp, thiếu hiểu biết về luật pháp nên dễ phá vỡ hợp đồng; trong khi hầu hết các doanh nghiệp đã có nhận thức về việc liên kết nhưng còn vướng mắc trong việc phân chia lợi ích.

- Quy hoạch vùng nuôi tôm còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư thỏa đáng: Quy mô sản xuất các hộ còn nhỏ, manh mún, sản lượng ít, thu hoạch không đều nên chưa đáp ứng được các điều kiện về năng suất và sản lượng để thúc đẩy liên kết. Việc thu mua còn dàn trải đội chi phí lên cao, nhất là các chi phí đầu vào làmảnh hưởng đến lợi nhuận thu được. Cơ sở hạ tầng còn yếu, kém chưa đáp ứng được nhu cầu của các hộ nuôi tôm.

- HTX, THT hoạt động chưa thực sự hiệu quả: Kết quả sản xuất kinh doanh của cácHTX, THT đạt thấp, việc huy động nguồn vốn trong nội bộ thành viên còn nhiều bất cập, việc tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi còn hạn chế. Vai trò của

Trường Đại học Kinh tế Huế

HTX, THT tuy được các hộ nuôi đánh giá cao hơn các chủ thể khác, tuy nhiên vẫn chưa thực sự nổi bật, ít có cơ chế hỗ trợ các thành viên phát triển nuôi tôm.

- Các mối liên kết theo chiều ngang giữa các nhà cung ứng đầu vào, các doanh nghiệp chưa được hình thành và phát triển: không những chưa hinh thành được mối liên kết ngang, giữa các nhà cung ứng đầu vào cũng như các doanh nghiệp còn tồn tại mối cạnh tranh gay gắtvề nguyên liệu, thị trường…

- Chưa có sự liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và các hộ nuôi tôm hoặc có liên kết nhưng chưa thực sự có hiệu quả: Hầu hết các doanh nghiệp chế biến ít hoặc không có sự liên kết với các hộ nuôi.Các doanh nghiệp có sản phẩm uy tín, được các hộ nuôi tín nhiệm thường ít chịu tham gia vào chuỗi liên kết là do tại hầu hết các vùng nuôi họ đều có cácnhà thu gomđảm nhận, mà làm ăn vớicác nhà thu gom bao giờ cũng ổn định và ít rủi ro hơn. Do đó, chi phí trung gian duy trì ở mức cao, cả doanh nghiệp chế biến và hộ nuôi tôm đều gánh chịu thiệt hại (giảm lợi nhuận) từ việc này. Đồng thời, các doanh nghiệp chế biến cũng gặp khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc của con tôm, khó đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm đầu ra

- Hình thức liên kết thông qua hợp đồng còn hạn chế: Hầu hết các hộ nuôi tôm thực hiện liên kết với nhà thu gom, nhà cungứng đầu vào và doanh nghiệp chế biến đều chủ yếuthông qua hợp đồng miệng hoặc các văn bản thỏa thuận hoặc nếu có hợp đồng giấy thì các điều khoản còn sơ sài, thiếu tính khách quan và có nhiều nội dung bất lợi cho người nông dân, phần lớn hợp đồng không được chứng thực bởi các cơ quan có thẩm quyền, do đó, việc phát sinh thường xuyên các vi phạm hợp đồng là điều khó tránh khỏi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tóm tắt chương 2:

Trên cơ sởcác lý luận cũng như thực tiễn về liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi đã được đề cập ở Chương 1, Chương 2 của luận văn đã tập trung đánh giá thực trạngnuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, thực trạng và hiệu quả liên kết ngang và liên kết dọc trong nuôi tôm. Qua phân tích, đánh giá luận văn đã chỉ ra được 7 tồn tại, hạn chế trong việcphát triển các mối liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi tôm nuôi. Từ đó, tác giả để xuất các giải pháp nhằm phát triển các mối liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôihuyệnQuảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, giúp ngàng tôm của huyện phát triển bền vững.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chương 3:GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT GIỮAHỘ NUÔI